K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2018

I. VỀ THỂ LOẠI:

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).

3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.

Trả lời:

Trong truyện Thánh Gióng có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng, giặc Ân. Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, đó là:

-  Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.

-  Lên ba tuổi, Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.

-  Tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc.

-   Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

-  Một mình cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân, sau đó bay về trời.

2. Các chi tiết nêu ra trong SGK, tr.22, 23 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của các chi tiết:

a)   Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc:

-   Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng; ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên.

-   Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.

-   Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.

b)   Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc:

Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà lại phải đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật là vũ khí (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.

c)  Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

-   Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

-  Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.

-   Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

d)   Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

Gióng lớn nhanh như thổi để đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc được.

e)   Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

-  Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Bay lên trời. Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.

-   Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.

Trả lời:

-  Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

-   Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, tre).

-   Hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng đã nói lên được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

4. Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng liên qua đến sự thật lịch sử nào?

Trả lời:

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến những sự thật lịch sử sau đây:

-   Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.

-    Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.

-   Vào thời đại Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chông lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.

LUYỆN TẬP 

1. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?

Trả lời:

Các em tùy chọn theo cảm nhận của mình nhưng cố gắng đảm bảo:

Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung, hay về nghệ thuật.

Chẳng hạn hình ảnh: Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.

Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam.

2. Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng?

Trả lời:

Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì:

-   Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh - lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.

-   Mục đích của hội thi là khỏe để học tập, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

29 tháng 8 2018

ai hiểu đc

thông cảm

29 tháng 8 2018

là quảng cáo oppo chứ còn gì nữa

30 tháng 8 2018

thì quảng cáo oppo S9 chứ còn gì nữa!

nếu sai thì đừng trách mình nha bạn !!!

mình xin lỗi bạn nếu có sai!!!

29 tháng 8 2018

Cơn gió lành lạnh khẽ len lõi vào người tôi. Cái cảm giác nhớ một người là như vậy sao. Cuộc dời quả thật có nhiều chuyện đáng buồn. Khi tôi nhận ra giá tri của những người xung quanh thì dường như nó đã muộn. Có lẽ những kỷ niện cuối cùng của tôi và bạn sẽ chỉ còn trong quá khứ, sẽ để lại cho tôi những nỗi nhớ mỗi đêm dài.

Có thể nói vậy trong tất cả chúng ta ai cũng có bạn của mình tìm một người bạn thì rất dễ dàng nhưng tìm được người hiểu mình thì lại khó, tôi đã từng có cái cảm giác là được hạnh phúc khi được ở bên người bạn mà tôi quý mến nhất. Thế nhưng mà giờ đây tôi đã làm cho người ấy ko còn bên tôi nữa rồi. Kể cũng lâu zùi nhỉ : tôi thật sự hối hận vì những gì tôi đã làm đối với người bạn bé bỏng nhỏ nhắn. Tình ban của tôi bắt đầu từ lúc trên đường đến trường, người bạn đó đã giúp tôi một người xa lạ hiểu ra nhiềi điều. Dáng người nhỏ bé, mái tóc dài thế mà phải bán từng tấm vé số để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày, trong khi tuổi của cô bé ấy là phải cắp sách đến trường, được sống trong sự đùm bọc iu thương. Cô bé ấy lại là người đầu tiên dạy cho tôi bik cách quý trọng đồng tiền là như nào. Ngày qua ngày tình bạn lớn dần theo thời gian, ăn cùng ăn, vui cùng vui.... Bỗng dưng một ngày, chúng tôi hẹn nhau hôm đó gặp nhau thế nhưng mà người bạn ấy lại thất hứa với tôi, hôm sau cô ấy đến xin lỗi rất nhiều nhưng tôi ko gnhe lời giải thích từ cô ấy. Thế là từ hôm đó tôi ra đi và trở về chỉ một mình. Vài nàgy sau tôi nhận được tin, có một cô gái bán vé số đã qua đời vì bị sốt nặng nhưng ko vào viện, người ta nói rằng trước khi mất cô bé ấy cứ luôn miệng tha lỗi cho tớ đi mà! Nghe tớ.. giải thích một lần đi.. đừng jận tớ nha.... Cjỉ vì lý do thế cơ đấy mà tôi làm cho ngừơi pạn của mình phải rơi nước mắt, lại ko yên tâm, chỉ vì lòng ít kỷ mà tôi đã mất đi người quan trọng nhất. Tôi cố kìm nước mắt lại, đó chỉ là tin đồn mọi người sai rồi cô ấy chỉ đi đến một nơi thật xa thật xa thôi cô ấy chưa chết đâu. Làm sao để có thể trở về như ngày xưa, ngày chúng ta cùng nhau vui đùa, biết bao nhiêu là niền vui lẫn nỗi bùn hòa vào nhau. Tôi sai rồi! Trả lời tôi đi? tại sao bạn nằm đó lặng thinh ko nói gì, sao bạn ko ngồi dậy đùa giỡn với tôi như ngày nào. Mưa thì có bao giờ nhớ nắng nhưng sao xa bạn tôi lại nhớ thế này? không có bạn tôi biết phải làm sao với cụôc dống phức tạp, ai là người sẽ chìa tay ra giúp tp6i những lúc khó khăn như pạn đã từng làm. Tại sao giữa chúng ta giờ lại có một khỏang trống vô cùng xa xôi và lớn lao đến thế? Nó ko còn nằn trong tầm với của hai ta nữa zùi. Tớ rất muốn dc nghe lời cậu nói. Lời của người bạn mà tớ yêu thương nhất. Giờ tớ xin cậu tha thứ cho tớ ....

