K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏiQuê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỉĐồng chí!Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích trên?Câu 2: Em hãy nêu một thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Giải thích nghĩa của thành ngữ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2: Em hãy nêu một thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Câu 3: Nêu cấu trúc câu thơ sóng đôi được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của cấu trúc đó trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Câu 4: Có bạn viết: “Chỉ với 7 câu văn đã cho người đọc thấy được sự tương đồng và gắn bó của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ”.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

0
Hát ru Hát ru là bài hát đầu tiên dành cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Điệu ru vỗ về ấy hòa tàn trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày. Trên đất nước chúng ta, tiếng ru ấy vẫn thánh thót trong phum sóc, bản làng, vẫn mùi mẫn trong xóm vườn sầm uất hay ở một làng chài ven sông. Có thể trẻ thơ những nơi ấy thiếu thốn mọi bề, nhưng tiếng hát ru thì không...
Đọc tiếp

Hát ru

 

Hát ru là bài hát đầu tiên dành cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Điệu ru vỗ về ấy hòa tàn trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày.

 

Trên đất nước chúng ta, tiếng ru ấy vẫn thánh thót trong phum sóc, bản làng, vẫn mùi mẫn trong xóm vườn sầm uất hay ở một làng chài ven sông. Có thể trẻ thơ những nơi ấy thiếu thốn mọi bề, nhưng tiếng hát ru thì không thiếu.

 

Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng ru. Và, cũng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ‘ầu ơi..” bên nhà láng giềng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thuở ấu thơ.

 

                                                                                                            (Theo Lê Giang)

c. Nêu cảm nghĩ của em về lời ru của mẹ.

0