K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2018

Hello! Minh Anh is my name. I'm eleven years old. I'm in class 5A. My school name is Tran Quoc Toan primary school. I'm in grade 5. I'm from Hoa Binh, Viet Nam. I'm Vietnamese. I'm a student. I blue very much. My favourite food is chicken. My favourite drink is lamonede. My favourite subject is English because I think it very fun. In the freetime, I often watch TV. My hobby are listen to music and read some books. There are four people in my family. They are my dad, my mum, my sister and me. At the weekend, we usually go camping. I lovw my family very much. And how about you? I't so nice to meet you.

mk nha

15 tháng 6 2018

“Gió xuân phơ phất thổi trong cành
Lớp lớp bên đường bóng lá xanh…”
(Xuân – Nguyễn Giang)
Mùa xuân – mùa đầu tiên của một năm cũng không có gì là khó hiểu. Xuân về mang đến sức sống tươi trẻ cho vạn vật muôn hoa. Mùa xuân cũng là đề tài muôn thở cho thi ca, cho văn học, và cũng trở thành chủ đề quen thuộc cho những bài văn miêu tả. Dưới đây là một số bài văn miêu tả mùa xuân của lớp 2, mong rằng qua đó bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn những ý phù hợp cho bài viết của mình.
 

Bài văn Tả mùa xuân lớp 2 hay - Đoạn văn mẫu tả các mùa
Mùa xuân là mùa của muôn hoa đua nở



BÀI VĂN TẢ MÙA XUÂN LỚP 2
Trong bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông em thích nhất là mùa xuân ấm áp. Xuân về mang theo những tia nắng ấm đầu tiên sau một mùa đông lạnh giá, sưởi ấm vạn vật và đất trời. Cây cối đâm chồi nảy lộc, những chiếc lá non xanh mơn mởn hé lộ ra giữa trời xuân. Những chùm hoa nhỏ li ti xuất hiện trên những cây bưởi, cây cam, cây nhãn… Mùa xuân về mang theo những cơn mưa phùn lất phất chỉ đủ để những cành đào nở hoa khoe sắc thắm với tạo vật. Xuân về, Tết đến, ai cũng bận rộn chuẩn bị cho một kỳ nghỉ đáng nhớ. Người người đi chợ xuân mua đồ Tết, nhà nhà cùng nhau gói bánh chưng xanh. Mỗi dịp Tết đến, nhà em lại về quê thăm ông bà và họ hang. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em khi em thêm một tuổi mới. Em rất yêu mùa xuân và mong chờ mùa xuân năm nay.

hok tốt

15 tháng 6 2018

Mùa xuân là mùa mà tôi thích nhất trong năm. Trong vườn, những bác cây đâm chồi nảy lộc. Những cây hoa đào bắt đầu nở những bông hoa hồng nhạt làm cho không khí xuân càng thêm tưng bừng. Những chồi hoa bẽn lẽn nấp sau kẽ lá như những người thiếu nữ xấu hổ, e thẹn. Những em bé mặc những bộ đồ mới, màu sặc sỡ đi du xuân. Chúng cùng theo bố mẹ đi chúc tết ông bà, họ hàng người thân. Mỗi dịp Tết đến, tôi cũng như bao đứa trẻ khác đều thích nhận tiền lì xì. Tôi thích lì xì không phải vì tiền mà lì xì sẽ mang may mắn cho tôi trong năm. Không khí mùa xuân trở nên ấm áp hơn, cái giá lạnh của mùa đông đã dịu bớt. Và tôi lại thêm 1 tuổi mới. Mùa xuân là đẹp phải không nào các bạn!

15 tháng 6 2018

cái này ko bít có phải ko 

theo định lý :

Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử có sử dụng yếu tố kì diệu, không có thật. Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác.

Vậy nên 3 truyện Con Rồng cháu Tiên , bánh chưng bánh giầy , Thánh Gióng là truyền thuyết .

2. 

Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước
Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc.

Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt.
Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

chắc vậy !



 

15 tháng 6 2018

ai nhanh mk k cho nha

15 tháng 6 2018

a) Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm:

- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau. (

- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại.

b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu (1) là hai từ, “mua đường” trong câu (2) là một từ. 

15 tháng 6 2018

Trả lời:

- Ca ca dao trên dùng biện pháp so sánh " Non xanh nước biếc như tranh họa đồ" ( so sánh cánh núi sông hùng vĩ, nên thơ, đẹp như tranh)

15 tháng 6 2018

Câu trên sử dụng biện pháp so sánh .

15 tháng 6 2018

1/ VD2:

—Kiến bò(1) đĩa thịt bò(2)

(1) ở đây là động từ chỉ hoạt động 

(2) ở đây là danh từ chỉ vật

—Ruồi đậu(1) mâm xôi đậu(2)

(1) Động từ chỉ hoạt động

(2) Danh từ chỉ vật

2/

Tốt— xấu; ngoan— hư; lễ phép— hỗn láo; chăm chỉ— lười biếng; sạch sẽ— bẩn thỉu; vui vẻ— cáu kỉnh; bảo vệ— phá hoại

15 tháng 6 2018

trả lời :

a, những từ chỉ hoạt động của con thuyền là :

Thoát ra , đổ ra , xuôi về .

b, nhận xét :

Thể hiện các trạng thát hoạt động của con thuyền rất phong phú ở các 

hoàn cánh khác nhau 

hok tốt

15 tháng 6 2018

Há miệng chờ sung

15 tháng 6 2018

trả lời :

Ăn không ngồi rồi là chỉ ăn mà không chịu làm.

thành ngữ giống :

: ăn dưng ngồi rồi

 ăn không ngồi rỗi

@.@

hok tốt

A. Văn Bản   Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ...
Đọc tiếp

A. Văn Bản 

  Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?

B. Bài Tập 

 

Bài 1 : Mối quan hệ giữa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng cho em suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ?

Bài 2 : Kể tên một số truyện ngụ ngôn em đã học hoặc đã đọc. Nêu bài học đạo đức rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn đó. 

Bài 3 : Tìm một số câu tục ngữ khuyên răn con người nên đoàn kết, hợp tác với nhau trong cuộc sống 

1
26 tháng 6 2018

Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.

“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.

Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.

Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.

Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.

Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.

Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.

Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.

Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.

@.@

lm đc câu 1 thui ! 

15 tháng 6 2018

bài đọc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đâu?

15 tháng 6 2018

Bài đọc : Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?