K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2018

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

 Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

   Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

21 tháng 8 2018

Sáng nay cu Việt kêu mệt. Mẹ sờ trán con. ừ, quả đầu Việt hâm hấp nóng. Mẹ nói vói bố đi qua trường xin phép cho cu Việt nghỉ học hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò con xong, bố mẹ sửa soạn đi làm.

Bố khóa cửa lại.

-     Bố ạ. Bố cứ để cửa cho con, thỉnh thoảng con còn xuống đi tiểu.

-     Bố sợ con bỏ cửa trống.

..  Con không di chơi đâu, bố ạ. Con nằm đây cho đến lúc bố mẹ về.

Bố ngần ngừ một tí rồi dặn thêm:

-     ừ, bố để chìa khóa ở nhà đó. Con nhớ đừng đi chơi đâu nhé.

Bô khép cửa lại rồi đi làm.

Cu Việt nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập họa báo xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân tụi nó chơi trò gì mà vui thê' nhỉ. Giọng to nhất đúng là thằng Hùng rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm được. Kìa, có chuyện gì mà cái Tí nó cười to thê' nhỉ? Lại có cái Na nữa, có nó thì bao giờ cái tập thể dưới kia cũng dậy hẳn lên. Hãy nhìn xuống xem sao. Cu Việt nhỏm dậy nhòm qua cửa sổ. Đúng mà, mình đoán không sai. Có đủ mặt hầu hết những đứa ở khu tập thể này. Chả là chúng nó học buổi chiều mà! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó thì Việt ta mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tí. Không được, bố đã dặn rồi... Bỗng cu Hùng ngước lên. Nó hét to:ƠViệt, làm gì trên đó, xuống đây nhanh lên!

Kệ, hay cứ xuống đó chơi một tí thôi mà. Còn lâu bố mẹ mới về.

Cu Việt mở cửa, chạy vội xuống sân. Bọn trẻ mừng lắm. Chả là trong cuộc chơi nào, cu Việt cũng góp phần nổi bật.

Cu Việt mải chơi quên sốt, quên đói và điều này mới nguy: quên cả thì giờ. Cho đến lúc ngoài đường, trong ngõ tấp nập người, xe, cu Việt mới sực nhớ là đã đến giờ tan tầm.

Sao chóng thế nhỉ? Phải chạy nhanh lên thôi! Thoáng cái cu Việt đã nằm ngay lên giường, trùm kín chăn lại. À, lấy tờ họa báo để bên cạnh, mẹ về sẽ nghĩ: Con nó xem họa báo rồi ngủ thiếp đây mà. Rồi mẹ sờ tay vào trán cu Việt, nói nhỏ với bố:

-    Con nó còn hâm hấp nóng. Chiều nay xin cho nó nghỉ thêm buổi nữa - Nghĩ đến đó, cu Việt cảm thấy yên tâm. Dẫu sao cũng còn may. Chậm một tí thế nào bố mẹ cũng bắt gặp đang chơi ngoài sân... Chắc lúc này bố mẹ đang rẽ xuống con đường vào khu tập thể. Đó, bố đang dắt chiếc xe đạp vào ngõ. Bố đang đến cây bàng đầu sân. Nguy rồi! Cu Việt cuống lên. Còn đôi guốc sáng nay cu Việt xuống sân chơi vứt bên gốc bàng nằm ngay lối đi... đôi guốc sơn màu đỏ. Có họa là bé bằng cái kim bố mẹ mới không trông thấy. Làm thê' nào bây giờ nhỉ. Chạy xuống lấy lên ư? Không kịp nữa rồi.

Kìa, hình như nghe văng vẳng có tiếng của mẹ.

-     ủa sao lại có đôi guốc của cu Việt dưới này nhỉ...

Cu Việt nhắm mắt. Nhưng không thể nào yên được, lo quá! Sẽ nói với bố mẹ thê' nào đây. Tại sao đôi guốc lại ở dưới sân? Chẳng lẽ lại nói liều là con không biết à. Hay đổ tại con mèo nó mang ra đó? Thế mà hóa hay cơ dấy. Chả có lần mẹ vẫn kể chuyện cổ tích, có con mèo biết đi hia cơ mà.

