K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2018

Khổng Tử . Chắc là vậy  .

7 tháng 2 2018

Người dạy chữ nho thời xưa là "ÔNG ĐỒ"

7 tháng 2 2018

a) Trạng ngữ: ngoài sân (chỉ nơi chốn)

    Chủ ngữ: các bạn học sinh

    Vị ngữ: đang nô đùa

b) Trạng ngữ: ở trên không (chỉ nơi chốn)

     Chủ ngữ: nước biển

     Vị ngữ: sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau

7 tháng 2 2018

Có lẽ đối với nhiều người thì được ngắm nhìn cảnh biển vào buổi sáng đối với họ là một điều khá hiếm hoi. Nhưng đối với những đứa trẻ được sinh ra trên chính vùng đất thấm vị biển là một điều không mấy xa lạ. Nhưng không và thế mà chúng tôi không thích ngắm nhìn biển mỗi lúc bình minh. Yêu biển yêu quê hương chúng tôi yêu tất cả những gì thuộc về biển về quê hương. Được ngắm nhìn cảnh bình minh trên biển là một điều mà lũ trẻ chúng tôi ai cũng muốn ngày nào cũng được làm.

Buổi sáng cuối tuần tôi xin phép mẹ cùng chị ra biển sớm để ngắm nhìn cảnh bình minh. Trên con đường tôi và chị ra biển cảnh vật hôm nay thật đẹp , những hàng cây nối tiếp nhau ngả nghiêng đón chúng tôi ra biển. Khi những luồn gió mạnh đập vào tai kêu ù ù lạnh buốt thì cũng là lúc chúng tôi sắp ra đến biển. Phía trước mặt chúng tôi bây giờ là một vùng cát trải dài theo đường bờ biển kéo dài xa xôi. Trên cáy bây giờ vẫn càn lấm tấm những hạt sương dêm còn đang đọng lại khiến cho ta có cảm giác như được đang ở trong một thế giới của những điều nguyên vẹn sơ khai.

Chúng tôi bước những bước chân đầu tiên trên bãi cát buổi sớm, những hạt cát mát rượi len lỏi vào từng kẽ tay rồi rơi xuống đất nhìn thật thích mắt. Đến gần hơn biển tôi có cảm giác một hương vị mát lành trong trẻo của buổi sáng sớm vẫn còn nguyên vẹn không một chút khói bụi. Một cảm giác thư thái dễ chịu ùa đến mà không một nơi nào có thể đem lại cho ta ngoài biển. Lại gần hơn chút nữa tôi mới nhìn kĩ màu nước biển trong xanh mát lành đến kì diệu. Màu xanh ấy trải dài mênh mông vô tận. Có lần tôi đã hỏi bố là tận cùng của biển là ở đâu hả bố thì khi đó bố chỉ mỉm cười mà nói rằng khi nào con lớn thêm chút nữa con hãy tự tìm hiểu xem tận cùng biển là ở đâu nhé. Tôi cũng biết rằng đó là một nơi chắc xa xôi lắm đến với nó có lẽ tôi phải đi một chặng đường rất dài. Tôi nghĩ không biết ở bờ biển bên kia liệu có những người đang ngắm nhìn cảnh biển bình minh như tôi và chị bậy giờ không nhỉ. Thoáng nghĩ một lát, những cơn gió đưa tôi trở lại với cảnh biển bây giờ. Khi ấy tôi nghe thấy những tiếng ồn ào từ phía sau đang tới gần. Thì ra đó là những người ngư dân đang chuẩn bị đi ra biển đánh cá. Tôi thích lắm không những được nhìn cảnh biển mà còn được nhìn đoàn thuyền quê hương ra khơi đánh cá thì đúng là một điều tuyệt vời biết bao.

Chỉ một lát sau những thanh niên khỏe khoắn của dân làng đã chuẩn bị sẵn sàng ra khơi đánh cá. Mặt nước lúc này còn đang lăn tăn gợn sóng thì bỗng chốc được thay thế bằng những mạch sóng dài nối đuôi nhau theo đoàn thuyền ra ngoài đại dương. Bỗng lúc này chị tôi ngân nga một vài câu hát của bài thuyền và biển như một lời tạm biệt con thuyền ra khơi. Tôi hi vọng ngày hôm nay sẽ là một ngày ra khơi thắng lợi. Phóng xa tầm mắt tôi trông thấy những đoàn thuyền đang nối đuôi nhau khuất dần bóng. Đó cũng là lúc bình minh trên quê hương tôi đã dần tắt. Những tia nắng đầu tiên của buổi sáng sớm dã bắt đầu len lỏi vào trong những giặng dừa len lỏi chiếu qua những hạt cát trên biển. Những hạt cát được nhuốm một sắc ánh vàng trông chúng thật tuyệt. Chỉ một lúc sau đó những tia nắng đã chiếu những ánh nắng xuống biển, nhìn những tia nắng rọi xuống mặt biển cản giác như những ánh bạc lung linh. Sau đó tôi và chị cùng nhau đi xuống ven biển nhặt những viên san hô lấp lánh ánh bạc trông thật tuyệt. Gần đó là tiếng mấy bác đang đi thu gom rác xung quanh biển để làm sạch môi trương. Tôi và chị nán lai thêm chút nữa để giúp các bác làm sạch bờ biển. Công việc này làm tôi thấy rất có ý nghĩa.

