K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2019

Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng giêng, 1756, tại Salzburg, Thánh chế La Mã (nay Áo). Leopold Mozart, một nhạc sĩ vĩ cầm và cũng là một giáo viên, đã đích thân giáo dục con trai của ông. Wolfgang không phải cắp sách đến trường; thay vào đó cậu được học tại nhà với cha và chị gái của cậu. Âm nhạc là môn học chính. Tuy nhiên, cậu bé Mozart vẫn được học toán, môn học cậu rất thích, và các môn khác như La tinh, tiếng Pháp, tiếng Ý và một ít tiếng Anh. Cậu cũng đọc rất nhiều văn học kịch nghệ, đó là chất liệu mà cậu sẽ dùng để viết opera sau này.

tớ chỉ biết vậy thôi mong cậu thông cảm

7 tháng 3 2019

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wolfgang_Amadeus_Mozart

bạn vào link này r  lọc ra nhé

hihi###

7 tháng 3 2019

chăm chỉ

7 tháng 3 2019

Phải:

  • - Tránh lối học vẹt, học lệch các môn…
  • - Phải tu dưỡng đạo đức, hoc tập tốt
  • - Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học
  • Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

Kính thưa quý vị đại biểu,quý thầy cô giáo và các bạn thân mến!
Như mọi người đã biết,Bác Hồ -vị cha già kính yêu của dân tộc,Người đã lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ vinh quang. Trong tâm trí Bác luôn thường trực những nỗi lo,những suy nghĩ về dân,về nước :“Hôm nay ,đồng bào miền Nam ngoài ấy như thế nào?” “Các chiến sĩ dân công đang ở trên rừng có rét lắm không?”… “Bác Hồ”,một cái tên mà hễ nhắc đến là mỗi người dân Việt Nam dù ở thành thị hay nông thôn ,dù đồng bằng ha y miền núi ,dù trong nước hay đang ở nước ngoài đều biết đến và dành riêng cho người một tình cảm sâu đậm nhất. Giống như một nhà thơ đã từng viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn !
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.Trong số đó ,có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”của nhà thơ Minh Huệ.Bài thơ được viết giữa năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt .Bằng những vần thơ sâu lắng, thiết tha,Minh Huệ đã khắc hoạ lại hình ảnh một vị lãnh tụ qua cách nhìn của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc,Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận,cùng trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét buốt. Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao người đọc một nỗi niềm xúc động “Đêm nay Bác không ngủ”đã đọng lại trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của dân tộc đang thổn thức giữa trời đêm lạnh giá.Bác lo cho việc nước, việc quân, Bác không ngần ngại hi sinh giang khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc .Bác trầm ngâm,đăm chiêu lặng lẽ…trong khi mọi người đang ngủ ngon.Bác xem những chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình.Trong bài,nhà thơ đã viết:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Bác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con tim của mình để truyền hơi ấm cho con cháu.Điệp ngữ “từng người”đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ.Đối với ai Người cũng chia đều cho họ một tình cảm yêu thương ,đằm thắm, nhẹ nhàng mà cao cả.Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc,ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm lạnh buốt.trong bài,Minh Huệ không tả cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ viết rằng:
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Chỉ qua hai câu thơ,tác giả đã thể hiện được sự thiếu thốn về vật chất của những chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu Việt Bắc.Giữa làn mưa phùn dai dẳng,mọi người cùng nhau dựng lên lán trại bằng tranh đơn sơ,dưới tán cây xanh thẳm.Tuy thiếu thốn về vật chất,nhưng các chiến sĩ lại được.Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn,Bác yêu thương ,chăm sóc từng li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người cha chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình.người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm lo lắng cho chiến dịch đang còn dở dang:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Đoạn thơ trên tuy mộc mạc,giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của bác đối với dân tộc,với đất nước.Bác thức suốt đêm với bao nỗi niềm,với bao tình thương.Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách.Bác là người cha già của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm,đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả đoạn đường dài nhưng “không!”Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho giấc ngủ của mọi người.Sự “trầm ngâm trên nét mặt”, “lặng yên bên bếp lửa”đã thể hiên một tâm hồn đang nặng trĩu những nỗi lo âu.Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ nhưng trong thâm tâm Bác là cả một khối suy nghĩ khổng lồ,Bác luôn ôm cả trăm công ngàn việc và điều đó đã làm cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác với non sông,với mọi người:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Càng nhìn Bác,anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc.Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của Bác.Người đã chăm sóc cho các anh chiến sĩ như tình cha con ruột thịt.Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng,tình thương nồng ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn đêm lạnh giá.Người đã truyền thêm sức mạnh cho con dân nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công.Chính sự chăm chút của Bác đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên,cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng,anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bằng biện pháp tu từ so sánh,tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam.Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích,ông tiên to lớn,vĩ đại, bóng hình ông “lồng lộng”,ông tiên đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S.Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt,đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công.Tình cảm của người cha dành cho những đứa con của mình thật lớn lao và sâu nặng.
Lần thứ ba thức dậy,anh đội viên hoảng hốt khi thấy Bác vẫn còn ngồi đó:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hoảng hốt giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
Lần thứ ba anh đội viên thức dậy,đã sau mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó với bao tâm tư.Chi tiết này đã thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác,đối với người cha của dân tộc.Cho dù nghe lời khuyên của Bác,anh chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh thoảng lại tỉnh giấc.anh không thể ngủ được khi người cha của mình vẫn còn ngồi lặng lẽ ở đó.Và từ lần đầu,anh chỉ mới thầm thì hỏi nhỏ, sang đến lần thứ ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:
-Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! mời Bác ngủ!
Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ,lặp cụm từ: “Mời Bác ngủ,Bác ơi”diễn tả tăng dần sự bồn chồn, lo lắng cho sức khoẻ Bác Hồ của anh chiến sĩ.Mặc dù đã ba lần anh đội viên tha thiết mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức,Người còn động viên anh chiến sĩ :
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị , mộc mạc,Bác đã động viên anh chiến sĩ đi ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác,Bác thức để lo cho non sông, đất nước,Bác ngủ không an lòng vì trong lòng còn bao nỗi lo âu.Cả một khối công việc đang chất đầy trong bộ não của Bác.Và để cho anh đội viên khỏi phải băng khoăn,muốn cho anh an lòng đi ngủ,bác đã giải thích:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Một nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ.hiểu được tấm lòng của Bác,anh chiến sĩ vô cùng vui sướng.Anh muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức luôn cùng Bác.Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại,một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người dân.Hình ảnh “Anh đội viên nhìn Bác,Bác nhìn ngọn lửa hồng”thật đẹp mà cao quý.Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân thành,cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người dân Việt Nam.Ở đoạn kết,Minh Huệ đã viết :
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Lẽ thường tình ấy đơn giản,dễ hiểu mà sâu sắc.Vì tên Người là Hồ Chí Minh.Vì người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ “Lẽ thường tình” hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ kính yêu.Ôi! Bác thật là một con người vì nước quên thân,đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung,thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.

7 tháng 3 2019

Đoạn văn nghen các bạn

7 tháng 3 2019

MẪU DÀN Ý BÀI VĂN TẢ LẠI HÌNH ẢNH CỤ GIÀ NGỒI CÂU CÁ BÊN HỒ

1. Phần Mở bài

- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.

- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em

2. Phần Thân bài

a). Tả khung cảnh chung

- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.

- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.

- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.

- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.

- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.

b). Tả ngoại hình

- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.

Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.

- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.

- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.

- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.

- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.

- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.

c). Tả hoạt động

Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.

Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.

- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.

- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.

Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.

- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.

- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.

Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.

Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.

- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.

Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...

3. Phần Kết bài

Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.

Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.

Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...

7 tháng 3 2019

1. Phần mở bài:

- Mở đầu bài văn, bạn cần giới thiệu vắn tắt về thời gian, không gian cụ già ngồi câu cá.

