K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2018

(Dàn ý tả một vùng biển)

1.   Mở bài:Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch - hay có thể chọn tả vùng biển khác).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

-     Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt.

b.   Tả chi tiết:

-     Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.

-     Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.

-     Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm.

-     Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi.

-     Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh xám nổi bật trên nền trời.

-     Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển.

-     Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phốNha Trang.

c.   Ích lợi của biển Nha Trang:

-    Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.

-     Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà.

-     Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của miền Trung.

3.   Kết luận:

-     Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang.

-     Em làm gì để giúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương)

11 tháng 10 2018

Dàn ý tả cảnh biển vào buổi sáng số 1

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh em định tả (bình minh trên biển ở quê em).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Làng chài quê em là một eo biển nhỏ của huyện, bình minh trên biển bao giờ cũng đến sớm. Đồng hồ chỉ năm giờ sáng là vừng đông đã rạng ánh hồng.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Bãi cát trắng phơi mình dưới nắng mai, triền cát thoai thoải mịn như dải lụa.

Mặt trời ló ra trên mặt biển như một quả bóng hồng.

- Mặt biển nhuộm màu hồng trên từng ngọn sóng nhấp nhô nhưng nước biển lại có màu xanh lơ.

- Thuyền đánh cá cập bãi, ngư dân bận rộn đem cá vào bờ.

- Xa xa, rặng dừa dần dần hiện rõ trong nắng mai, tàu lá dừa vươn tay đón nắng.

- Trên bờ, lưới đánh cá giăng phơi trải dài dưới nắng.

- Mùi gió biển mặn nồng thoảng trong mùi lưới cá một vị tanh quen thuộc của làng chài. Đó chính là “mùi vị” của quê hương em, nơi em đã sinh ra và lớn khôn.

3. Kết luận:

Nêu cảm xúc của em trước cảnh bình minh của biển.

k mk nhé

11 tháng 10 2018

cho mk hỏi lại là:

cái ao hay cái áo hả bn

11 tháng 10 2018

cái ao nhé ko phải cái áo đâu

11 tháng 10 2018

hi. i'm Linh. i'm studying 

11 tháng 10 2018

my name is Quyen and i am doing my homework 

    kb òi !!

11 tháng 10 2018

   làm cho rõ mặt phi thường

bây giờ ta sẽ rước nàng phi da

11 tháng 10 2018

Bài làm

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!

11 tháng 10 2018

cốc nước chanh này ngọt quá.

bài hát này nghe êm tai quá

hôm nay mình mới học bài này song

1.Kem ngọt đấy!

2,Thằng này nghe nói ngọt phết!

ok xong

11 tháng 10 2018

12 biện pháp??

tôi ko biết hết...

nhưng tuyệt kĩ để được làm HS giỏi 8 năm liền như tui thì phải...

lật tài liệu

11 tháng 10 2018

1) làm bài tập về nhà đầy đủ

2) chuẩn bị bài trước khi tới lớp

3) nghe thầy/cô giáo giảng khi ở trên lớp

4) hăng hái giơ tay phát biểu bài trên lớp

5) giao lưu nhiều hơn với bạn bè

6) thường đọc các sách tham khảo

7) chia thời gian biểu hợp lí.

8) cần có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn (đối với những người thường bị "nổ" đầu)

9) Chép bài trên lớp đầy đủ (đối với mấy thằng hay ngủ trong lớp ở cấp 2,3)

10) Thường tham gia vào các buổi học nhóm.

11) Không học quá sức

12) cố gắng làm học trò cưng trong mắt các thầy cô giáo

10)