Cuối cùng tôi và chị cũng buộc phải ra về dù ai cũng muốn nán lại thêm chút nữa nhưng lúc này đã gần trưa chúng tôi rảo bước chân nhanh nhẹn về nhà. Lần sau tôi sẽ đưa các bạn đến để cùng nhau làm sạch môi trường biển để mỗi buổi sáng trên quê hương sẽ luôn trong lành với những hương vị chỉ của riêng.

mình nhanh nhất

Hè vừa rồi em được ba mẹ cho đi du lịch ở biển Vũng Tàu. Em thích nhất là cảnh biển lúc vào đêm. Đêm về, nước biển rút xuống để lộ những bãi cát trải dài mênh mông. Khung cảnh tĩnh lặng, không còn cái ồn ào náo nhiệt nên càng nghe rõ âm thanh xô xao của tiếng song biển hòa lẫn trong tiếng gió, như một bản hòa ca muôn điệu. Trên trời cao, vầng trăng và những ngôi sao đua nhau lấp lánh. Chúng in bóng xuống mặt biển như dát vàng, dát bạc. Xa xa có ánh sáng của những con tàu ra khơi đánh cá. Vẳng lại đâu đây tiếng hát yêu đời, yêu sống, say mê lao động của những người dân chài. Được ngắm nhìn cảnh biển Vũng Tàu về đêm, em càng thêm yêu quý cảnh đẹp của đất nước và thêm yêu con người lao động Việt Nam.

Bài văn Tả cảnh biển lớp 2, 3 hay nhất - Văn mẫu miêu tả biển
 

7 tháng 2 2018

có 80 học sinh tham dự

có 800 quyển vở

7 tháng 2 2018

bài giải

7 tháng 2 2018

nhanh nhanh nhá

Địa thổ

6 tháng 2 2018

D thổ

ghép lại thành thổ địa trong tây du ký

Câu hỏi 1:Những điều được hưởng, được làm, được yêu cầu theo quy ước chung trong cộng đồng và theo quy định của pháp luật gọi là gì ?quyền lợitrách nhiệmphẩm chấtnghĩa vụCâu hỏi 2:Những từ : "lao xao, thưa thớt, chi chít" thuộc từ loại nào ?Danh từĐộng từTính từĐại từCâu hỏi 3:Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ "Gió khô ô ... Gió đẩy...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:
Những điều được hưởng, được làm, được yêu cầu theo quy ước chung trong cộng đồng và theo quy định của pháp luật gọi là gì ?

quyền lợi
trách nhiệm
phẩm chất
nghĩa vụ
Câu hỏi 2:
Những từ : "lao xao, thưa thớt, chi chít" thuộc từ loại nào ?

Danh từ
Động từ
Tính từ
Đại từ
Câu hỏi 3:
Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ 
"Gió khô ô ... 
Gió đẩy cánh buồm đi 
Gió chẳng bao giờ mệt!"

Đồng ruộng
Cửa sổ
Cửa ngỏ
Muối trắng
Câu hỏi 4:
Những câu thơ sau do tác giả nào viết ? 
" Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."

Nguyễn Thi
Nguyễn Đình Thi
Đoàn Thị Lam Luyến
Lâm Thị Mỹ Dạ
Câu hỏi 5:
Tiếng nào có thể ghép với tiếng "địa" để tạo thành từ có nghĩa ?

thần
chỗ
ca
thổ
Câu hỏi 6:
Câu : "Mặt trời dâng chậm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại." có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

nhân hóa, so sánh
so sánh
ẩn dụ
đảo ngữ
Câu hỏi 7:
Từ "đêm" trong câu : "Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ." giữ chức vụ gì ?

chủ ngữ
vị ngữ
trạng ngữ
là tính từ
Câu hỏi 8:
Trong câu thơ : 
“Sao đang vui vẻ ra buồn bã 
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.” có những từ trái nghĩa nào ?

