K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc hiểu được một tâm lí đơn giản mà thấu lớn lao.

-Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn nhưng đêm không ngủ cua Bác. Việc bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác. Vì người là một vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người dành chọn vẹn cho nước cho nhân dân cho tổ quốc. Đó chính là lẽ sống của Bác mà mọi người dân đền thấu hiểu

 
22 tháng 4 2019

                                                                                    Bài làm

Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng, nên có chỗ gọi là Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, được đánh giá là "đệ nhất kì quan", có nghĩa là cảnh đẹp nhất. Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối vôi nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét. Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25 - 40m. Đến hang thứ mười bổn, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hang to ở phía sâu,nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các trang thiết bị (máy móc, đèn, quần áo, thuốc men... ) cân thiết đặt chân tới. Tuy nhiên, hang động Phong Nha phía sâu bên trong, cùng các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh 40000ha vẫn còn cất giữ bao điều huyền bí thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết. Cảnh vật muôn hình, muôn vẻ khiến cho du khách say mê. Động là nơi nghỉ ngơi, thư giãn vui chơi của mọi người sau những ngày tháng lao động mệt nhọc. Du khách có thể ngoạn cảnh bằng thuyền hoặc đi bộ, chụp ảnh kỉ niệm, thắp hương cúng Phật cầu maỵ... Cảnh đẹp của động Phong Nha thật chẳng khác gì chốn thần tiên.

Chúc học tốt nhé!!!

 

Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng, nên có chỗ gọi là Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, được đánh giá là “đệ nhất kì quan”, có nghĩa là cảnh đẹp nhất. Động Phong Nha lại ở gần con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên Trường Sơn, đã từng được sử dụng làm kho lương thực và vũ khí khổng lồ của bộ đội ta thời đánh Mĩ. Điểu đó càng làm cho kì quan Phong Nha mang thêm nhiều giá trị và ý nghĩa. Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cùng với bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác.

 

Bài viết của tác giả Trần Hoàng đề cập đến một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong cuộc sống hiện nay là bảo vệ môi trường thiên nhiên và phát triển kinh tế du lịch; đồng thời giúp người đọc hình dung ra vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha và hiểu được vị trí quan trọng của nó trong đời sống của dân tộc Việt Nam hôm nay và mãi mãi về sau. Từ đó khơi dậy lòng tự hào và ý thức tham gia giữ gìn những danh lam thắng cảnh của đất nước.

Phần mở đầu, tác giả giới thiệu vị trí của quần thể động Phong Nha: “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình... Tiếp đến là miêu tả hai đường vào động, (một đường thuỷ, một đường bộ) cùng gặp nhau ỏ bến sông Son, rồi theo sông Son mà đi tiếp vào hang. Đu khách có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường:

Đường thuỷ ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Dường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đường dài chừng 20 cây số). Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới cửa hang Phong Nha.

Nếu đi bằng đường thuỷ thì du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng cảnh sắc tươi đẹp hai bên bờ sông Son:

Sông mang tiếng là “Son” nhưng nước lại một màu xanh thẳm và rất trong. Ngồi trên thuyền chạy ngược sông, nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác.

Hai bộ phận chính của Phong Nha là Dộng khô  Động nước:

Động khô ở độ cao 200m, theo các nhà địa lí học, thuở xưa vốnlà một dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

Trái với Dộng khô, Dộng nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm... Sông khá sâu và nước rất trong. Hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều nhất chính là Động nước.

Tác giả giới thiệu thật tỉ mỉ, chi tiết Đềgợi sự hiếu kì của du khách:

Vào Dộng nước phải đi bằng thuyền và mang theo đèn đuốc, bởi càng đi sâu vào trong thì hang càng tối. Hiện nay, ở một sốnơi trong hang đã mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500m hang vẫn phải cần tới đuốc, đèn.

Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối vôi nhau bởi một hành lang dài hơn ngàn rưởi mét cùng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét. Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10m. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25 - 40m. Đến hang thứ mười bổn, có thể theo các hành lang hẹp Đềđến các hang to ở phía sâu,nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các trang thiết bị (máy móc, đèn, quần áo, thuốc men... ) cân thiết đặt chân tới. Tuy nhiên, hang động Phong Nha phía sâu bên trong, cùng các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh 40000ha vẫn còn cất giữ bao điều huyền bí thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.

Người viết đã miêu tả từ khái quát đến chi tiết, khiến cho vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha như hiện ra rõ ràng trước mắt du khách:

Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của nó. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước... Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ... Bàn tay tài hoa của Tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Trong hang cũng có một số bãi cát, bãi đá Đềthuyền ghé lại cho khách đi thuyền dừng chân mặc sức leo trèo, luồn lách qua các bậc đá, các ngõ ngách Đềthăm thú đây đó, chụp ảnh, ghi hình hoặc thắp hương lên các bàn thờ do người Chăm, người Việt dựng nên tự thuở nào.

Đây thực sự là một bức tranh hang động tuyệt đẹp với những đường nét, hình khối đa dạng, phong phú, màu sắc rực rỡ, lung linh. Người đọc đã cảm nhận được nét kì vĩ có một không hai của quần thể hang động Phong Nha.

Cảnh vật muôn hình, muôn vẻ khiến cho du khách say mê. Động là nơi nghỉ ngơi, thư giãn vui chơi của mọi người sau những ngày tháng lao động mệt nhọc. Du khách có thể ngoạn cảnh bằng thuyền hoặc đi bộ, chụp ảnh kỉ niệm, thắp hương cúng Phật cầu maỵ... Cảnh đẹp của động Phong Nha thật chẳng khác gì chốn thần tiên.

Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài động Phong Nha, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh. Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Một tiếng nước rơi, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.

Tác giả bài viết này đã lặp lại lời nói của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh Đềkhẳng định vẻ đẹp của động Phong Nha và gợi cho người đọc thấy rõ tương lai của động trong thời gian tới:

Với một vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo riêng, động Phong Nha được xem là “Kì quan đệ nhất động” của Việt Nam. Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: "Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới". Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh gần đây, động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.

Kết luận bài viết, tác giả xác định giá trị của động Phong Nha về cảnh quan và sức thu hút to lớn của nó đối với khách du lịch bốn phương:

Động Phong Nha đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm và khách du lịch trong và ngoài nước. Phong Nha cũng đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác Đềsớm trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.

Bài văn Động Phong Nha đã cho ta thấy vẻ đẹp kì thú của động. Từ đó, tác giả đề cập tới những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra một cách bức thiết: bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, đầu tư khai thác nguồn lợi của thiên nhiên nhằm phát triển kinh tế du lịch - một trong những mũi nhọn kinh tế làm giàu cho đất nước.

 
22 tháng 4 2019

Hôm đó, khi đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ đưa bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm mười đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Chánh được điểm mười toán thật cơ à?” Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con à!”
 

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, thầy cô bè bạn,… chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hằng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.
 

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.
 

Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời. 

Trời đã xế chiều ánh hoàng hôn dần buông xuống, Cả nhà đang quây quần bên bữa cơm chiều. Chợt ngoài cửa có tiếng cô đưa thư gọi vọng vào: Mời bác Tâm ra nhận thư bảo đảm. Mẹ tôi vội vàng ra kí nhận rồi trở vào nhà với nét mặt rạng rỡ lạ thường. Mẹ vội vàng mở phong thư rồi reo lên con gái mẹ thành công rồi! Con gái mẹ thật giỏi! Đó là giây phút hạnh phúc nhất trong tuổi thơ tôi. Hình ảnh mẹ lúc ấy khiến tôi còn nhớ mãi.

Niềm vui ngập tràn trong căn nhà nhỏ bé. Niềm vui được nhân lên trong tim mỗi người. Niềm vui tỏa sáng rạng ngời trên gương mặt mẹ tôi. Bởi bao năm nay mẹ đã vất vả không quản ngại nắng mưa đưa tôi đi học vẽ, không những thế mẹ còn phải tần tảo sớm hôm làm việc kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Mẹ dành dụm từng đồng tiền ít ỏi để mua bút lông, màu vẽ… Thành công của tôi hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của mẹ.