2. Phần thân bài:

- Cần làm nổi bật chân dung cụ già với phong thái, dáng ngồi và cách cầm chiếc cần

Ví dụ:

+ Miêu tả khuôn mặt nổi bật của người già (chú ý đôi mắt, chòm râu, mái tóc…).

+ Tư thế ngồi của người già thường là ngồi thấp có thiên hướng người hơi khom xuống vì tuổi tác.
- Miêu tả cử chỉ, hành động  của cụ từ xa đến gần. 
+ Miêu tả thêm đôi bàn tay của người già và cách cầm chiếc cần câu

+ Làm nổi lên hình ảnh đặc trưng của việc đi câu như: tìm mồi, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối... 

- Kế đến là phong thái đặc trưng của người già  ngồi câu gợi ra điều gì? (sự ung dung tự tại, nhàn nhã, trầm lặng,...).

- Để không gian câu cá thêm sinh động, bạn có thể tả thêm hình ảnh bầu trời, cảnh vật xung quang, cây cối, người qua lại...

- Kết thúc buổi đi câu ra sao, dáng đi và thành quả câu cá có được...
- Những ấn tượng tốt đẹp từ hình ảnh ông cụ đi câu.

3. Phần kết luận:

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá gợi gợi cho em liên tưởng về hình dáng của ông nội, ông ngoại hay một người già nào đó mà em biết.

- Qua đó hình ảnh cụ già, em thấy điều gì tốt đẹp trong cuộc sống...

7 tháng 3 2019

1. Phần Mở bài

- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.

- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em.

2. Phần Thân bài

a). Tả khung cảnh chung

- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.

- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.

- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.

- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.

- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.

b). Tả ngoại hình

- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.

Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.

- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.

- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.

- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.

- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.

- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.

c). Tả hoạt động

Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.

Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.

- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.

- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.

Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.

- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.

- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.

Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.

Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.

- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.

Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...

3. Phần Kết bài

Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.

Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.

Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...

Thơ hài cổ vũ đội tuyển Việt Nam


Cổ Vũ 

Hôm nay sân đổ mưa rào
Gái đẹp quảng cáo quả đào đẹp xinh
Toàn sân cầu thủ dậm chân
Chỉ đứng một chỗ mà đần mắt ra

Thế này cầu thủ ..... chết ta....?
cờ trên cờ dưới tiên cha nhà mày .....!
Bây giờ ứ phải lúc này
Mong mày nằm ngủ ông mày..... Còn chơi

Bây giờ ko phải lúc xơi
Sao mày lại gọi lại mời ông Sao
Nhìn đào ....ày lắc ông gào
Làm ông lại nhớ con Ngao..... Quá trời .

Tác giả: Phạm Huyền

1. Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Hay Nhất Về Tình Yêu

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 1:

Tôi biết tình yêu là liều thuốc độc
Giết lòng tôi trong những lúc cô đơn
Mà sao tôi cứ mãi đi tìm
Một tình yêu trong nỗi tuyệt vọng.

=> Đây là bài thơ chế hay nhất đang được nhiều người sử dụng để thể hiện tình yêu của mình.

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 2:

Chọn mãi mới được một ngày
Gặp anh để quyết giãi bày yêu thương
Hai đứa ngồi trên bờ mương
Công nông thì chạy trên đường, bụi ghê
Cứ thế mà buôn dưa lê
Mãi không đề cập vấn đề trọng tâm
Anh liền nói chuyện lòng vòng
Ðợi em sơ ý là cầm tay luôn..
Ngờ đâu anh chộp đã nhanh
Em rút tay lại còn lành nghề hơn
Mất đà anh lộn xuống mương
Bò lên đã thấy em chuồn từ lâu.
Vừa về anh vừa lầu bầu:
"Biết thế bố bỏ từ lâu cho rồi".

=> Chắc chắn khi bạn đưa này lên mạng xã hội, bài đăng của bạn sẽ được nhiều , comment đấy.

