K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2018

Đầu năm học, lớp tôi được đi dã ngoại ở bảo tàng dân tộc học. Ở đó, chúng tôi đã được biết thêm về nhiều dân tộc khác nhau trên mảnh đất chữ S rộng lớn này.

Từ sáng sớm, khi chiếc xe chuyển bánh, ai nấy đều vui mừng, háo hức. Trên xe, chúng tôi hát vang những bài hát quen thuộc. Cổng bảo tàng rất đẹp, nhưng bước vào trong mới thấy hết vẻ rộng lớn và đẹp đẽ của nơi này. Cô giáo cho chúng tôi xếp thành nhiều hàng để di chuyển được dễ dàng. Cô hướng dẫn viên đưa đoàn đi lần lượt tới những khung cảnh khác nhau. Những hàng cây cao, xanh cứ đu đưa theo gió. Biết bao ngôi nhà được dựng bằng tre nứa hiện ra. Tôi ấn tượng nhất ngôi nhà rông cao chót vót với những bậc thang đưa lên sàn nhà.

      Một lúc sau, chúng tôi dừng lại ở ngôi nhà dài. Cô tôi kể đây là kiểu nhà của những đại gia đình dân tộc Ê – đê. Chúng tôi ngồi nghỉ ở đó. Cô giáo cho chúng tôi ngồi thành vòng tròn để chuẩn bị chơi trò chơi. Chà! Thật khác với những buổi dã ngoại ngoài trời, chơi trò chơi ở nhà dài Ê – đê có nhiều điều thú vị riêng. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm, nào là chia đội hát đối, nào là trả lời ai nhanh hơn, rồi còn chơi cả trò kể tên những dân tộc trên đất nước chúng ta. Tôi đã được bố kể cho nghe về các dân tộc nên nhớ được khá nhiều. Đội tôi đã chiến thắng và được thưởng một túi kẹo dẻo.

      Sau đó, lớp di chuyển ra bãi cỏ xanh dưới gốc cây xà cừ. Chúng tôi trải những tấm thảm xuống nền cỏ để chuẩn bị ăn trưa. Mỗi bạn đều được mẹ chuẩn bị cho những món thật ngon. Cô giáo đưa cho chúng tôi ăn một món mà ai cũng thích thú, cơm cuộn rong biển. Ăn xong, tôi khẽ nằm rồi ngước nhìn bầu trời cao trong xanh. Tôi lại nghĩ về những lời cô hướng dẫn viên nói ban sáng, ngày xưa, một số dân tộc còn đói khổ, họ phải vào rừng săn bắt động vật rồi nướng trên ngọn lửa để ăn, rồi các bạn nhỏ không được đi học, họ nhỏ xíu đã phải lên rẫy giúp đỡ cha mẹ.

      Quả thực, tôi cảm thấy tự hào vì những thế hệ đi trước đã hi sinh để chúng ta có cuộc sống yên bình như hiện nay. Và tôi cũng cảm thấy may mắn vì mình được đi học, được tham gia những chuyến dã ngoại vừa học tập vừa vui chơi giải trí thế này. Đây là chuyến dã ngoại tôi vui nhất, bởi nó đã đưa tôi tới nhiều vùng miền khác nhau chỉ với những ngôi nhà, những hình ảnh.

15 tháng 10 2018

chẳng hiểu cái gì ?

    
    
    
15 tháng 10 2018

Bạn phải viết rõ là hiện tượng hay gì đó chứ !

15 tháng 10 2018

Mở bài: Giới thiệu dòng sông quê hương. Chảy giữa những bãi mía bờ dâu xanh ngắt. Dòng sông như dải lụa đào vắt ngang tấm áo xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Dòng sông gắn liền với thời thơ ấu của em.

Thân bài:

Buổi sáng:

-     Dòng sông nhộn nhịp với từng đoàn thuyền đánh cá dong buồm thả lưới trắng xoá mặt sông.

-    Tiếng hò tiếng hát vang lên.

-    Tấp nập tàu thuyền đi lại.

-    Em cùng bạn đi cào hến, dậm trai ở ven sông.

Buổi trưa:

-    Nắng giãi trên sông, dòng sông lặng lẽ trôi.

-    Người mẹ tất bật mang quần áo chăn màn ra giặt giũ.

Buổi chiều:

-  Cùng bạn bè lênh đênh trên mặt sông cất vó hoặc nằm sạp thuyền hát ngâm thơ

-    Trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa, đùa nghịch..

Buổi tối, nhất là những buổi có trăng sáng:

-    Em và các bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo mặc cho trôi lơ lửng.

Nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió.     

-    Ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết.

Kết bài:

-    Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm êm đềm của tuổi ấu thơ.

