K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2021

dấu hai chấm có tác dụng đánh dấu từ ngữ đặc biệt

30 tháng 12 2021

Dấu ngoặc kép có tác dụng đánh dấu từ ngữ đặc biệt

30 tháng 12 2021

tập mấy zở

30 tháng 12 2021

Nội dung chính là chợ Hòn Gai nha bạn!!

30 tháng 12 2021

no bye

30 tháng 12 2021

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

30 tháng 12 2021

fuesfhshfjekhfkfehkeeoiajfljwa

30 tháng 12 2021

Dàn ý kể câu chuyện về người có tấm lòng nhân hậu

1. Mở bài:

  • Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
  • Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.

2. Thân bài:

  • Trình bày diễn biến câu chuyện.

3. Kết bài:

  • Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể.
30 tháng 12 2021

Hồi nhỏ, ba mẹ và mấy chị em tôi sống chung trong căn nhà cùng với ông bà ngoại và cậu, mợ. Lúc ấy, gia đình tôi được một người quen tặng một con cún rất dễ thương. Nó tên là Si Tô - cái tên đã có trước khi Si Tô là thành viên mới chính thức của gia đình tôi.

Tôi nhớ khi về nhà tôi, Si Tô là một chú cún nhỏ dễ thương với bộ lông xù kết hợp với màu nâu hạt dẻ, trông bộ lông vô cùng quyến rũ và đập vào mắt người khác khi nhìn Si Tô lần đầu. Không những vậy, sự đáng yêu ấy còn được hấp dẫn hơn với đôi mắt đen long lanh và tròn xoe như hạt nhãn. Chiếc mũi của chú cún bé bé xinh xinh lúc nào cũng ướt cùng với đôi tai to, thính, lúc nào cũng vểnh vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nét đáng yêu ấy còn thể hiện qua cái đuôi tí xíu, nho nhỏ lúc nào cũng ngoe nguẩy theo nhịp những bước chân ngắn, mập mạp đi một cách uyển chuyển. Ngày tháng trôi qua, Si Tô lớn dần và ngày càng thân thiết với mọi người và vóc dáng của chú cún ngày càng tuyệt đẹp hơn.

30 tháng 12 2021

Mình chỉ viết đc đoạn đầu cho bạn thôi, xin lỗi nhé

30 tháng 12 2021

Người đàn ông dũng cảm, phóng khoáng, sẵn sàng ra tay cứu giúp, bênh vực người yếu trong xã hội cũ. Anh hùng hảo hán. Một trang hảo hán.

ko có nghĩa

mik nghĩ vậy ;-;

lớp 5 mak viết 3 trang :VVV

30 tháng 12 2021

Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.

Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.

Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.

Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra chuyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.

Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.

Cô giáo em nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.

“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là người như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cọng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”..

HT ^^

30 tháng 12 2021

a, nhé bn

30 tháng 12 2021

Có 3 quan hệ từ: để,vì,đã

30 tháng 12 2021

Đại từ trong câu đó là :Ai;tôi

30 tháng 12 2021

Có con ko

1 tháng 1 2022

1.C

2.C

NHÉ ! BẠN KO PK B ĐÂU Á

30 tháng 12 2021

1. B

2.B

T mk nếu đúng