Tớ hứa với cậu tớ sẽ vượt qua mọi vấp ngã của cuộc đời, tớ sẽ sống thay cả phần của cậu. Đối với tớ, bạn vẫn là bạn, tình bạn của chúng ta se tồn tại mãi dẫu nhân gisn muôn màu đổi thay. Bài viết: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.

Cơn gió lành lạnh khẽ len lõi vào người tôi. Cái cảm giác nhớ một người là như vậy sao. Cuộc dời quả thật có nhiều chuyện đáng buồn. Khi tôi nhận ra giá tri của những người xung quanh thì dường như nó đã muộn. Có lẽ những kỷ niện cuối cùng của tôi và bạn sẽ chỉ còn trong quá khứ, sẽ để lại cho tôi những nỗi nhớ mỗi đêm dài.

Có thể nói vậy trong tất cả chúng ta ai cũng có bạn của mình tìm một người bạn thì rất dễ dàng nhưng tìm được người hiểu mình thì lại khó, tôi đã từng có cái cảm giác là được hạnh phúc khi được ở bên người bạn mà tôi quý mến nhất. Thế nhưng mà giờ đây tôi đã làm cho người ấy ko còn bên tôi nữa rồi. Kể cũng lâu zùi nhỉ : tôi thật sự hối hận vì những gì tôi đã làm đối với người bạn bé bỏng nhỏ nhắn. Tình ban của tôi bắt đầu từ lúc trên đường đến trường, người bạn đó đã giúp tôi một người xa lạ hiểu ra nhiềi điều. Dáng người nhỏ bé, mái tóc dài thế mà phải bán từng tấm vé số để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày, trong khi tuổi của cô bé ấy là phải cắp sách đến trường, được sống trong sự đùm bọc iu thương. Cô bé ấy lại là người đầu tiên dạy cho tôi bik cách quý trọng đồng tiền là như nào. Ngày qua ngày tình bạn lớn dần theo thời gian, ăn cùng ăn, vui cùng vui.... Bỗng dưng một ngày, chúng tôi hẹn nhau hôm đó gặp nhau thế nhưng mà người bạn ấy lại thất hứa với tôi, hôm sau cô ấy đến xin lỗi rất nhiều nhưng tôi ko gnhe lời giải thích từ cô ấy. Thế là từ hôm đó tôi ra đi và trở về chỉ một mình. Vài nàgy sau tôi nhận được tin, có một cô gái bán vé số đã qua đời vì bị sốt nặng nhưng ko vào viện, người ta nói rằng trước khi mất cô bé ấy cứ luôn miệng tha lỗi cho tớ đi mà! Nghe tớ.. giải thích một lần đi.. đừng jận tớ nha.... Cjỉ vì lý do thế cơ đấy mà tôi làm cho ngừơi pạn của mình phải rơi nước mắt, lại ko yên tâm, chỉ vì lòng ít kỷ mà tôi đã mất đi người quan trọng nhất. Tôi cố kìm nước mắt lại, đó chỉ là tin đồn mọi người sai rồi cô ấy chỉ đi đến một nơi thật xa thật xa thôi cô ấy chưa chết đâu. Làm sao để có thể trở về như ngày xưa, ngày chúng ta cùng nhau vui đùa, biết bao nhiêu là niền vui lẫn nỗi bùn hòa vào nhau. Tôi sai rồi! Trả lời tôi đi? tại sao bạn nằm đó lặng thinh ko nói gì, sao bạn ko ngồi dậy đùa giỡn với tôi như ngày nào. Mưa thì có bao giờ nhớ nắng nhưng sao xa bạn tôi lại nhớ thế này? không có bạn tôi biết phải làm sao với cụôc dống phức tạp, ai là người sẽ chìa tay ra giúp tp6i những lúc khó khăn như pạn đã từng làm. Tại sao giữa chúng ta giờ lại có một khỏang trống vô cùng xa xôi và lớn lao đến thế? Nó ko còn nằn trong tầm với của hai ta nữa zùi. Tớ rất muốn dc nghe lời cậu nói. Lời của người bạn mà tớ yêu thương nhất. Giờ tớ xin cậu tha thứ cho tớ ....

Tớ hứa với cậu tớ sẽ vượt qua mọi vấp ngã của cuộc đời, tớ sẽ sống thay cả phần của cậu. Đối với tớ, bạn vẫn là bạn, tình bạn của chúng ta se tồn tại mãi dẫu nhân gisn muôn màu đổi thay. Bài viết: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.

29 tháng 8 2018

Câu hỏi:

Câu nào ko ai trả lời bằng Vâng?

 Đáp án:

Mày chết rồi à?

29 tháng 8 2018

mình kết bạn rồi đó 

29 tháng 8 2018

miêu tả tiếng khóc

29 tháng 8 2018

Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc.

29 tháng 8 2018
nêu cách chế biến bánhbánh rán,bánh nướng,bánh hấp
nêu tên nguyên liệu tạo ra bánhbánh nếp,bánh tẻ,bánh tôm,bánh đậu xanh
nêu tính chất của bánhbánh ngọt,bánh mặn,bánh tráng,bánh dẻo
hình dạng của bánhbánh gối,bánh tai voi,bánh cá,bánh mặt trăng

tk mk nhoa

29 tháng 8 2018

À ! Bài này mình làm rùi nè ! Để mình chỉ cho :

Nêu cách chế biến(bánh) rán , (bánh) nướng ,(bánh) bích quy...
Nêu tên chất liệu của bánh(bánh) nếp , (bánh) gai , (bánh) khúc,(bánh) tẻ...
Nêu tính chất của bánh(bánh) dẻo , (bánh) xốp...
Nếu hình dáng của bánh(bánh) gối , (bánh) tai voi , (bánh) cuốn...