-    Yêu sao con sông quê hương!



 

15 tháng 10 2018

Từ xưa tới nay, nền hòa bình luôn là vấn đề thiết yếu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi đã từng nghe câu chuyện về một cô bé thơ ngây, yêu chuộng hòa bình. Câu chuyện mang tên “Những con sếu bằng giấy”.

Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản.

Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Chúng đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Hậu quả do bom nguyên tử gây ra quả thực rất nặng nề và đau thương.

Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng nào ngờ cơ thể em đã bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau đó, em lâm bệnh nặng. Gương mặt nhỏ nhắn ngày càng hốc hác đi. Khi nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Ngày qua ngày, em vẫn miệt mài gấp từng chú sếu nhỏ. Một chú sếu hoàn thành là em lại nở nụ cười bởi niềm tin tăng lên. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô mới gấp được 644 con thì em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này.

Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao chín mét là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời để nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".

Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của em. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.

15 tháng 10 2018

Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các n­ước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa tr­ước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.

Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ t­ướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ tr­ưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. B­ước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ t­ướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ t­ướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:

– Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.

Tư­ơi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ t­ướng Nêru:

– Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.

Nghe Bác nói, Thủ t­ướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:

  Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau ?

– Thư­a Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở.

Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý.

Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư­ luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: Đây là cánh cửa hoà bình.

15 tháng 10 2018

Nhà em sống cùng ông bà nội trong một căn nhà rộng ở nông thôn yên bình.Trong căn nhà nhỏ ấy, ông bà em nuôi rất nhiều những con vật khác nhau: một đàn gà, một con chó trông nhà… trong đó có nuôi một chú mèo tam thể rất đẹp.

Chú mèo dễ thương này rất đẹp và có bộ lông vô cùng đặc biệt. Bộ lông ấy có ba màu: trắng, đen và vàng nên em đã đặt tên cho chú là Ba Khoang. Cái đầu nho nhỏ như trái cam sành, có màu vàng rất đáng yêu. Ba Khoang khoác lên mình một tấm áo đặc biệt với hai màu đen trắng xen kẽ. Bộ lông mềm mượt sờ rất thích tay, cảm giác êm êm mịn màng và có chút nhột mỗi khi chạm vào. Em rất thích đôi mắt to tròn long lanh đáng yêu như hai hòn bi ve của chú. Hai con mắt ấy trong màn đêm như chiếc đèn, sáng lên rất dễ thấy. Mẹ em nói đôi mắt của mèo có khả năng nhìn rõ trong đêm tối để có thể quan sát được những con chuột hư đi phá đồ đạc trong nhà và đuổi theo chúng.

Hai cái tai nho nhỏ màu vàng hình tam giác lúc nào cũng hơi vểnh lên như đang nghe ngóng điều gì đó vậy. Thân mình nho nhỏ nhưng lại vô cùng dẻo dai và khỏe khoắn đấy. Chiếc đuôi dài với hai màu đen trắng lúc nào cũng ngoe nguẩy theo mỗi bước đi “yêu kiều” của chú. Bốn chiếc chân với những móng vuốt sắc bén – thứ vũ khí vô cùng lợi hại của chú để bắt giữ lấy kẻ thù – những con chuột nghịch ngợm hư đốn. Dưới những đôi chân ấy là miếng đệm thịt rất dày và mềm giúp chú mèo đi lại không gây ra tiếng động nào cả. Nhiều khi ngồi học bài, cảm giác có cái gì quấn quanh chân mình thì em mới nhận ra Ba Khoang đã đến chỗ mình từ lúc nào không hay.

Chú mèo nhà em rất ngoan và vô cùng nhanh nhẹn. Em còn nhớ khi em còn bé, nhà em thi thoảng lại nghe thấy tiếng chuột kêu vào ban đêm, những bao thóc bị chúng cắn rách… khiến em rất sợ. Nhưng kể từ ngày Ba Khoang đến sống thì âm thanh đáng sợ ấy không còn nữa. Em rất yêu nó.

Mỗi ngày em đều mang cơm ra cho nó ăn. Ba Khoang rất thích ăn cơm cá, mỗi lần trong bát có cá là nó đều ăn rất nhanh. Khi rảnh rỗi em lại cùng nó chơi đùa với nhau, tắm rửa sạch sẽ cho nó dù rằng mèo không thích nước. Những ngày có nắng, nó đều rất thích nằm trên hiên nhà, ngoe nguẩy cái đuôi của mình mà cảm nhận sự ấm áp từng tia nắng mang đếnhay cùng chơi đuổi bắt với những chú bướm vàng đáng yêu.