Vui – buồn
Mới – đã
Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng
Đang vui – đã lạ lùng
Câu hỏi 9:
Câu : "Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương." có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

nhân hóa
so sánh
ẩn dụ
nhân hóa, so sánh
Câu hỏi 10:
Thành ngữ nào dưới đây chỉ sự ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn ?

Trẻ người non dạ.
Tre già măng mọc.
Tre non dễ uốn.
Yêu trẻ, trẻ đến nhà.

1
6 tháng 2 2018

trách nhiệm

Tính từ

Muối trắng

Nguyễn Đình Thi

thổ

so sánh

trạng ngữ


Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng

so sánh

Trẻ người non dạ.

6 tháng 2 2018

Cách đây 5 năm, anh Lý con bác Thuận, học lớp 8 Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng bị đuổi học về tội chui vào kho của trạm Nông nghiệp ăn trộm một bao phân đạm. Sự vụ đó ầm lên xóm trong, thôn ngoài. Anh Lý vác bao đạm về giấu trong buồng; mẹ anh biết đã bắt anh phải đem trả lại Trạm Nông nghiệp. Nhưng thầy Hiệu trưởng vẫn đuổi học. Thầy nói "Học sinh phải thật thà. Trộm cắp là một thói xấu. Phải đuổi học để làm gương". Bố mẹ anh Lý đến xin mãi, nhưng vẫn không được. Dạo ấy, bác Hùng, sĩ quan Quân đội mới về hưu. Bác đã đứng ra thu xếp việc học cho anh Lý. Anh Lý phải làm bản kiểm điểm trước Ban giám hiệu nhà trường. Bố mẹ anh Lý đưa anh Lý đi làm việc đó. Bác Hùng đã đề nghị thầy Quang, Hiệu trưởng, cho anh Lý được chuyển trường sang học trường Đồng Minh của xã bạn. Một buổi sáng trời mưa to, bác Hùng đã dẫn anh Lý đi học trường mới. Chuyện anh Lý đã được bác Hùng báo cáo đầy đủ với thầy Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm trường Đồng Minh. Nhưng bác xin các thầy cô giáo "giữ kín cho cháu, để cháu có điều kiện tu dưỡng". Anh Lý mang tiền đi nộp tiền học, không may bị mất. Số tiền là 80.000 đồng. Anh sợ bố đánh nên đã xảy ra chuyện tai tiếng đó. Bác Hùng đã phân tích, đã chỉ cho anh Lý thấy rõ khuyết điểm của mình, thường xuyên an ủi, động viên anh Lý tu dưỡng đạo đức và chăm chỉ học tập. Năm lớp 8, anh Lý được xếp đạo đức khá, đạt học sinh Tiên tiến. Từ năm lớp 9 đến lớp 12, anh Lý đều đạt học sinh có học lực Khá, xếp loại Tốt đạo đức. Kì thi đại học năm 2004 –2005, anh Lý trúng tuyển vào trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trước khi ra Hà Nội học, anh Lý đến chào bác Hùng, bác đã cho anh 100.000 đồng để mua sách. Vỗ vai anh, bác bảo: "Cháu cố học giỏi. Quê mình còn cần nhiều kĩ sư nông nghiệp nữa đó..."Xã em có chợ Bào, những hôm chợ phiên, bọn cờ bạc tụ tập, nhiều lần đã xảy ra xô xát, đánh nhau, làm cho cảnh chợ búa ồn ào, lộn xộn. Bác Hùng đã giúp ủy ban xã tổ chức và quản lý lại chợ Bào ngày một khang trang, văn minh, không còn các tệ nạn như trước nữa. Gặp ai, bác Hùng cũng vui vẻ. Cả xã em, ai cũng kính nể Bác. Khi có việc gì khó khăn, cán bộ xã lại đến hỏi ý kiến bác.

 Chúc học tốt !

6 tháng 2 2018

Giữ gìn an ninh trật tự là nhiệm vụ của mỗi công dân để quê hương được thanh bình, mọi người được bình an và hạnh phúc. Qua câu chuyện về anh Lê Văn Lưu - Đội trưởng và anh Phan Thành Lực - Đội phó Đội xe thồ tự quản tỉnh Phú Yên, đã dũng cảm và mưu trí bắt cướp mà em được đọc qua báo Công an nhân dân, đã để lại trong em nhiều suy nghĩ.