Chúc bạn học tốt nha ! ^ - ^

29 tháng 8 2018

 PHẦN I : VĂN BẢN 
    I. TRUYỆN DÂN GIAN:
       1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
  a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : 
  - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,….);
  - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
  - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
  - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
   Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
  c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
     2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học: 
stt    Tên văn bản    Thể loại    Nội dung chính    
1    CON RỒNG CHÁU TIÊN    
Truyền thuyết     Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.    
2    

THÁNH GIÓNG    

Truyền thuyết     Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.    
3    
SƠN TINH, THỦY TINH    
Truyền thuyết      - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt 
  - Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai 
  - Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.    

4    
THẠCH SANH    
Truyện cổ tích      Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.    

5    
EM BÉ THÔNG MINH    
Truyện cổ tích      Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.    
6    
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG    
Truyện ngụ ngôn       Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.    
7    THẦY BÓI XEM VOI    Truyện ngụ ngôn       Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.    
8    
TREO BIỂN    
Truyện cười       Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.    
    II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học: 
 
stt    Tên văn bản    Tác giả    Nội dung chính    
1    CON HỔ CÓ NGHĨA ( ĐT )    Truyện trung đại, Vũ Trinh, Lan trì kiến văn lục.    Truyện thuộc loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.    
2    

MẸ HIỀN DẠY CON ( ĐT )    Truyện trung đại, trích Liệt nữ truyện của Trung Quốc    Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.    
3    Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.    Truyện trung đại,  Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )       Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.    

  PHẦN II : TIẾNG VIỆT
    I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
    - Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
    - Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
    - Sơ đồ cấu tạo từ TV :





   

   2. Bài tập :
    2.1/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới : 
    Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?
    b. Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc.
    c. Tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
     Gợi ý :
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
    b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc : cội nguồn, gốc gác, … 
    c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu, … 
    2.2/ Tìm từ láy :
         Gợi ý :
        a. Tả tiếng cười : khanh khách, ha hả, hô hố, hì hì, …
        b. Tả tiếng nói : ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, lầu bầu, …
        c. Tả dáng điệu : lom khom, lả lướt, nghênh ngang, …
    2.3/ Xác định từ trong câu cho sẵn.
         Gợi ý :
    - Thần/dạy/ dân/ cách /trồng trọt,/ chăn nuôi /và/ cách/ ăn ở.
    - Từ /đấy,/nước/ ta /chăm /nghề /trồng trọt,/ chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ Tết/ làm / bánh chưng, /bánh giầy.
    II. TỪ MƯỢN :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ thuần Việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.( VD : ăn, học, đi, ngủ,…)
    - Từ mượn : là do chúng ta vay mượn từ của tiếng nước ngoài:
     + Từ mượn tiếng Hán : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,…
     + Từ mượn ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét,…
  2. Bài tập: 
    2.1/ Xác định từ mượn trong câu:
      a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
     b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
     c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
    2.2/ Kể một số từ mượn mà em biết :
         Gợi ý :
        a. Hán Việt : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,… 
        b. Ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét, …
            - Đơn vị đo lường : mét, lít, kí lô gam, …
            - Tên bộ phận xe đạp : ghi đông, líp, sên, …
            - Tên một số đồ vật : cát sét, ti vi, vi ô lông, …
    III. NGHĨA CỦA TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
    - Cách giải thích nghĩa của tư :
      + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị ;
      + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
   2. Bài tập :
    2.1. Đọc các chú thích trong các văn bản đã học.
    2.2. Giải thích nghĩa của các từ:
         Gợi ý :
            - học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
            - học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
            - học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập.
            - học hành : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.
            - trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
            - trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật, …
            - trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
     - giếng : hố đào sâu vào lòng đất thẳng đứng để lấy nước.
     - rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
     - hèn nhát : không dũng cảm, thiếu can đảm, đáng khinh bỉ.
    2.3 Xem các bài tập ở SGK trang 36.
    IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
    - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa :
     + Nghĩa gốc : là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sơ để hình thành các nghĩa khác.
     + Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra từ chuyển nghĩa của chúng :
         Gợi ý :
            - chân : chân bàn, chân núi, chân trời, chân đê, …
            - tai : tai ấm, tai nấm,… 
    2.2/ Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo chỉ bộ phận cơ thể người :
         Gợi ý : lá phổi, quả tim, …
    2.3/ Một số hiện tượng chuyển nghĩa:
       a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động : 
    - cái cưa  cưa gỗ
    - hộp sơn sơn cửa
    - cái bào bào gỗ
       b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị :
    - bó lúa một bó lúa
    - nắm cơm một nắm cơm
    V. CÁC LỖI DÙNG TỪ : 
    - Lỗi lặp từ ;
    - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm ;
     Bài tập : Xác định lỗi dùng từ, nguyên nhân, cách chữa ;
        a. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. ( lặp từ )
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        c. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        d. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn Lan. ( lặp từ )
        e. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. ( lặp từ )
        g. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên. ( lặp từ )
        h. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. ( lẫn lộn các từ gần âm )