Em rất yêu chú mèo nhỏ nhà mình. Em cố gắng chăm sóc cho Ba Khoang vô cùng cẩn thận và chu đáo bởi chú là vị cứu tinh của gia đình em.

15 tháng 10 2018

rong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng.

Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

15 tháng 10 2018

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.

Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh. Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.

Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.

Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.

Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

k mk nhé

   Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

     Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

   Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

k nha

Học tốt

15 tháng 10 2018

A! Trăng lên, trăng lên rồi... Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh. 

Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ.

Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát... À! Hôm nay trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm. 

Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một. 

Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này.

15 tháng 10 2018

Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, em cùng mẹ đi bẻ ngô. Cánh đồng quê em gần thị trấn Phủ Lỗ cách Hà Nội chưa dầy bốn mươi cây số.

Cánh đồng làng em khá rộng: Từ làng ra tới đường quốc lộ xa hơn một cây số và chạy dài theo đường quốc lộ gần hai cây số. Đất đai màu mỡ và tinh thần lao động cần cù đã khiến đồng ruộng quanh năm xanh tươi, bốn mùa đều có nhiều thóc, đậu, ngô, khoai…

Lũy tre dày bao bọc quanh làng. Ra khỏi làng là những đầm sen. Mùa này sen đang lụi nên trông đầm rộng hẳn ra. Kế đó là những ruộng lúa. Từng thửa ruộng to nhỏ khác nhau, mảnh hình chữ nhật mảnh hình thang… Lúa đang thì con gái đã cao quá bờ nên nhìn xa chỉ thấy một màu xanh mơn mởn liền lạt chạy tít tắp. Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc rét căm căm, trờ mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang đãng và chỉ se se lạnh. Nắng vàng trải nhẹ. Gió đùa vui cùng cây lúa. Đó đây những cây bóng mát cao lớn điểm xuyết trên thảm lúa mênh mông. Ở một vài thửa ruộng, lác đác đã có mấy người làm cỏ, be bờ. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng.

Mùa này vùng ruộng sâu trồng được lúa nhưng vùng cạn chỉ trồng hoa màu. Đậu xanh, đậu đen chạy dài theo luống. Thân cây thấp, cành lá đu dưa như vậy chào người qua lại. Những vùng khoai lùm xùm. Nhìn gần mới thấy những dây khoai còn nhìn xa, chỉ thấy một màu xanh lam hoặc tim tím của lá, tùy theo từng giống khoai. Mấy bà mấy chị đang vun luống cho đậu, cho khoai cười nói vui vẻ. Một đàn chim sâu sà xuống vừa xới để kiếm ăn. Gần đường quốc lộ là những vạt ngô cao quá đầu em. Thân cây mập mạp. Lá tỏa dài xen vào nhau. Bắp ngô bám theo thân, mỗi cây chừng hai, ba bắp. Bắp thon dài lớp áo ngoài xanh bóng, chòm râu hung hung mượt mà là còn non. Bắp mập chắc, lớp áo ngoài đã bàng bạc, chòm râu đã sẫm và hơi rũ là vừa ăn. Một bầy chim lích chích trong bãi ngô. Tiếng xe ô tô ầm ì và tiếng còi xe pin pin từ đường quốc lộ vọng tới. Sự chuyển mình nhanh chóng của cả một vùng với con đường cao tốc lườm lượp xe cộ ở gần đó và những căn nhà nhiều tầng đua nhau mọc lên đã đổi tới làng quê.

Theo đà đổi mới của đất nước, cánh đồng quê em cũng đang thay đổi. Một sự đổi thay âm thầm và mãnh liệt màu xanh mát mắt, trong từng thân lúa thân ngô ngày càng mập mạp, trong từng củ khoai, bắp ngô ngày càng to chắc và thơm ngon… Em yêu tha thiết cánh đồng quê em và tự hào về bước chuyển mình của quê hương em.

15 tháng 10 2018

ko

bạn bị HIV à

tội nghiệp

15 tháng 10 2018

mik k bị nhiễm

15 tháng 10 2018

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

Quê tôi không có sông, không có cánh, đồng bát ngát phì nhiêu. Quê tôi là một vùng biển – vùng biển Vũng Tàu nổi tiếng mà khách thập phương đến đây ai cũng lưu luyến khi phải rời xa.