Mèo đi hia được thì đi guốc cũng được chứ gì. Nhưng cả khu nhà tập thể này lâu nay chẳng thấy một chú mèo... Hay mình cứ bảo là...

Chưa kịp nghĩ hết câu thì cửa phòng bỗng mở. Qua lỗ chăn thủng Việt liếc nhìn ra. Mẹ đã về, tay mẹ cầm đôi guốc. Mẹ vẫn đứng nguyên chờ bố trước cửa. Bố vào, chẳng kịp đợi bố bỏ chiếc cặp xuống, mẹ đã đưa đôi guốc ra:

-      Bố nó xem, tôi dã bảo, đi phải khóa cửa lại.

Bố nhìn đôi guốc, thong thả nói:

-      Mẹ nó cứ để đôi guốc nguyên chỗ cũ. Con dậy, nó khắc biết. Tôi tin con nó biết ăn năn. Sáng nay nó đã có lỗi rồi. Bây giờ đừng để con nó phạm tội nói dối nữa.

Mẹ nghe theo lời bố, đặt đôi guốc xuống cạnh giường, rồi đi làm cơm.

Cu Việt nằm trong chăn nghe thấy mọi chuyện. Tự nhiên nước mắt cứ chảy ra lúc nào không biết.

Khi mẹ dọn cơm lên bàn, bố mới bước lại giường, nhè nhẹ lật chăn ra. Bố sờ vào trán cu Việt rồi bảo:

-      Dậy ăn cơm với bố mẹ đi con.

Cả nhà ngồi ăn vui vẻ. Hôm nay bố kể nhiều chuyện vui. Bố lại dành cho cu Việt những phần ngon.

Đến chiều, cu Việt dậy sớm, bỏ sách vở vào cặp rồi chào bố mẹ đi học.

Tiếng guốc gõ nhè nhẹ trên cầu thang, vang lên một khúc nhạc vui...

21 tháng 8 2018

Bạn tự thu gọn nha

21 tháng 8 2018

- anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
- trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
- qua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
- thân em như ớt trên cây
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
- tình anh như nước dâng cao
tình em như tấm lụa đào tẩm hương
- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- dù ai nói ngả nói nghiêng
lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân
- còn duyên thì gắn như keo
hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh
- công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

21 tháng 8 2018

Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.

....

21 tháng 8 2018

Bài 1:

Tết là ngày lễ hội truyền thống lớn nhất ở Việt Nam. Đây là cơ hội để mọi người tận hưởng một khoảng thời gian vui vẻ và thư giãn cùng với gia đình và bạn bè. Có một vài điểm khác biệt giữa ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc, thức ăn truyền thống của ngày Tết là bánh Chưng - một loại bánh nếp hình vuông nhân thịt được gói trong lá dong. Mọi người thường mua bánh Chưng cùng với vài nhánh hoa đào như là một biểu tượng ngày Tết để trang trí nhà cửa. Ở miền Nam, mọi người xem hoa mai và bánh Tét là biểu tượng Tết. Bánh Tét cũng được làm từ nếp, và nhân phía trong có thể là đậu, chuối hoặc thậm chí là thịt. Vào đêm giao thừa, hầu hết mọi gia đình đều tụ họp để ăn bữa tối và làm nghi lễ truyền thống để tưởng nhớ đến tổ tiên. Vào ngày đầu tiên của năm, những đứa trẻ sẽ chúc những lời tốt đẹp nhất đến người lớn và nhận được tiền lì xì. Vào khoảng thời gian còn lại, mọi người có thể đi chùa để cầu những việc tốt đẹp, bình an và sức khỏe. Tết là một dịp quan trọng để gia đình và bạn bè ở gần nhau sau một năm làm việc vất vả, và nó cũng tiếp thêm động lực để chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn trong năm sau.