        i. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        k. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, …( lẫn lộn các từ gần âm )
     Gợi ý
        a. Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của tỉnh.
        c. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc. 
        d. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. 
        e. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
        g. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
        h. Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
        i. Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
        k. Vùng này còn khá nhiều hủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, …
    - Dùng từ không đúng nghĩa 
     Bài tập :
    1. Chỉ ra các lỗi và sửa chữa
        a. Mặc dù còn một số yếu  điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
        b. Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
        c. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của người nông dân.
        d. Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
        e. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
        f. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
     Gợi ý
a.    yếu  điểm điểm yếu ( nhược điểm )
b.    đề bạt  bầu
c.    chứng thực  chứng kiến
d.    tống  tung
e.    thực thà  thành khẩn ; bao biện  ngụy biện
f.    tinh tú  tinh túy
    2. Gạch dưới cách kết hợp đúng :
        a. bản ( tuyên ngôn ) - bảng ( tuyên ngôn ) ;
        b. ( tương lai ) sáng lạng - ( tương lai ) xán lạn ;
        c. bôn ba ( hải ngoại ) - buôn ba ( hải ngoại ) ;
        d. ( bức tranh ) thủy mặc - ( bức tranh ) thủy mạc ;
        đ. ( nói năng ) tùy tiện - ( nói năng ) tự tiện.
    VI. DANH TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    1.1 Đặc điểm của danh từ : 
     + Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …
     + Kết hợp với từ chỉ số lượng phía trước, các từ này, đó, kia, ấy,… ở phía sau.
     + Chức vụ điển hình trong câu là làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
    1.2. Các loại danh từ :
·    Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật : chim, cá, mây, hoa, nước, bàn, ghế,….
·    Danh từ riêng : là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,… Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ : - Phạm Văn Đồng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm ( tên người, địa lí Việt Nam)
     - Pu-skin, Mai-cơn Giắc-xơn, Pa-ri, Mác-xcơ-va (tên người, địa lí nước ngoài) 
         - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa( tên cơ quan, tổ chức, … )
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm danh từ chung và danh từ riêng :
  “ Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
 Danh từ chung : Ngày xưa, miền,  đất, nước, rồng, con trai,  thần, tên
 Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ,  Long Nữ, Lạc Long Quân
    2.2/ Một số danh từ riêng trong các câu sau quên viết hoa, hãy viết lại cho đúng :
    Ai đi Nam Bộ
    Tiền giang, hậu giang  Tiền Giang, Hậu Giang
    Ai vô thành phố              Thành phố
            Hồ Chí Minh
                    Rực rỡ tên vàng.
    Ai về thăm bưng biền đồng tháp  Đồng Tháp
    Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp  Pháp
    Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
    Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú, khánh hòa  Khánh Hòa
    Ai vô phan rang, phan thiết  Phan Rang, Phan Thiết
    Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc   Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc  
    Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung  Trung
    Ai về với quê hương ta tha thiết
    Sông hương, bến hải, cửa Tùng …  Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng
    Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
    Nói với Nửa – Việt nam yêu quý  Việt Nam
    Rằng : nước ta là của chúng ta
    Nước việt nam dân chủ cộng hòa !  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    VII. CỤM DANH TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
·    Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
    Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ , nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
·    Cấu tạo của cụm danh từ : 
Phần trước
( Từ chỉ số lượng )    Phần trung tâm
(Danh từ )    Phần sau
Đặc điểm, vị trí của sự vật    
VD : tất cả /những    em học sinh    chăm ngoan ấy    
   2. Bài tâp: 
    2.1. Tìm cụm danh từ trong các câu : 
     a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
     b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại .
     c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
    2.2. Điền cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ.
Phần trước
( Từ chỉ số lượng )    Phần trung tâm
(Danh từ )    Phần sau
Đặc điểm, vị trí của sự vật    
một
một 
một    người chồng
lưỡi búa
con yêu tinh     thật xứng đáng
của cha để lại
ở trên núi, có nhiều phép lạ    

    VIII. SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    a. Số từ : là những từ chỉ số lượng và thứ tự vật. Khi biểu thị số lượng vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự vật, số từ đứng sau danh từ.
    Ví dụ : - hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, … ( số lượng )
         - Hùng Vương thứ sáu, canh bốn, canh năm,…( số thứ tự )
    b. Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật, có hai nhóm :
        + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : tất cả, hết thảy, ….
        + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : những, các, mọi, từng, hàng,…
   2. Bài tập :
    2.1. Tìm số từ và xác định ý nghĩa của số từ :
            KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
        Một canh…hai canh…lại ba canh,
        Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
        Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, 
        Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.     
                            ( Hồ Chí Minh )
 Một canh…hai canh…lại ba canh
 năm cánh                    chỉ số lượng của sự vật
 Canh bốn, canh năm : chỉ thứ tự vật
    2.2 Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào ?
        Con đi trăm núi ngàn khe
        Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
     trăm, ngàn, muôn : chỉ số lượng nhiều, rất nhiều ( lượng từ )
    2.3. Xác định lượng từ trong các câu:
a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi…
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
    IX. CHỈ TỪ : 
    1. Lí thuyết :
    - Chỉ từ : là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định  vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.( ví dụ: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia,…)
    - Hoạt động của chỉ từ trong câu : chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ : - Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.( phụ ngữ của cụm danh từ )
            - Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.( trạng ngữ trong câu )
            - Đấy vàng, đây cũng đồng đen
    Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.            ( chủ ngữ trong câu )
    2. Bài tập : 
    2.1. Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy:
Vd : Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
    - Chỉ từ : nay ;
    - Ý nghĩa : chỉ thời gian ;
    - Chức vụ : trạng ngữ trong câu.
2.2. Thay cụm từ trong câu bằng chỉ từ thích hợp. ( Bài tập SGK trang 138 )
X. ĐỘNG TỪ –CỤM ĐỘNG TỪ :
1.    Lí thuyết :
a. Đặc điểm của động từ : 
  - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. ( Vd: ăn, học, đi, …)
  - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,…để tạo thành cụm động từ.
  - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ.
b. Các loại động từ chính :
 - Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm ): Vd : dám, toan, định,…
 - Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm), có hai loại :
    + Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì ?) Vd: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng,…
    + Động từ chỉ trạng thái ( trả lời các câu hỏi Làm sao ?, Thế nào ?) Vd: buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui,…
c. Cụm động từ :
 - Cụm động từ : là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Vd: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
- Cấu tạo của cụm động từ :

Phần trước    Phần trung tâm
( Động từ )    Phần sau    
Cũng/còn/đang/chưa           tìm    được/ngay/câu trả lời    
      2. Bài tập : 
    2.1. Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới .
    2.2. Tìm cụm động từ trong các câu sau:
    a. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà .
    b. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
    c. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
    2.3. Điền cụm động từ vào mô hình cụm động từ. ( Chú ý động từ chính làm trung tâm ).