Đó là một vùng biểh với những bãi cát phẳng lì rì rào sóng vỗ và vô vàn những cảnh sắc tươi đẹp. Biển Vũng Tàu! Ôi! Chỉ nghe những tiếng ấy mà lòng tôi đã xốn xang biết bao kỉ niệm của thời thơ ấu. Những địa danh Núi Lớn, Núi Nhỏ, Bãi Trước, Bãi Sau, những hàng phi lao xanh ngắt, những ngọn dừa trải dài theo bờ biển đã làm cho tâm trí mọi người nao nao một cảm giác khoan khoái và thú vị. Đứng ở Núi Lớn ta có thể nhìn xuống Bãi Sau. Trên bãi tắm hàng trăm chiếc dù sặc sỡ luôn xòe ra như những cây nấm đủ màu sắc, sẵn sàng đón khách tham quan, ở đó, hàng ngàn người cười nói, đùa giờn và tắm biển. Mọi người đều vui vẻ và hớn hở. Những con sóng lớn, nhỏ thi nhau chạy vào bờ, cứ mỗi lần rút ra thường để lại những màng bọt biển trắng xóa, xôm xốp. Ngoài ra, hàng trăm ngàn con sống đua nhau chạy, vấp phải những mũi thuyền đánh cá của ngư dân bị hất tung lên, bọt trắng bắn tung tóe. Xa hơn một tí, Hòn Bà đứng uy nghi, sừng sững giữa biển cả mênh mông. Hai cái lô cốt cũ kĩ sát chân Hòn Bà như hai bộ mặt lạnh lùng mở to hai mắt quan sát mọi người. Những, bậc thang màu trắng dẫn ta lên đến đền thờ trên hòn đảo này. Và kia là đoàn tàu đánh cá của Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Vũng Tàu – Côn Đảo ra khơi theo những cánh hải âu trắng, vốn là những người dẫn đường của ngư dân. Ngoài xa, phía chân trời, các giàn khoan cố định đang làm việc tất bật để lấy những tấn dầu thô cho Tổ quốc.

Ở phía Bãi sau, cảnh vật cũng hết sức kì ảo và thú vị. Con đường đi trên bãi được bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Và cái tịnh xá Niết Bàn, một trong những danh thắng của Vũng Tàu uy nghiêm trên đồi cao đón gió biển Đông. Bãi tắm ở đây bé thôi nhưng nước trong xanh. Ta có thể thấy tặn đáy nước mặc dù đứng ở trên đá cao. Những con thuyền máy chở khách chu du đây đó lướt qua, lướt lại, nổ máy ầm ầm. Ở đó, ta sẽ nhìn thấy Núi Lớn, Núi Nhỏ như một bức bình phong che chắn gió bão cho quê hương.

Và kia nữa là khách sạn Thái Bình Dương. Bước vào cổng, ta bắt gặp những luống hoa cúc, mười giờ… đẹp lạ lùng. Ớ giữa sân có vòi phun nước. Những vòi nước phun lên trời rồi xòe ra như mưa rào mùa hạ. Vào sâu trong khuôn viên là quán nhà sàn Buôn Mê Thuột nằm cạnh hồ sen. Những bông sen trắng, sen hồng lung linh trên mặt nước xao động. Bốn tầng của khách sạn có đầy đủ phòng ăn, phòng giải khát, phòng chiếu phím, phòng khiêu vũ… Nhưng phòng chờ là đẹp nhất, ở đó, có những chậu hoa quý hiếm, những giò phong lan duyên dáng, tốt tươi. Ngoài cửa lớn có một hòn non bộ to, được xây dính liền với bể nước. Hàng chục con cá kiểng rực rỡ màu sắc, hình dáng mềm mại dễ thương, nhẹ nhàng bơi lượn. Tối đến khi thắp sáng các ngọn đèn đủ kiểu, đủ loại, khách sạn trở nên nguy nga huvền ảo. Khách du lịch đến đây nghỉ ngơi nếu cần sẽ có đủ các món ăn theo kiểu A, kiểu Âu… và các món ăn đặc sản vùng biển.

Khi đến công viên Trần Hưng Đạo, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là hoa, là kiểng. Trong công viên, khách du lịch thường đi dạo trên những con đường nhỏ trải sỏi, chạy ngoằn ngoèo dẫn đi hết diện tích rộng lớn của công viên. Tiếng lao xao của đá sỏi dưới chân, tiếng lá êm nhẹ rì rào, xen lẫn tiếng nước suối nhân tạo chảy róc rách tạo thành một bản nhạc êm ái du dương. Gió đưa hương từ đâu thoảng tới thơm ngát. Những ô cỏ, những tán cây xanh mát rượi. Ong bướm tung tăng bay lượn dạo quanh những cây kiểng uốn hình con nai, con cá, con rồng… do các nghệ nhân tạo nên.

Quê tôi còn nhiều phong cảnh đẹp nữa mong bạn có dịp tới thăm. Với tôi, quê hương là tất cả. Đó là nơi nuôi dưỡng tôi lớn lên, trưởng thành, gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Tôi yêu nó vì nó cho tôi những kỉ niệm đẹp, nên thơ của tuổi thiếu thời.

P/s tham khảo nha