Câu chuyện xảy ra vào một buổi sáng tháng 10 năm 2015. Như thường lệ, hai anh cùng đến nơi làm sớm để chuẩn bị cho công việc của ngày mới. Vừa lúc đó, có 5 thanh niên không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên hai chiếc xe máy lao tới. Hai chiếc xe này đều không có chìa khóa xe, ổ khóa bị hỏng. Dáng điệu của các đối tượng này khiến hai anh thấy rất khả nghi. Các đối tượng nói với anh Lưu và anh Lực muốn bán hai chiếc xe máy này để lấy tiền gấp. Nếu hai anh giúp chúng bán được xe, sẽ thưởng cho các anh 1 triệu đồng.

Nghi vấn đây là hai chiếc xe trộm cắp nên anh Lưu liền bí mật ra hiệu cho anh Lực giữ chân bọn chúng, còn anh tìm cách nhanh chóng gọi điện báo cho các chiến sĩ công an phường gần đó. Trong lúc anh Lực đang nói chuyện tìm cách giữ chân bọn chúng thì chúng nghi ngờ bị phát hiện, nên đã nhanh chóng chia thành hai nhóm chạy trên hai chiếc xe về các hướng khác nhau. Vừa lúc đó, các chiến sĩ công an phường kịp thời có mặt và truy đuổi theo các đối tượng.. Anh Lưu cùng một cán bộ Công an thị trấn đuổi theo một đối tượng, ép hắn vào lề đường và bắt giữ được đối tượng cùng tang vật. Anh Lực và các chiến sĩ còn lại đuổi theo nhóm trộm cướp thứ hai. Qua đoạn đường đèo khó đi, cuối cùng hai đối tượng còn lại cũng đã bị bắt gọn.

Tại cơ quan công an, chúng đã khai nhận, do có hộ gia đình, sơ suất quên khóa cổng nên chúng đã lẻn vào lấy cắp hai chiếc xe máy. Sau đó, các chiến sĩ công an liên lạc với gia đình bị mất đến nhận lại tài sản.

Chiến công của hai anh đã được bà con nhân dân khen ngợi. Hành động mưu trí và dũng cảm của hai anh đã giúp triệt phá được nhóm cướp, ổn định tình hình trật tự tại địa phương. Tấm gương của hai anh thật đáng khen ngợi. Điều đó khiến em thêm cảm phục và sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt, góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự phố phường

t i c k cho mk nha 

6 tháng 2 2018

vôi của tôi thì tôi sẽ giữ mãi nó và nó sẽ mãi là của tôi.

trứng của bác ,bác mua về và bác cho tôi thì bây giờ nó là trứng của tôi .ko ai đc động vào nếu ko muốn chết.

6 tháng 2 2018

??? 

Hại não quá

6 tháng 2 2018

Vũ trụ, năm 4000!

Chào những người bạn của tôi ở thế kỷ 21! 

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Maya, đến từ Vũ trụ 2000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã đến đây bằng cỗ máy thời gian đó. Tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm với Trái Đất nên tôi đã mạo hiểm vượt thời gian du hành đến đây để cảnh báo với các bạn rằng: Hãy hành động ngay từ bây giờ để cứu vớt Trái Đất của chúng ta.

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc Nam Băng Dương trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Nếu cứ thế này, một ngày nào đó, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất. Bởi lẽ, lúc ấy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. "Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm".

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adria chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, … 

Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … 
Bạn hãy truyền cảm hứng cho mọi người tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất! 

6 tháng 2 2018

Vũ trụ, năm 3000!

Chào những người bạn của tôi ở thế kỷ 21! 
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Ken, đến từ Vũ trụ 3000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã đến đây bằng cỗ máy thời gian đó. Tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm với Trái Đất nên tôi đã mạo hiểm vượt thời gian du hành đến đây để cảnh báo với các bạn rằng: Hãy hành động và chung tay vì một thế giới tươi đẹp!

Chắc hẳn chúng ta đều biết trong những năm gần đây đang có biến động đáng kể: Sự liều lĩnh của các tổ chức khủng bố, căng thẳng trên Biển Đông, sự leo thang của các chiến dịch quân sự và các bệnh dịch, thiên tai đang kéo đến với những tần suất liên tục khiến con người chúng ta phải đối mặt với bao hệ lụy.

Biết bao nhiêu người mất nhà, mất cửa, phải di cư; biết bao trẻ em tị nạn hàng ngày sống “vật vờ” quanh các bến xe, các khu chợ chỉ để chờ “bố thí” một miếng ăn. Điều ấy báo động sự bùng nổ của các cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn kể từ khi xảy ra các vụ đụng độ hôm 7/7 tại Juba, giữa các lực lượng ủng hộ Tổng thống Salva Kiir và các lực lượng ủng hộ ông Riek Machar. Chỉ riêng trong tháng 7/2016, khoảng 70.000 người Nam Sudan đã vượt qua biên giới để sang Uganda xin tị nạn.Ở Nam Sudan kể từ tháng 12/2013, hơn 2 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ. Khoảng 1,6 triệu người đã phải đi lánh nạn ở trong nước, trong khi có hơn 900.000 người đã phải đi tị nạn tại các quốc gia láng giềng.