Phần trước    Phần trung tâm
( Động từ )    Phần sau    
còn đang





    đùa nghịch 
yêu thương 
muốn kén 
đành tìm 

có 
đi hỏi     ở sau nhà
Mị Nương hết mực
cho con một người chồng thật xứng đáng
cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
ý kiến của em bé thông minh nọ    

    XI. TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ : 
1.    Lí thuyết : 
    a. Đặc điểm của tính từ :
    - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sừ vật, hành động, trạng thái ;
    - Tính từ có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…để tạo thành cụm tính từ ( hạn chế kết hợp với hãy, đừng, chớ )
    - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu.
    b. Các loại tính từ : 
-    Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ : rất, lắm, quá, khá, hơi,…).Vd: đẹp, xấu, cao, thấp, vàng, xanh, đỏ,…
-    Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ ).Vd: vàng hoe, vàng ối, vàng lịm, vàng tươi,…
c. Cụm tính từ : 
-    Là loại tổ hợp từ do tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
-    Mô hình cụm tính từ : 
Phần trước    Phần trung tâm
( Tính từ )    Phần sau    
vẫn/còn/đang    trẻ    như một thanh niên    
    2. Bài tập : 
    2.1. Xác định tính từ trong các câu đã cho :
  - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
  - Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm . Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
    2.2. Tìm cụm tính từ trong câu cho sẵn :
a. Nó sun sun như con đỉa.
    b. Nó chần chẫn như cái đòn càn.
    c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
    d. Nó sừng sững như cái cột đình.
    đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
    2.3. Bài tập 2,3,4 trang 156
  PHẦN III : TẬP LÀM VĂN  
     I. LÍ THUYẾT :
      1. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt : 
·    Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
·    Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
·    Sáu kiểu văn bản thường gặp : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ.
  2. Văn bản tự sự : 
   a. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết  thúc, thể hiện một ý nghĩa.
   b. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự : 
  c.Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự : 
- Chủ đề : là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
- Dàn bài : gồm có ba phần
    + Phần mở bài : giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;
    + Phần thân bài : kể diễn biến của sự việc;
    + Phần kết bài : kể kết cục của sự việc.
  d. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự :
  đ. Lời văn, đoạn văn tự sự : 
  e. Ngôi kể trong văn tự sự : 
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
    + Ngôi kể thứ nhất : khi tự xưng là tôi 
    + Ngôi kể thứ ba : khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi.
g. Thứ tự kể trong văn tự sự : 
- Thứ tự tự nhiên : việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
- Kể ngược : đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để cho nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
h. Kể chuyện đời thường:  Chỉ phạm vi đời sống thường nhật, hằng ngày.
    i. Kể chuyện tưởng tượng : Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
II. PHẦN BÀI TẬP : 
    a. Kể truyện có sẵn :
- Đề 1 : Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
- Đề 2 : Kể lại một truyện đã biết ( truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em .
·    Lưu ý : Tập kể các truyện đã học 
+ Truyền thuyết : Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Cổ tích : Thạch Sanh ; Em bé thông minh 
+ Truyện ngụ ngôn : Ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem voi
+ Truyện cười : Treo biển 
+ Truyện trung đại : Thầy thuốc giỏi tốt nhất ở tấm lòng
    b. Kể chuyện đời thường :
    - Đề 1 : Kể về một việc tốt mà em đã làm.
    - Đề 2 : Kể về một lần em mắc lỗi ( bỏ học, nói dối, không làm bài,…).
    - Đề 3 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
    - Đề 4 : Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
    - Đề 5 : Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
    - Đề 6 : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ( được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…) 
    - Đề 7 : Kể về những đổi mới ở quê em ( có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,…) 
    - Đề 8 : Kể về thầy giáo ( cô giáo ) của em ( người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập ).
    - Đề 9 : Kể về một người thân của em ( ông bà, bố mẹ, anh chị, …)
    c. Kể chuyện tưởng tượng :
    - Đề 1 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…
    - Đề 2 : Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
    - Đề 3 : Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó mà em biết .

PHẦN I : VĂN BẢN 
    I. TRUYỆN DÂN GIAN:
       1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
  a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : 
  - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,….);
  - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
  - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
  - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
   Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
  c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
     2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học: 
stt    Tên văn bản    Thể loại    Nội dung chính    
1    CON RỒNG CHÁU TIÊN    
Truyền thuyết     Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.    
2    

THÁNH GIÓNG    

Truyền thuyết     Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.    
3    
SƠN TINH, THỦY TINH    
Truyền thuyết      - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt 
  - Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai 
  - Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.    

4    
THẠCH SANH    
Truyện cổ tích      Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.    

5    
EM BÉ THÔNG MINH    
Truyện cổ tích      Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.    
6    
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG    
Truyện ngụ ngôn       Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.    
7    THẦY BÓI XEM VOI    Truyện ngụ ngôn       Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.    
8    
TREO BIỂN    
Truyện cười       Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.    
    II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học: 
 
stt    Tên văn bản    Tác giả    Nội dung chính    
1    CON HỔ CÓ NGHĨA ( ĐT )    Truyện trung đại, Vũ Trinh, Lan trì kiến văn lục.    Truyện thuộc loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.    
2    

MẸ HIỀN DẠY CON ( ĐT )    Truyện trung đại, trích Liệt nữ truyện của Trung Quốc    Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.    
3    Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.    Truyện trung đại,  Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )       Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.    