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 3:

Trên trời hàng vạn ngôi sao
Sao anh chiếu hạng là sao lừa tình
Thế gian có vạn bóng hình
Làm sao anh phải chung tình với em

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 4:

Tình yêu như mắt với tai.
Nếu thiếu một đứa tương lai còn gì.

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 5:

Trái tim em chỉ 1 lần mở cửa.
Đón anh vào rồi khép lại ngàn năm.
Nhưng lần đó em quên không đóng cửa.
Anh vào rồi thằng khác cũng vào theo.

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 6:

Tình yêu như một cái nồi.
Cái vung mà khít thì sôi rì rà.

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 7:

Bước đến nhà em, bóng xế tà.
Đứng chờ năm phút bố em ra.
Lơ thơ phía trước vài con chó.
Lác đác đằng sau chiếc chổi chà...

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 8:

Tình yêu như một cái chai.
Rót lắm cũng hết nên ai cũng thèm.

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 9:

Nếu như em là phở
Anh sẽ là nước lèo
Cuộc đời cuốn vèo vèo
Ta bên nhau em nhé

=> Bài thơ chế tình yêu ngắn ví von tình cảm của chàng luôn gắn kết với nàng. Nếu bạn sử dụng câu này, đảm bảo nàng sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ.

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 10:

Tình yêu như món thịt gà
Người trẻ háo hức, người già chê dai

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 11:

Giá như anh có thể ấn Ctrl+Z
Thì khi này anh đã ở bên em
Chứ đâu phải cô đơn ngồi quét
Những con Virus đang tràn ngập trái tim.

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 12:

Trên thế giới có muôn vàn gái đẹp
Em tưởng rằng em đẹp lắm hay sao
Cớ như em tui đá xuống gầm cầu
Chưa hả giận lôi đầu lên ...đá tiếp

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 13:

Tình yêu như lốp với săm.
Săm mà bị hỏng lốp nằm với ai?

Bài thơ chế về tình yêu hài hước nhất số 14:

Thất tình mới biết yêu là khổ
Say tình mới biết khổ vì yêu
Thức đêm mới biết đêm dài
Yêu người mới biết những ngày đợi mong.

Bài thơ chế về tình yêu bá đạo nhất số 15:

Anh yêu em không hề bốc phét
Tình yêu dài một mét có dư
Anh yêu em không sợ đau khổ
Năm trong quan tài thò cổ ra yêu ...
=> Bài thơ chế diễn tả tình yêu bền vững, dài lâu, vượt qua mọi khó khăn và thử thách

Bài thơ chế hay nhất về tình yêu số 16:

Chuyện tình sinh viên một buổi chiều
Hai người đứng ở trước cầu tiêu
Em không có giấy, anh cho ít
Mỉm cười em gật, thế là yêu

Bài thơ chế tình yêu hay nhất số 17:

Tình yêu như chiếc bút chì.
Lâu lâu không vót... tức thì vứt toi.

Bài thơ chế bựa về tình yêu số 18:

Tình yêu như cái bánh đa.
Ai đem nhúng nước thế là mất ăn.

Bài thơ chế hài hước về tình yêu số 19:

Em là nàng tiên của anh
Vậy sao em lại nỡ đành bỏ đi
Vắng em, anh sống làm chi?
Quên ăn quên ngủ, da thì bọc xương
Có em anh ở thiên đường
Mất em địa ngục anh trườn, anh lăn
Em yêu em có biết chăng
Xa em một phút ngỡ bằng thiên thu
Không em, anh hoá ... ngu ngu
Vào ra 2 phút lại tru một tràng
Trăng buồn trăng mất ánh vàng
Anh sầu anh gãy khúc đàn phân ly
Không em đời có nghĩa gì
Về đây em hỡi, "mân nì" của anh

Bài thơ chế bá đạo về tình yêu số 20:

Tình yêu như một trò chơi.
Hỏi rằng nhân thế mấy người thắng đây?

2. Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Hay Nhất Về Tuổi Học Sinh

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 1:

Giám thị nhìn em giám thị cười
Em nhìn giám thị lệ tuôn rơi
Cổng trường Đại học cao vời vợi
Ruộng đồng mênh mông đón em về

=> Bài thơ chế hài hước diễn tả cảnh đi thi mà ai cũng phải trải qua làm ai đọc qua cũng thấy đúng.

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 2:

Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đỗ đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Cạnh anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
Sư phạm trước tính làm thầy
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
hàng trà đá, thuốc lào...cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi"
Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn...
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài
Đồng Xuân.Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao ...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo ...

=> Bài thơ chế nói về các thực trạng sinh viên khi ra trường.

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 3:

Học không yêu yếu dần rồi chết
Yêu không học không ngóc được lên

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 4:

Còn thời lên ngựa bắn cung
Hết thời xuống ngựa lấy thun bắn ruồi

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 5:

Học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ
Chơi mà không học vừa khỏe vừa vui

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 6:

Ở đâu cũng có anh hùng
Ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 7:

Mười năm cắp sách theo thầy
Năm thứ mười một vác cày theo trâu.

=> Bài thơ chế này cũng giống bài thơ chế về tuổi học sinh số 2 nói về thực trạng sau khi ra trường của học sinh, sinh viên.

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 8:

Học ho lắm cũng ăn mắm với cà
Học tà tà cũng ăn cà với mắm
Học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng
Học luồn xuống cũng cởi truồng đi tắm
Học cho lắm tắm hỏng có quần thay
Học cho hay tắm thay hoài cái quần cũ

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 9:

Học buồn nguồi cắn bút chơi
Cắn đi cắn lại lại gãy cái răng vàng

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 11:

Học hành như cá kho tiêu
Kho nhiều thì mặn học nhiều thì ngu

=> Bài thơ chế này nói đến việc học ví von việc học hành với kho tiêu. Bạn có thấy đúng không?

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 12:

Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Điểm thi trên giấy thấy con 3
Lom khom dưới lớp kẻ ngậm bút
Lác đác bên trên kẻ ngắm trời
Thương má đau lòng con bí quá
Thương thầy ở lại một năm chơi

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 13:

Bắt đầu ngủ giữa tiết ba
Đến khi tỉnh giấc đã là tiết năm

>> Đây là một bài thơ chế hay được nhiều học sinh "thực hành".

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 14:

Người ta đi học có đôi
Còn tôi đi học ôi thôi phát sầu
Một mình ngồi ngắm bồ câu
Nó cũng ... hai đứa ... lại càng sầu thêm

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 15:

Học làm chi, thi làm chi
Tú Xương còn rớt, huống chi là mình

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 16:

Ngày xưa giám thị cũng đi thi
Cũng quay cũng cóp có kém gì
Mà nay giám thị lại trông chặt
Chẳng để em xem 1 tý gì

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 17:

Chán đời cắt tóc đi tu
Nghĩ đi nghĩ lại đi tù sướng hơn
Trong tù làm chủ giang sơn
Một căn phòng đá với dăm ba thằng
Thằng nào cũng có khiếu năng
Thằng thì giỏi họa thằng thì làm thơ
Có thằng lại đứng ngẩn ngơ
Vì sao ta lại trở vô nhà tù ?

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 18:

Học trò ngày nay quậy tới trời
10 thằng đi học 9 thằng chơi
3 thằng đến lớp 2 thằng ngủ
Còn lại thằng kia cũng gật gù

=> Bài thơ chế hay, chắc hẳn ai cũng trải qua ít nhất một lần ngủ trong giờ học.