Quê tôi có dòng sông Hồng chảy qua. Nơi đây đã chôn giấu không biết bao nhiêu kỉ niệm của tôi thời bé dại. Đến khi lớn khôn, tôi vẫn chẳng thể nào quên được người bạn hùng vĩ ấy.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang đồng bằng Bắc Bộ. Nước sông đỏ như màu gạch non. Hai bên bờ, những bãi mía, nương dâu xanh mướt một màu. Bình thường, dòng sông luôn hiền hoà và lặng lẽ. Chính dòng sông ấy đã nuôi sống cả nhà tôi. Mẹ tôi là người lái đò trên sông đã bao năm mới cảm nhận được con sông, hiểu nó như người bạn. Nhà thơ Tế Hanh có viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Con sông của Tê Hanh thật là đẹp, nên thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ rât yêu nó. Sông Hồng lại có một vẻ đẹp khác. Chúng tôi coi nó như một người bạn đã chia sẻ. Nhớ những buổi tắm sông, thấy vị phù sa mằn mặn, mát nồng, chúng tôi lại càng yêu sông hơn, cứ muốn vùng vẫy mãi trong làn nước mát. Sông Hồng đẹp lắm! Cùng một ngày, mà nó có đến ba màu khác nhau. Những màu sắc rất thật của thiên nhiên mà con người khó có thể tạo ra được. Buổi sáng nhờ mặt trời thân thiện chiếu vàng, dòng sông như được khoác thêm một chiếc áo choàng lung linh, dát bạc lên trên lớp áo đỏ gạch. Trưa đến, những hạt nắng thi nhau xuống tắm làm cho con sông ánh lên màu nắng vàng hoe. Chiều về, khi ánh mặt trời dần dần dịu lại, sông lại trở về lớp áo giản dị thường ngày, là nơi để trẻ con vui đùa, các bà mẹ vừa nói chuyện vừa giặt quần áo, cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ. Buổi tối bên sông, tôi thường rủ các bạn thả đèn hoa. Dòng sông lúc này được ánh trăng chiếu vào, rực rỡ, lung linh kì ảo như khoác chiếc áo vàng lóng lánh. Chúng tôi chạy đến bờ sông, thả những chiếc đèn bằng giấy màu xuống. Đẹp quá! Sáng quá!

Sông Hồng thơ mộng là vậy nhưng khi mùa lũ lụt đến, nó thay đổi hẳn. Tôi còn nhớ như in cái lần ấy, khi tôi chạy ra vui đùa với con sông mà không biết mùa lũ đã tới. Tôi bỗng thấy nước sông sôi sùng sục, tung bọt đỏ ngầu, giận dữ cuồn cuộn chảy. Tôi sợ hãi chạy về hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Con sông bị phù phép rồi mẹ ạ! Nó hung dữ lắm, khắc hẳn mọi ngày!".

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi

Mẹ cười, xoa đầu tôi, nói rằng:

- Không phải đâu! Đó là lũ lụt! Khi mùa lũ hết, con sông sẽ hiền hoà như xưa.

Tôi đã hiểu rằng đó là hiện tượng thiên nhiên mà con sông lớn nào cũng có. Ngày ngày trôi qua, mùa lũ khép lại, con sông lại trở về như xưa, dòng nước phù sa đi tưới tắm cho bao miệt vườn cây trái. Tôi không còn sợ mỗi khi con sông "thay đổi" nữa, mà tôi cảm thấy tự hào vì đó là nét hùng vĩ của con sông quê tôi.

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi. Sông gắn bó với tuổi thơ tôi và cả khi tôi trưởng thành. Mỗi lần về thăm quê, tôi lại cùng bọn trẻ thả đèn giấy trôi sông. Mặt sông lại ánh lên như chào mừng tôi trở về với mảnh đất quê hương yêu dấu.

Nhắc đến sông quê hương, trong lòng tôi lại nao nao một cảm xúc thật khó tả, một thời tuổi thơ tôi đã gắn bó bên dòng sông nước trong veo. 


Từ khi tôi chưa biết bơi, cha tôi đã dẫn tôi đi tắm sông, nhưng có lẽ do còn bé nên tôi không cảm nhận được tình cảm quê hương, sông vẫn lặng lẽ trôi, mang phù sa vun đắp ruộng vườn tốt tươi, còn tôi vẫn không hề quan tâm sông có gì là đặc biệt, mà đó chỉ là nơi bọn con nít chúng tôi hay ra tắm những khi trời oi bức.

Qua năm tháng gắn bó với dòng sông nên khi xa quê, tôi rất nhớ kỉ niệm về tuổi thơ. Giờ đây, khi đã bước chân vào giảng đường đại học, phải sống xa nhà, tôi mới thấm thía được nỗi nhớ gia đình, nhớ những người thân và nhất là nhớ dòng sông quê tôi.

Nhớ quá những ngày còn cắp sách tới trường, bước trên bờ đê tôi nhìn xuống dòng sông ngắm những đàn cá đang tung tăng bơi lội. Gió từ sông thổi vào mát rượi, thơm ngát mùi hương ngô non, mùi cỏ, mùi phù sa, mùi của những cánh đồng lúa…

Bên dòng sông quê hương, tôi lắng nghe những ủi an, vỗ về của sóng của gió, của những miên man trìu mến tựa như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đổi dịu dàng. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng và con tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ bên con sông quê nhà.