  PHẦN II : TIẾNG VIỆT
    I. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ : là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
    - Từ đơn : chỉ gồm một tiếng.
    - Từ phức gồm hai hoặc nhiều tiếng.
    - Sơ đồ cấu tạo từ TV :





   

   2. Bài tập :
    2.1/ Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới : 
    Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?
    b. Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc.
    c. Tìm thêm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
     Gợi ý :
    a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép
    b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc : cội nguồn, gốc gác, … 
    c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu, … 
    2.2/ Tìm từ láy :
         Gợi ý :
        a. Tả tiếng cười : khanh khách, ha hả, hô hố, hì hì, …
        b. Tả tiếng nói : ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, lầu bầu, …
        c. Tả dáng điệu : lom khom, lả lướt, nghênh ngang, …
    2.3/ Xác định từ trong câu cho sẵn.
         Gợi ý :
    - Thần/dạy/ dân/ cách /trồng trọt,/ chăn nuôi /và/ cách/ ăn ở.
    - Từ /đấy,/nước/ ta /chăm /nghề /trồng trọt,/ chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ Tết/ làm / bánh chưng, /bánh giầy.
    II. TỪ MƯỢN :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ thuần Việt : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.( VD : ăn, học, đi, ngủ,…)
    - Từ mượn : là do chúng ta vay mượn từ của tiếng nước ngoài:
     + Từ mượn tiếng Hán : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,…
     + Từ mượn ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét,…
  2. Bài tập: 
    2.1/ Xác định từ mượn trong câu:
      a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
     b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
     c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
    2.2/ Kể một số từ mượn mà em biết :
         Gợi ý :
        a. Hán Việt : giang sơn, sứ giả, tráng sĩ,… 
        b. Ngôn ngữ khác : ti vi, xà phòng, mít tinh, ra-đi-ô, ga, xô viết, in-tơ-nét, …
            - Đơn vị đo lường : mét, lít, kí lô gam, …
            - Tên bộ phận xe đạp : ghi đông, líp, sên, …
            - Tên một số đồ vật : cát sét, ti vi, vi ô lông, …
    III. NGHĨA CỦA TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
    - Cách giải thích nghĩa của tư :
      + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị ;
      + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
   2. Bài tập :
    2.1. Đọc các chú thích trong các văn bản đã học.
    2.2. Giải thích nghĩa của các từ:
         Gợi ý :
            - học tập : học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
            - học lỏm : nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
            - học hỏi : tìm tòi, hỏi han để học tập.
            - học hành : học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn.
            - trung bình : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
            - trung gian : ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật, …
            - trung niên : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
     - giếng : hố đào sâu vào lòng đất thẳng đứng để lấy nước.
     - rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp.
     - hèn nhát : không dũng cảm, thiếu can đảm, đáng khinh bỉ.
    2.3 Xem các bài tập ở SGK trang 36.
    IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
    - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa :
     + Nghĩa gốc : là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sơ để hình thành các nghĩa khác.
     + Nghĩa chuyển : là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra từ chuyển nghĩa của chúng :
         Gợi ý :
            - chân : chân bàn, chân núi, chân trời, chân đê, …
            - tai : tai ấm, tai nấm,… 
    2.2/ Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo chỉ bộ phận cơ thể người :
         Gợi ý : lá phổi, quả tim, …
    2.3/ Một số hiện tượng chuyển nghĩa:
       a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động : 
    - cái cưa  cưa gỗ
    - hộp sơn sơn cửa
    - cái bào bào gỗ
       b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị :
    - bó lúa một bó lúa
    - nắm cơm một nắm cơm
    V. CÁC LỖI DÙNG TỪ : 
    - Lỗi lặp từ ;
    - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm ;
     Bài tập : Xác định lỗi dùng từ, nguyên nhân, cách chữa ;
        a. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. ( lặp từ )
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        c. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        d. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng rất lấy làm quý mến bạn Lan. ( lặp từ )
        e. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. ( lặp từ )
        g. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên. ( lặp từ )
        h. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. ( lẫn lộn các từ gần âm )