Mẹ đọc đi đọc lại từng dòng chữ trong thư. Em: Nguyễn Thanh Thảo đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh "Mùa hè của em". Trong thư còn mời rõ 8 giờ sáng mai tại nhà văn hóa tỉnh sẽ tổ chức triển lãm tranh và phát giải thưởng. Lúc này tôi mới ngắm kĩ mẹ tôi. Làn da mẹ hình như hồng hơn, nụ cười tươi thắm hơn mà giọng nói mới ấm áp, dịu dàng làm sao. Vẫn giọng nói ấy sao hôm nay tôi thấy mến thương vô cùng. Thế rồi mẹ sửa soạn đi mời bà nội, bà ngoại sang nhà cùng chung niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình. Nhìn bước đi nhanh nhẹn, dáng người nhỏ nhắn tôi thấy thương mẹ và gắng học giỏi, vẽ đẹp hơn nữa để xứng đáng với lòng mong đợi của mẹ.

Rồi tối hôm ấy mẹ ôm tôi vào lòng nước mắt tuôn rơi. Có lẽ đó là những giọt nước mắt hạnh phúc tự hào của mẹ. Bởi mẹ vẫn thường dặn tôi rằng: Con cứ vẽ những gì con yêu thích nhất. Vậy các bạn có biết tôi vẽ gì không? Đó chính là bức chân dung mẹ với dòng chữ "Mẹ tôi" dưới bức tranh.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, tôi đã dần khôn lớn, trưởng thành. Trên bước đường thành công của tôi vẫn có bước chân tần tảo của người mẹ hiền.

 
22 tháng 4 2019

        Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:

                                                                              "Thương Cuội không được học

                                                                                      Hú gọi trâu đến giờ!".


 

Câu 1: Quả nào sau đây là quả khô? a. Qủa ổi                   b. Qủa cao su           c.Qủa cam                 d. Qủa chanhCâu 2: Quả và hạt có các cách phát tán chính: a. phát tán nhờ gió, nhờ động vật                             b. phán tán nhờ động vật, tự phát tán  c. tự phát tán, phát tán nhờ gió                                  d.phát tán nhờ gió, động vật, tự phát tánCâu 3: Câu bèo tây sống trôi...
Đọc tiếp

Câu 1: Quả nào sau đây là quả khô?

 a. Qủa ổi                   b. Qủa cao su           c.Qủa cam                 d. Qủa chanh

Câu 2: Quả và hạt có các cách phát tán chính:

 a. phát tán nhờ gió, nhờ động vật                             b. phán tán nhờ động vật, tự phát tán 

 c. tự phát tán, phát tán nhờ gió                                  d.phát tán nhờ gió, động vật, tự phát tán

Câu 3: Câu bèo tây sống trôi nổi trên bề mặt nước có đặc điểm

 a. cuống lá phình to, mềm , xốp                                      b. cuống lá nhỏ, cứng, dài

 c. rễ dài                                                                            d. thân mọng nước

Câu 4: Tiêu chuẩn chính để phân biệt lớp một lá mầm và hai lá mầm là

 a. số cánh hoa                  b. số lá mầm của phôi ở trong hạt                     c. dạng thân              d. kiểu rế

Câu 5:Hạt trần khác hạt kín ở đặc điểm

 a, có hạt nằm trogn quả                 b. có mạch dẫn

 c. có hạt nằm trên noãn hở              d. chưa có mạch dẫn

Câu 6: Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì đối với động vật?

 a. cung cấp oxi cho động vật                            b. cung cấp nơi ở cho động vật

 c.cung cấp thức ăn cho động vật                       d. cung cấp nơi sinh sản cho động vật

Câu 9:Cây nào sau đây thuộc lớp 1 lá mầm?

 a. Cây mít             b. cây ổi                   c. cây lúa                    d.cây bưởi