Bài 2: 

a) Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

b) Trạng từ có 8 loại, đó là: Trạng từ chỉ cách thức; Trạng từ chỉ thời gian;Trạng từ chỉ tần suất;Trạng từ chỉ nơi chốn;Trạng từ chỉ mức độ;Trạng từ chỉ số lượng;Trạng từ nghi vấn;Trạng từ liên hệ:

c) Dấu gạch ngang có 4 tác dụng, đó là:

- Đánh dấu bộ phận giải thích.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Dùng liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.

- Nối các bộ phận trong liên danh.

21 tháng 8 2018

 - Công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

- Chậm như rùa.
- Trắng như tuyết.
- Đen như mực.
- Khỏe như voi.
- Nhanh như cắt.
- Đỏ như son.
- Hôi như chồn.
- Nhanh như sóc.

-   Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

- Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây.

22 tháng 8 2018

1. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

2.Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

3.Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

4.Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

5.Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? 

6.Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

7.Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.

               Đọc chuyện và trả lời câu hỏi                                                      THÁNH GIÓNGTục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng(2) có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà...
Đọc tiếp

               Đọc chuyện và trả lời câu hỏi                                     

                 THÁNH GIÓNG

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng(2) có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai(3) và mười hai tháng(4) sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay ! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

.Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo : “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp(5) sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu(6). Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân(7) giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc(8) (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương(9) và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà(10) ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu hỏi :1 :Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Theo em, ai là nhân vật chính của truyện ? Trong truyện, nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.
Câu hỏi :2:Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của truyện (từ “Bấy giờ” đến “chú bé dặn”) và cho biết : Trong câu nói đầu tiên, Gióng nói về điều gì ? Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về Thánh Gióng ? Những hình ảnh ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho em biết gì về vũ khí đánh giặc của nhân dân ta lúc bấy giờ ? 
3.Đọc kĩ đoạn văn thứ ba trong văn bản (từ “Càng lạ hơn nữa” đến “cứu nước”) và nêu cảm nhận của em về chi tiết : Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.(Gợi ý : Vì sao bà con làng xóm lại vui lòng góp gạo nuôi cậu bé ? Mong muốn, khát vọng của bà con làng xóm qua sự việc này là gì ?
4.:Đọc kĩ các đoạn văn còn lại và cùng nhau nêu suy nghĩ về ý nghĩa của các chi tiết sau :– Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.– Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.– Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.(Gợi ý : Với mỗi chi tiết, em hãy cho biết : Chi tiết đó có thật không ? Chi tiết đó cho em biết điều gì về Thánh Gióng ?)

5.  Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy cho biết : Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào ?

6. Đọc xong truyện, em thấy hành động nào của Thánh Gióng là đẹp nhất ? Qua câu chuyện về Thánh Gióng, nhân dân ta muốn gửi gắm những suy nghĩ và ước mơ gì ?

 

 

 

2
22 tháng 8 2018

1, gióng sứ giả vua mọi người và cha ; mẹ gióng

2, tau vua sam cho vat dung de danh giac

22 tháng 8 2018

2, tinh thần yêu nước của giống, dù nước ta nghèo nhưng khi giặc sang xâm chiếm thì ta vẫn luôn cần vũ khí để đánh giặc được tốt nhất quyết tâm bảo vệ đến cùng

21 tháng 8 2018

Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.Câu ca dao có giá trị biểu cảm rất lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa. :<

học tốt ạ


 

21 tháng 8 2018

Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.Câu ca dao có giá trị biểu cảm thật lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa.



 

21 tháng 8 2018

It was said that there is a lot of fog in London.

A lot of fog is said to be in London.

Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao

- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con, đàn con "không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần" => chi tiết hoang đường kỳ ảo.

- Cuộc chia tay đầy ân tình, cảm động, 50 người theo mẹ lên chốn non cao, 50 người theo cha xuống biển => sự phát triển của cộng đồng dân tộc để mở mang đất nước.

Như vậy, người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào. 

~Hok tốt nhé~