Dường như sông mang trong mình một câu hát thiết tha và sông đang hát, hát lên khúc hát tình yêu quê hương, khơi dậy bao nỗi niềm đang chôn dấu sâu kín trong trái tim tôi, để mà mang chúng đi thật xa, làm cho lòng tôi lắng lại.

Sông quê tôi không mang màu tinh khiết của bầu trời trong xanh, cũng chẳng phải là màu của những đám mây đang trôi lơ lững trên vòm trời kia, mà chỉ có một màu xám của phù sa, quanh năm bồi đắp màu mỡ cho đôi bờ.

Có thể nói, tuổi thơ tôi đã gắn liền với những ngày ngập nước, nước từ những con sông dâng lên rất cao, cha tôi thì lo đắp đê ngăn không cho nước tràn bờ, còn tôi chỉ thích được lội chân trần dưới nước, có một cảm giác lành lạnh, dễ chịu như mẹ sông nước đang nâng niu, ôm ấp đôi chân tôi.

Sông quê hương lắng nghe từng thay đổi của cuộc đời, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông ánh lên những tia nắng ấm áp ôm ấp tiếng cười vui khúc khích của tuổi thơ vang vang theo gió lộng.

Tuổi thơ tôi đã trôi qua, bên con sông hiền hòa, chứng kiến những ngày khó khăn, vất vả nhưng luôn đầm ấm, được che chở bởi sự ấm áp của tình thương yêu. Năm tháng trôi đi, con sông vẫn chảy và trong cuộc đời mỗi người, ai cũng trải qua những buồn vui sóng gió đẩy đưa, có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, dòng sông quê hương đối với tôi bao giờ cũng là ký ức khó phai nhất. Có lẽ nó đã in dấu trong tâm hồn tôi. Và cũng chính con sông là nơi mà tôi thật sự được cảm thấy êm ả, quên đi những lo toan trong cuộc sống.

Nhưng tiếc thay, màu “xanh” của con sông quê tôi nay dần biến mất. Còn đâu những cảnh trẻ em tắm trên sông, vui đùa trong làn nước trong xanh. Gần đây, làng quê nổi cợm lên phong trào đào ao nuôi cá. Mỗi ngày hàng tỉ m3 nước bẩn từ các ao cá tra - ba sa được thải trực tiếp xuống các kênh rạch, sông ngòi, làm cho nước sông không còn một màu xanh trong mà là một màu xanh đen, không phải là phù sa mà là của chất độc hóa học đổ về. Rồi sự vô ý thức của con người khi xem dòng sông là một bãi chứa rác.!!! Biết bao nguy hiểm do bệnh tật đang chực chờ con người khi dần không còn hưởng được dòng nước trong lành từ các dòng sông trong tương lai.

Đất nước đi lên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa nghèo và vô tình xóa luôn sự trong lành của miền quê. Và chỉ còn đây, những dòng sông ô nhiễm. Miền quê yêu dấu không còn những dòng sông trong lành đồng nghĩa với việc môi trường đang dần bị hủy hoại. Chúng ta phải bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ những dòng sông quê hương.vvvvv

11 tháng 10 2018

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu thành ngữ mà ông chả ta đã để lại nhằm nhắn nhủ, răn dạy, và truyền lại những kinh nghiệm, kiến thức cho chúng ta về cuộc sống. Trong các câu thành ngữ đó, em thích nhất là câu thành ngữ "một duyên hai nợ" và "năm nắng mười mưa" trong câu thơ: 
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"
Theo quan niệm dân gian, duyên luôn là một điều tốt đẹp, còn nợ là gánh nặng, là trách nhiệm mà con người ta phải gánh trong cuộc đời. Câu thành ngữ "một duyên hai nợ" muốn ám chỉ người phụ nữ phải một mình đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng con. Trong khi đó, câu thành ngữ "năm nắng mười mưa" muốn nói đến những nỗi khó khăn chồng chất khó khăn mà người phụ nữ ấy phải gánh phải. Cả hai câu thành ngữ đều muốn nói lên và ca ngợi đức hi sinh của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam luôn quật cường, âm thầm hi sinh, chăm lo cho gia đình.

   1) Mở bài kiểu gián tiếp

   Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa tôi đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.

 2) Kết bài kiểu mở rộng

   Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.

XONG RÙI ĐÓ EASY!!!!!!!