K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

2. Đặt câu với mỗi từ sau:

A. Lạnh lùng.         =>       Nguyên là một bạn trai khá lạnh lùng.                   

B. Lạnh lẽo.           =>       Thời tiết hôm nay thật lạnh lẽo.

C. Lành lạnh.         =>       Buổi chiều thu lành lạnh.

D. Nhanh nhảu.     =>       Bé kim giây nhanh nhảu chạy vọt lên.

Đ. Lúng túng.        =>        Hà hay ăn nói lúng túng.

* P/s: Mình đặt câu không hay, bạn thông cảm ạ;-; *

Học tốt;-;"

Lạnh lùng. Bạn Nam lớp em trông thật lạnh lùng

Lạnh lẽo. Căn phòng này lạnh lẽo quá

Lành lạnh. Thời tiết hôm nay có cảm giác lành lạnh

Nhanh nhảu. Khi được sai bảo một việc gì đó, Na lại nhanh nhảu làm ngay

Lúng túng. Hoa thường lúng túng khi nói chuyện trước đám đông

28 tháng 9 2021

hộ mình vớiii :(( mình k cho ạ 

28 tháng 9 2021

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 8

ĐOẠN VĂN SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU TRONG TỨC NƯỚC VỠ BỜ

Tuyển chọn những đoạn văn hay trình bày suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Hướng dẫn cách làm
  • 2. Dàn ý
  • 3. Những đoạn văn hay suy nghĩ về nhân vật chị Dậu
  • 3.1. Đoạn văn 1
  • 3.2. Đoạn văn 2
  • 3.3. Đoạn văn 3
  • 3.4. Đoạn văn 4
  • 3.5. Đoạn văn 5

Đoạn văn suy nghĩ về chị Dậu - Tuyển chọn những đoạn văn ngắn hay nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố).

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

-/-

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM:

Để viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật chị Dậu thì các em cần lưu ý một số ý chính sau:

- Là người phụ nữ thương yêu chồng, khi chồng gặp nạn đã đứng mũi chịu sào, chị vừa đảm đang, tháo vát, biết xoay biến với mọi tình thế

- Người mẹ rất thương con, khi bắt buộc phải bán con đi chị đau đớn như đứt từng khúc ruột

- Là người phụ nữ đảm đang, chịu nhẫn nhục giỏi

- Là người phụ có sức mạnh tiềm tàng, khi tức nước vỡ bờ chị đã vùng lên chống lại bọn tay sai

DÀN Ý CHUNG SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố

- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.

   Ví dụ:

Cùng với nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,… thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một trong những nhà văn nổi tiếng trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Làm lên tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố có thể kể đến tác phẩm “Tắt đèn” - một trong tác phẩm nổi trội nhất của ông. Và nhân vật chị Dậu như được xây dựng lên là một người phụ nữ bị áp bức, nhưng dường như ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần phản kháng ấy của chị Dậu.

II. Thân bài: Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

Video Player is loading.

Play

X

* Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:

- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.

- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.

- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.

1. Chị Dậu là một người rất yêu thương chồng

- Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu

-> Chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.

- Chị quạt cho cháo nhanh nguội để anh Dậu ăn

- Chị bước rón rén bưng cháo đến bên chồng

- Ngồi chờ chồng ăn cháo có ngon không

=> Chị Dậu là một người đảm đang, ân cần, dịu dàng, đằm thắm, tình cảm, hết lòng yêu thương chồng.

2. Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai

- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:

+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục

+  Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.

-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.

- Sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả

+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi

=> Chị nhẫn nhục nhưng không được

+ Chị thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà

+ Chị phản kháng bằng lời không được chị phản kháng bằng hành động: đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.

=> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.

3. Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Chị là một người vợ chu đáo, yêu thương chồng con

- Chị là một người phụ nữ đảm đang

- Chị Dậu là người chịu nhẫn nhục giỏi, nhưng tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên chống lại bọn tay sai

III. Kết bài:

- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.

- Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

Ví dụ:

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

Những đoạn văn hay suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Đoạn văn 1

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

28 tháng 9 2021

thật thà , thành thật , thật thà ,.....

28 tháng 9 2021

thật thà , thành thật ,... 

28 tháng 9 2021

C.Nhân tài

Vì đây là từ chỉ người còn các từ khác là các tính từ chỉ các đặc điểm tính cách của người

28 tháng 9 2021

Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.

Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe trông rất đáng yêu. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.

Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: “Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ.

Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.

Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn, vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.

Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em sẽ vẫn giữ liên lạc với bạn để tình bạn của chúng em luôn đẹp và phát triển.

28 tháng 9 2021

Bạn tham khảo dàn ý nhé :

Dàn ý tả bạn thân con trai

I. Mở bài

Giới thiệu chung:

Em có rất nhiều bạn.

Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.

 
II. Thân bài

* Tả bạn Thắng:

1. Ngoại hình

Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.

Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.

Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.

2. Tính nết, tài năng

Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.

Học ra học, chơi ra chơi.

Giỏi Toán nhất lớp.

Là chân sút số một của đội bóng.

Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ.

3. Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng

Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước.

III. Kết bài

Cảm nghĩ của em:

Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.

Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.

28 tháng 9 2021

tiết lộ , công khai , 

28 tháng 9 2021

Trái nghĩa với từ bí mật là baatj mis, coong khai

k cho mik nha

HT

28 tháng 9 2021

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: ... Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

28 tháng 9 2021

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Cây cỏ => cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Ví dụ:

Long lanh  => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.