        i. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. ( lẫn lộn các từ gần âm )
        k. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, …( lẫn lộn các từ gần âm )
     Gợi ý
        a. Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
        b. Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của tỉnh.
        c. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc. 
        d. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. 
        e. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
        g. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
        h. Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
        i. Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
        k. Vùng này còn khá nhiều hủ tục như : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình ; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái, …
    - Dùng từ không đúng nghĩa 
     Bài tập :
    1. Chỉ ra các lỗi và sửa chữa
        a. Mặc dù còn một số yếu  điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
        b. Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
        c. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của người nông dân.
        d. Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.
        e. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.
        f. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.
     Gợi ý
a.    yếu  điểm điểm yếu ( nhược điểm )
b.    đề bạt  bầu
c.    chứng thực  chứng kiến
d.    tống  tung
e.    thực thà  thành khẩn ; bao biện  ngụy biện
f.    tinh tú  tinh túy
    2. Gạch dưới cách kết hợp đúng :
        a. bản ( tuyên ngôn ) - bảng ( tuyên ngôn ) ;
        b. ( tương lai ) sáng lạng - ( tương lai ) xán lạn ;
        c. bôn ba ( hải ngoại ) - buôn ba ( hải ngoại ) ;
        d. ( bức tranh ) thủy mặc - ( bức tranh ) thủy mạc ;
        đ. ( nói năng ) tùy tiện - ( nói năng ) tự tiện.
    VI. DANH TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
    1.1 Đặc điểm của danh từ : 
     + Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …
     + Kết hợp với từ chỉ số lượng phía trước, các từ này, đó, kia, ấy,… ở phía sau.
     + Chức vụ điển hình trong câu là làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
    1.2. Các loại danh từ :
·    Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật : chim, cá, mây, hoa, nước, bàn, ghế,….
·    Danh từ riêng : là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,… Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ : - Phạm Văn Đồng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm ( tên người, địa lí Việt Nam)
     - Pu-skin, Mai-cơn Giắc-xơn, Pa-ri, Mác-xcơ-va (tên người, địa lí nước ngoài) 
         - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa( tên cơ quan, tổ chức, … )
   2. Bài tập : 
    2.1/ Tìm danh từ chung và danh từ riêng :
  “ Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
 Danh từ chung : Ngày xưa, miền,  đất, nước, rồng, con trai,  thần, tên
 Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ,  Long Nữ, Lạc Long Quân
    2.2/ Một số danh từ riêng trong các câu sau quên viết hoa, hãy viết lại cho đúng :
    Ai đi Nam Bộ
    Tiền giang, hậu giang  Tiền Giang, Hậu Giang
    Ai vô thành phố              Thành phố
            Hồ Chí Minh
                    Rực rỡ tên vàng.
    Ai về thăm bưng biền đồng tháp  Đồng Tháp
    Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp  Pháp
    Nơi chôn rau cắt rốn của ta !
    Ai đi Nam – Ngãi, Bình – Phú, khánh hòa  Khánh Hòa
    Ai vô phan rang, phan thiết  Phan Rang, Phan Thiết
    Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc   Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc  
    Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung  Trung
    Ai về với quê hương ta tha thiết
    Sông hương, bến hải, cửa Tùng …  Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng
    Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
    Nói với Nửa – Việt nam yêu quý  Việt Nam
    Rằng : nước ta là của chúng ta
    Nước việt nam dân chủ cộng hòa !  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    VII. CỤM DANH TỪ : 
   1. Lí thuyết : 
·    Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
    Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ , nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
·    Cấu tạo của cụm danh từ : 
Phần trước
( Từ chỉ số lượng )    Phần trung tâm
(Danh từ )    Phần sau
Đặc điểm, vị trí của sự vật    
VD : tất cả /những    em học sinh    chăm ngoan ấy    
   2. Bài tâp: 
    2.1. Tìm cụm danh từ trong các câu : 
     a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
     b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại .
     c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
    2.2. Điền cụm danh từ vào mô hình cụm danh từ.
Phần trước
( Từ chỉ số lượng )    Phần trung tâm
(Danh từ )    Phần sau
Đặc điểm, vị trí của sự vật    
một
một 
một    người chồng
lưỡi búa
con yêu tinh     thật xứng đáng
của cha để lại
ở trên núi, có nhiều phép lạ    

    VIII. SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ :
   1. Lí thuyết : 
    a. Số từ : là những từ chỉ số lượng và thứ tự vật. Khi biểu thị số lượng vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự vật, số từ đứng sau danh từ.
    Ví dụ : - hai chàng, một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, … ( số lượng )
         - Hùng Vương thứ sáu, canh bốn, canh năm,…( số thứ tự )
    b. Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật, có hai nhóm :
        + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : tất cả, hết thảy, ….
        + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : những, các, mọi, từng, hàng,…
   2. Bài tập :
    2.1. Tìm số từ và xác định ý nghĩa của số từ :
            KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
        Một canh…hai canh…lại ba canh,
        Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
        Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, 
        Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.     
                            ( Hồ Chí Minh )
 Một canh…hai canh…lại ba canh
 năm cánh                    chỉ số lượng của sự vật
 Canh bốn, canh năm : chỉ thứ tự vật
    2.2 Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào ?
        Con đi trăm núi ngàn khe
        Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
     trăm, ngàn, muôn : chỉ số lượng nhiều, rất nhiều ( lượng từ )
    2.3. Xác định lượng từ trong các câu:
a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi…
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
    IX. CHỈ TỪ : 
    1. Lí thuyết :
    - Chỉ từ : là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định  vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.( ví dụ: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia,…)
    - Hoạt động của chỉ từ trong câu : chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
Ví dụ : - Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi.( phụ ngữ của cụm danh từ )
            - Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.( trạng ngữ trong câu )
            - Đấy vàng, đây cũng đồng đen
    Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.            ( chủ ngữ trong câu )
    2. Bài tập : 
    2.1. Tìm chỉ từ trong câu, xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy:
Vd : Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
    - Chỉ từ : nay ;
    - Ý nghĩa : chỉ thời gian ;
    - Chức vụ : trạng ngữ trong câu.
2.2. Thay cụm từ trong câu bằng chỉ từ thích hợp. ( Bài tập SGK trang 138 )
X. ĐỘNG TỪ –CỤM ĐỘNG TỪ :
1.    Lí thuyết :
a. Đặc điểm của động từ : 
  - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. ( Vd: ăn, học, đi, …)
  - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,…để tạo thành cụm động từ.
  - Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm vị ngữ.
b. Các loại động từ chính :
 - Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm ): Vd : dám, toan, định,…
 - Động từ chỉ hành động, trạng thái ( không đòi hỏi động từ khác đi kèm), có hai loại :
    + Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì ?) Vd: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng,…
    + Động từ chỉ trạng thái ( trả lời các câu hỏi Làm sao ?, Thế nào ?) Vd: buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, yêu, vui,…
c. Cụm động từ :
 - Cụm động từ : là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Vd: Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
- Cấu tạo của cụm động từ :

Phần trước    Phần trung tâm
( Động từ )    Phần sau    
Cũng/còn/đang/chưa           tìm    được/ngay/câu trả lời    
      2. Bài tập : 
    2.1. Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới .
    2.2. Tìm cụm động từ trong các câu sau:
    a. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà .
    b. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
    c. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
    2.3. Điền cụm động từ vào mô hình cụm động từ. ( Chú ý động từ chính làm trung tâm ).

