K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 3: Làm Phiếu học tập về “Cây tre Việt Nam”: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với...
Đọc tiếp

Bài 3: Làm Phiếu học tập về “Cây tre Việt Nam”:

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản?

Câu 2: Câu văn mở đầu đoạn sử dụng nghệ thuật nhân hoá như thế nào ?

Câu 3: Đoạn văn diễn tả ý gì ? Ý đó được làm rõ ở những câu sau ra sao ?

Câu 4: Cụm từ dưới bóng tre được nhắc đến ba lần trong đoạn văn nhưng khác nhau như thế nào ? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì ?

Câu 5: Tìm thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ trong các câu sau :

          – Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. 

          – Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.

Câu 6: Nhận xét về thành phần vị ngữ của câu văn : Dưới bóng tre xanh, đã. từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Cho biết câu văn có là câu trần thuật đơn không?

Câu 7: Vì sao tác giả lại viết : Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp ? Em nhận xét gì về giá trị biểu đạt và biểu cảm của câu văn này.

 

 MK HỨA SẼ TICK CHO CÁC BN ĐẦY ĐỦ NHA, MK KO BAO GIỜ THẤT HỨA NHA!

            TRONG HÔM NAY, GIÚP MK NHA CÁC BN NHA, PLEASE LUÔN Á!

  CẢM ƠN TRƯỚC NHÁ

 

0
Bài 2: Phiếu học tập 3 về “Lượm”:Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:“Bỗng loè chớp đỏ,Thôi rồi, Lượm ơi!Chú đồng chí nhỏ,Một dòng máu tươi!Cháu nằm trên lúa,Tay nắm chặt bông,Lúa thơm mùi sữa,Hồn bay giữa đồng.Lượm ơi, còn không?”Câu 1: Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?Câu 2: Nêu nội dung chính của...
Đọc tiếp

Bài 2: Phiếu học tập 3 về “Lượm”:

Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,

Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?”

Câu 1: Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Hãy chỉ ra các động từ, tính từ có trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 4: Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng và có cấu tạo là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và chú thích rõ)

  Nêu cảm nhận: nêu nghệ thuật, tác dụng và nội dung đoạn thơ; tình cảm của tác giả

  Bám sát vào từng câu từ cảm nhận

Câu 6: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm?

 MK HỨA SẼ TICK CHO CÁC BN ĐẦY ĐỦ NHA, MK KO BAO GIỜ THẤT HỨA NHA!

            TRONG HÔM NAY, GIÚP MK NHA CÁC BN NHA, PLEASE LUÔN Á!

  CẢM ƠN TRƯỚC NHÁ

0
 ĐỀ 1:Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi...
Đọc tiếp

 

ĐỀ 1:

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn”

(SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

Câu 2: Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Trình bày khái niệm của thể loại đó.

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.

Câu 4: Từ ngẫm nghĩ trong đoạn văn trên thuộc kiểu từ nào theo cấu tạo?

Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu (Hoặc: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ/ Vì sao vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu?)

Câu 2: Hãy tả lại một cảnh đẹp quê hương em. (dòng sông, cánh đồng, đêm trăng,...)

0
Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật Dế Mèn đã miêu tả người bạn hàng xóm Dế Choắt của mình qua hình ảnh: “…Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà...
Đọc tiếp

Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, nhân vật Dế Mèn đã miêu tả người bạn hàng xóm Dế Choắt của mình qua hình ảnh:

“…Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”.

Rồi Dế Mèn trêu chị Cốc khiến chị hiểu nhầm mà mổ chết Dế Choắt. Trước lúc ra đi, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn:

“… Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.

1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?Hãy kể tên một văn bản khác em đã học trong chương trình Văn 6, kì II một văn bản cũng sử dụng ngôi kể như vậy.

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích truyện ở trên.

3. Theo em, lời nói của Dế Choắt với Dế Mèn trước khi chết có những ý nghĩa gì?

4. Cách ứng xử của Dế Choắt với Dế Mèn giúp em rút ra được bài học gì cho bản thân mình trong cuộc sống.

0