Trong khi đó, khoảng 4,8 triệu người trên khắp cả nước vẫn đang phải đối mặt với an ninh lương thực trầm trọng và có tới 250.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng. Bên cạnh đó, Nam Sudan cũng phải đang chống chọi với sự bùng phát của dịch tả. Chính những điều này đã khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Nam Sudan ngày càng trầm trọng hơn.

Hiện nay, các chiến dịch quân sự và các cuộc tấn công của lực lượng khủng bố khiến cho nguy cơ khủng hoảng nhân đạo xảy ra ngày càng cao. Ngày 17/10 Liên Hợp Quốc cảnh báo cuộc tổng tấn công của các lực lượng Chính phủ Iraq nhằm giành lại thành phố Mosul từ Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, với hàng trăm nghìn dân thường phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. 

Trong khi trước đó, 1,5 triệu người vẫn đang mắc kẹt tại Mosul và giao tranh có thể khiến 1 triệu người phải đi sơ tán. Đó là chưa kể, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính khoảng 100.000 người Iraq sẽ tới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các cuộc giao tranh tại thành phố Mosul.

Một trong những hệ quả rõ ràng nhất từ các cuộc xung đột trên thế giới là số lượng người dân tại các nước bất ổn buộc phải liều mạng vượt biển đang tăng cao. Ít nhất 2.000 người thiệt mạng khi tìm cách vượt qua Địa Trung Hải để tới các nước châu Âu trong năm 2015.

Nếu đến những vùng tôi kể trên hay bất cứ nơi nào đang có giao tranh về quân sự trên thế giới, Ngài sẽ chẳng khó khăn gì để nhìn thấy những đoàn người lê từng bước mệt mỏi, trên tay cầm tất cả những gì quý giá nhất với họ. Có thể, chỉ là một cái bánh hay vài bộ quần áo. Và đương nhiên, trong con đường đi tị nạn ấy cũng chẳng thiếu gì người già hay trẻ nhỏ.

Để tìm kiếm sự sống họ sẵn sàng liều mình vượt biển, vượt đại dương nhưng lại chẳng thể nào biết được cuộc đời mình sẽ về đâu trong những ngày tháng tiếp theo.

Họ ngủ giữa đường cao tốc, gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lênh đênh trên xuồng quá tải và kiệt sức khi tới bờ là vấn đề mà bất cứ người tị nạn vượt biển nào cũng phải đối mặt. Có thể đất nước mà họ đã phải vất vả đi hàng trăm kilomet để tới nó cũng chẳng sáng sủa gì với cái nơi mà họ đã rời đi để bảo vệ sự sống.

Tôi còn nhớ như in hình ảnh một ông bố Syria bế con cố bơi về đảo Lesbos khi xuồng của họ hỏng động cơ lúc vượt qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/9. Khi đưa con vào bờ thành công, dù sự lo lắng và mệt mỏi thể hiện rõ trên khuôn mặt nhưng ông bố ấy đã nói một câu khiến tôi ám ảnh mãi cho tới tận giờ: "Bạn không cần quá nhiều để có thể cảm thấy hạnh phúc. Đôi khi, những điều giản đơn nhất lại đem đến niềm hạnh phúc lớn hơn cả".  

Có thể với những người như tôi, như bạn thì sự giàu sang phú quý, có con đường danh vọng xán lạn, có nhiều người nể phục là hạnh phúc. Nhưng với những người tị nạn, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo có nguy cơ bùng nổ cao hơn thì được sống mới là hạnh phúc của họ.

Tôi hi vọng rằng cộng đồng thế giới hãy chung tay để thay đổi hẳn tư duy về công tác cứu trợ để giải quyết tận gốc sự khủng hoảng nhân đạo.

Bên cạnh đó quyết tâm chính trị phải đi kèm với hành động cụ thể. Trong đó, những quốc gia phát triển giàu có thể hiện hành động cụ thể đối với vấn đề nhân đạo.

Tôi tin rằng, với sự quyết liệt của chúng ta trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng nhân đạo thì một tương lai không xa, thế giới của chúng ta sẽ được mang tên “Thế giới hạnh phúc”. 

Thân ái chào tạm biệt