Phần trước    Phần trung tâm
( Động từ )    Phần sau    
còn đang





    đùa nghịch 
yêu thương 
muốn kén 
đành tìm 

có 
đi hỏi     ở sau nhà
Mị Nương hết mực
cho con một người chồng thật xứng đáng
cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ.
ý kiến của em bé thông minh nọ    

    XI. TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ : 
1.    Lí thuyết : 
    a. Đặc điểm của tính từ :
    - Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sừ vật, hành động, trạng thái ;
    - Tính từ có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,…để tạo thành cụm tính từ ( hạn chế kết hợp với hãy, đừng, chớ )
    - Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu.
    b. Các loại tính từ : 
-    Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ : rất, lắm, quá, khá, hơi,…).Vd: đẹp, xấu, cao, thấp, vàng, xanh, đỏ,…
-    Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với từ chỉ mức độ ).Vd: vàng hoe, vàng ối, vàng lịm, vàng tươi,…
c. Cụm tính từ : 
-    Là loại tổ hợp từ do tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
-    Mô hình cụm tính từ : 
Phần trước    Phần trung tâm
( Tính từ )    Phần sau    
vẫn/còn/đang    trẻ    như một thanh niên    
    2. Bài tập : 
    2.1. Xác định tính từ trong các câu đã cho :
  - Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
  - Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm . Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
    2.2. Tìm cụm tính từ trong câu cho sẵn :
a. Nó sun sun như con đỉa.
    b. Nó chần chẫn như cái đòn càn.
    c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
    d. Nó sừng sững như cái cột đình.
    đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
    2.3. Bài tập 2,3,4 trang 156
  PHẦN III : TẬP LÀM VĂN  
     I. LÍ THUYẾT :
      1. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt : 
·    Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
·    Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
·    Sáu kiểu văn bản thường gặp : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ.
  2. Văn bản tự sự : 
   a. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết  thúc, thể hiện một ý nghĩa.
   b. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự : 
  c.Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự : 
- Chủ đề : là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
- Dàn bài : gồm có ba phần
    + Phần mở bài : giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;
    + Phần thân bài : kể diễn biến của sự việc;
    + Phần kết bài : kể kết cục của sự việc.
  d. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự :
  đ. Lời văn, đoạn văn tự sự : 
  e. Ngôi kể trong văn tự sự : 
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
    + Ngôi kể thứ nhất : khi tự xưng là tôi 
    + Ngôi kể thứ ba : khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi.
g. Thứ tự kể trong văn tự sự : 
- Thứ tự tự nhiên : việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
- Kể ngược : đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để cho nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
h. Kể chuyện đời thường:  Chỉ phạm vi đời sống thường nhật, hằng ngày.
    i. Kể chuyện tưởng tượng : Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
II. PHẦN BÀI TẬP : 
    a. Kể truyện có sẵn :
- Đề 1 : Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
- Đề 2 : Kể lại một truyện đã biết ( truyền thuyết, cổ tích ) bằng lời văn của em .
·    Lưu ý : Tập kể các truyện đã học 
+ Truyền thuyết : Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Cổ tích : Thạch Sanh ; Em bé thông minh 
+ Truyện ngụ ngôn : Ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem voi
+ Truyện cười : Treo biển 
+ Truyện trung đại : Thầy thuốc giỏi tốt nhất ở tấm lòng
    b. Kể chuyện đời thường :
    - Đề 1 : Kể về một việc tốt mà em đã làm.
    - Đề 2 : Kể về một lần em mắc lỗi ( bỏ học, nói dối, không làm bài,…).
    - Đề 3 : Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
    - Đề 4 : Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
    - Đề 5 : Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
    - Đề 6 : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ( được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…) 
    - Đề 7 : Kể về những đổi mới ở quê em ( có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,…) 
    - Đề 8 : Kể về thầy giáo ( cô giáo ) của em ( người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập ).
    - Đề 9 : Kể về một người thân của em ( ông bà, bố mẹ, anh chị, …)
    c. Kể chuyện tưởng tượng :
    - Đề 1 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…
    - Đề 2 : Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào.
    - Đề 3 : Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó mà em biết .

29 tháng 8 2018

vn cố lên 

_việt nam vô đich_:))

29 tháng 8 2018

nhưng pk ủng hộ ntn ???

:))))

29 tháng 8 2018

theo giới tính:cô chú,cậu mợ

theo bậc:cha con,ông cháu,chú cháu.....

29 tháng 8 2018

- Theo giới tính ( nam , nữ ) : Anh chị , cô chú , chị em , cô cậu .

- Theo bậc ( bậc trên , bậc dưới ) : Cha anh , con cháu , cháu chắt .

29 tháng 8 2018

Câu chuyện thật đơn giản mà người ông đã dạy cháu và cũng là dạy chúng ta: muốn hiểu biết phải biết bắt đầu từ đâu, cũng như lòng kiên nhẫn theo đuổi mục đích của mỗi người, của cuộc đời, đúng như cổ nhân đã nói cách tốt nhất của dạy học là làm gương. Đất nước ta cũng vậy các thày cô giáo muốn có kết quả của việc chống bệnh thành tích trong học tập cũng như gian lận trong thi cử thì trước hết lãnh đạo, các thày phải làm tốt sự nghiệp của mình bằng cách làm gương. Như cụ Khổng Tử nói: Không có trò dốt mà chỉ có thày tồi quả chí lý.