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 19:

Trung thu là Tết thiếu nhi
Cớ sao người lớn lại đi chơi nhiều
Đi nhiều rồi lại làm liều
Làm liều rồi lại thêm nhiều thiếu nhi

Bài thơ chế hay nhất về tuổi học sinh số 20:

Đêm qua mơ được về nhà
Được hôn cô bé hóa ra hun nhầm
Hôm sau cả bọn cười ầm
Hôm qua thằng ấy hôn nhầm phải tao

3. Tuyển Tập Những Bài Thơ Chế Hay Nhất Về Tình Bạn

Bài thơ chế hay nhất về tình bạn số 1:

Này bạn ơi sống thật tí đi
Ác thì ác hẳn cho tớ ghê
Tốt thì tốt luôn cho tớ nể
Chứ đừng có lúc này lúc khác
Như vậy biết đường đâu tớ né

Bài thơ chế hay nhất về tình bạn số 2:

Chơi với bạn hết lòng ... bạn chơi lại hết hồn
Nếu bạn muốn đối mặt ... Mình sẵn sàng đối diện
Người xấu thì nhiều ... Người biết điều thì ít
Bạn ơi nhớ là ...
Tiền rách vẫn còn giá trị ... Nhân cách rách thì đéo là gì đâu.

Bài thơ chế hay nhất về tình bạn số 3:

Đừng trách tôi ác
Cũng đừng hỏi vì sao tôi khác
Chỉ là tôi đang mất cảnh giác
Khi bị người khác bóp nát niềm tin

Bài thơ chế hay nhất về tình bạn số 4:

Tôi sẽ đứng đó ... Để nhìn nó gặm xương
Tôi sẽ nhìn vào gương ... Để đo lường cuộc sống
Tại đời tôi từng khó ... Và cờ hó đã từng hại tôi.

>> Bài thơ chế nói về người bạn "hai mặt".

Bài thơ chế hay nhất về tình bạn số 5:

Tìm một người bạn thân không khó
Nhưng quan trọng nó là cờ hó hay là Người

Bài thơ chế hay nhất về tình bạn số 6:

Đừng thấy tao nhịn - mà ngồi lên đầu tao!
Đừng thấy tao bơ - mà nghĩ tao ngu ngơ!
Đừng nghĩ tao bất ngờ - hãy biết là tao đoán được
Muốn đóng kịch với nhau à
Ok, Tao sẵn sàng chuyển chèo thành cải lương

=> Đây là bài thơ chế đá đểu tình bạn hay nhằm muốn ám chỉ người bạn có "hai mặt"

Bài thơ chế hay nhất về tình bạn số 7:

Bạn bè tốt là khi thấy té thì đỡ
Chứ không phải đợi lúc mình tắt thở rồi mới thắp nhang

=> Đây là bài thơ chế hay nói về tình bạn, bạn tốt thì dù trong hoạn nạn đều có nhau.

7 tháng 3 2019

trăng lên đỉnh núi trăng tà

quanh đi quẩn lại đã là nửa năm

vậy mà bạn cứ biệt tăm

tiền t ko trả sang năm giỗ đầu=))

- Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Các kiểu hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
VD : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công 
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
CD : Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
VD : “Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
VD : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.

7 tháng 3 2019

Có 4 kiểu hoán dụ:

1, Lấy 1 bộ phận để gọi cái toàn thể.

VD: Bàn tay ta làm nên tất cả

       Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng hình ảnh bàn tay để gọi cái toàn thể là người lao động.

2, Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị đựng.

VD:  Vì sao? Trái Đất nặng ân tình

        Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.

Trái Đất (vật chứa đựng) chỉ đông đảo người dân trên toàn thế giới (vật bị chứa đựng).

3, Lấy đặc điểm, tính chất (dấu hiệu) của sự vật để chỉ sự vật.

VD:     Áo chàm đưa buổi phân li

      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

Áo chàm (y phục) chỉ đồng bào Việt Bắc (thường mặc y phục này).

4, Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.

VD:     Một cây làm chẳng nên non

      Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Một cây (số lượng cụ thể) biểu thị số ít, ba cây (số lượng cụ thể) biểu thị số nhiều.

7 tháng 3 2019

Em nghe lời Bác

Học hành chăm chỉ

Giúp đỡ cha mẹ

Ấy là trò ngoan

7 tháng 3 2019

Hạt gạo làng ta

Màu trắng nõn là 

Cắm cơm ngon lắm

Em ăn với mắm

Cùng con cá khô