Câu 10:............ có cách phát tán nhờ gió

 a.quả chò                           b. quả đậu đen                  c.quả mít                    d. quả chi chi

Câu 11:......... sống ở bãi lầy ngập thủy triều và ven biển.

 a. cây rong đuôi chó                       b. cây xương rồng                 c, cây sen                       d. cây đước

Câu 12: Để nhận biết cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm người ta dựa vào các dấu hiệu: 

 a. kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân,số lá mầm của phôi ở trong hạt

 b.kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng quả,số lá mầm của phôi ở trong hạt

 c. kiểu rễ, dạng quả, số cánh hoa, dạng thân, số lá mầm của phôi trong hạt

2
22 tháng 4 2019

Câu 1 - b 

Câu 2 -d 

Câu 3  - a 

Câu 4  - b 

Câu 5  - c 

Câu 6 - a 

Câu 9  - c

Câu 10 - a 

Câu 11 - d 

Câu 12  - a 

22 tháng 4 2019

Câu 1: Quả nào sau đây là quả khô?

 a. Qủa ổi                    b. Qủa cao su           c.Qủa cam                 d. Qủa chanh

Câu 2: Quả và hạt có các cách phát tán chính:

 a. phát tán nhờ gió, nhờ động vật                             b. phán tán nhờ động vật, tự phát tán 

 c. tự phát tán, phát tán nhờ gió                                  d.phát tán nhờ gió, động vật, tự phát tán

Câu 3: Câu bèo tây sống trôi nổi trên bề mặt nước có đặc điểm

 a. cuống lá phình to, mềm , xốp                                      b. cuống lá nhỏ, cứng, dài

 c. rễ dài                                                                            d. thân mọng nước

Câu 4: Tiêu chuẩn chính để phân biệt lớp một lá mầm và hai lá mầm là

 a. số cánh hoa                  b. số lá mầm của phôi ở trong hạt                     c. dạng thân              d. kiểu rế

Câu 5:Hạt trần khác hạt kín ở đặc điểm

 a, có hạt nằm trogn quả                 b. có mạch dẫn

 c. có hạt nằm trên noãn hở              d. chưa có mạch dẫn

Câu 6: Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì đối với động vật?

 a. cung cấp oxi cho động vật                            b. cung cấp nơi ở cho động vật

 c.cung cấp thức ăn cho động vật                       d. cung cấp nơi sinh sản cho động vật

Câu 9:Cây nào sau đây thuộc lớp 1 lá mầm?

 a. Cây mít             b. cây ổi                   c. cây lúa                    d.cây bưởi

Câu 10:............ có cách phát tán nhờ gió

 a.quả chò                           b. quả đậu đen                  c.quả mít                    d. quả chi chi

Câu 11:......... sống ở bãi lầy ngập thủy triều và ven biển.

 a. cây rong đuôi chó                       b. cây xương rồng                 c, cây sen                       d. cây đước

Câu 12: Để nhận biết cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm người ta dựa vào các dấu hiệu: 

 a. kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân,số lá mầm của phôi ở trong hạt

 b.kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng quả,số lá mầm của phôi ở trong hạt

 c. kiểu rễ, dạng quả, số cánh hoa, dạng thân, số lá mầm của phôi trong hạt

27 tháng 8 2021

là cặc của mày đó con ạ

17 tháng 8 2023

là..... à mà thôithanghoa

21 tháng 4 2019

Đơn giản là tại vì.....

Đôi mắt ở trước hai lỗ tai

Theo tui là vậy đó =))

Không biết đúng không?

_vì nó thường xuyên xảy ra và luôn luôn thấy thế nên là thế!

21 tháng 4 2019

"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.

Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.



 

21 tháng 4 2019

Tham khảo bạn nhé ! 

https://h.vn/hoi-dap/question/235373.html

> <

21 tháng 4 2019

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."

"Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh..."

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa".

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. "...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...". Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành "pháo đài xanh" vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. " Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..."

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : "Cây tre Việt Nam" của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : "Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù". Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.