K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2018

mk ko có ny bạn ạ

10 tháng 1 2018

Nghệ thuật: Chơi chữ

Kiểu chơi chữ: - Sử dụng từ đồng âm

Xuân: Tên riêng                                 xuân: 1 mùa trong năm

Hạ( ko có chữ mùa nha) : Tên chợ       hạ : 1 mùa trong năm

Thu: tên của 1 loại cá                          thu:1 mùa trong năm

đông : tính từ                                   đông: 1 mùa trong năm

10 tháng 1 2018

 1  Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai .

2  Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

3 Thân em như giếng giữa đình

Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân.

4  Thân em như hạt mưa sa 

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

5   Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

10 tháng 1 2018

thân em gầy

thân em béo

thân em cao

thân em thấp

thân em tròn

10 tháng 1 2018

bài ca dao trên muốn ns :

tháng 5 là tháng tròng trọt ko kể nam hay nữ đều làm việc rất chăm chỉ , và đền sau những ngày vất vả gieo trồng và được sự ủng hộ của thiên nhiên thì những hạt gieo trồng được nảy mầm

bài học rút ra:

Mỗi chúng ta thực sự cố gắng và chăm chỉ xẽ nhận được thành quả mà ta mong muốn

CHÚC BN HOK GIỎI!!!!!!

10 tháng 1 2018

mk chịu nhung phan h cai j

10 tháng 1 2018

1) Phong Dinh đẹp lắm ai ơi
Bậu về bên đó cho tôi cùng về

2) Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Gian

3) Cá trê trắng nấu với rau cần
Muốn về Kinh Xáng cho gần với em

4) Hai con sông nước mênh mông
Nhà em sông Hậu nhà anh sông Tiền
Cách nhau một dải đất liền
Hai con sông nước chảy riêng hai dòng
Ta cùng uống nước Cửu Long
Nước sông càng ngọt lúa đồng càng xanh
Dù em cách trở xa anh
Cách trăm quả núi cách nghìn con sông
Chúng ta một dạ một lòng
Mối thù đế quốc ta đồng chung lo
Cùng nhau xây dựng cơ đồ
Nước nhà hết giặc bấy giờ mới yên

5) Gặp em Ngã Bảy hò ơ
Dòng sông bảy ngả tìm em ngả nào?

6) Sông Ngã Bảy chảy về bảy ngả
Thuyền đến đây về ngả nào đây
Buồm không theo kịp chim bay
Xa nhau biết hẹn ngày nào gặp nhau.

7) Rủ nhau đi tắm sông Sau
Áo đen che nắng, quạt Tàu che mưa

8) Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh Cùng
Tràm xanh củi lụt, anh hùng thiếu chi?

9) Kinh Xáng mới đào, tàu đương chạy
Anh thương em thì thương đại
Đừng ngại, bớ điệu chung tình

10) Thất Sơn ai đắp mà cao
Sông Tiền sông Hậu ai đào mà sâu

11) Sông Tiền sông Hậu cùng nguồn
Thuyền bè tấp nập bán buôn dập dìu

12) Tàu Nam Vang  chạy ra biển Bắc
Xuồng câu tôm đậu sát bến nga
Thấy em mất mẹ còn cha
Muốn vô hoạn dưỡng biết là đặng không?

Mình mới biết có 12 câu thôi, mong bạn thông cảm, chúc bạn học tốt. ^^ THÂN !!!

19 tháng 1 2021

ôi dài thật

9 tháng 1 2018

Xin lỗi chị nhưng em mới học lớp 6 thui

9 tháng 1 2018

xin lỗi nha mình ko biết Linh Bùi Thị Thùy    star butterfly  love you 

9 tháng 1 2018

I.    DÀN Ý
1.    Mở bài:
–    Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.
–    Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.
–    Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thìa về đạo làm con.

2.    Thân bài:
*    Lỗi lầm của En-ri-cô:
+ Ham chơi hơn ham học.
+ Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.
*    Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:
+ Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.
+ Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.
+ Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…
+ Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
*    Lời khuyên thấm thía của người cha:
+ Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.
+ Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.
+ Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.
+ Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn lá thấy con bội bạc với mẹ.


3.    Kết bài:
–    Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

–    Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.


II.    BÀI LÀM

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.

Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng, ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm:

Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này Ị Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.

Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì; Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

phat bieu cam nghi ve bai me toi

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.

Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.

Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.

Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.

1. Mở bài:

  • Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.
  • Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.
  • Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.

2. Thân bài:

* Lỗi lầm của En-ri-cô:

  • Ham chơi hơn ham học.
  • Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

* Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:

  • Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.
  • Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.
  • Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…
  • Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

* Lời khuyên thấm thía của người cha:

  • Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.
  • Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.
  • Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.
  • Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.

3. Kết bài:

– Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

– Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

9 tháng 1 2018

Hà Nội nè:

Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.

Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.

Và cả đến gánh rau làng Láng cũng phải:
... Mượn người lịch sự gánh lên Kinh kỳ.

9 tháng 1 2018

       Thái Bình tôi đó bạn ơi

Anh tài nhân kiệt khắp nơi tung hoành

       Hưng Hà đất tổ địa danh

Đền Trần thánh mẫu kinh thành ngày xưa

         Quê mình đẹp mãi bốn mùa

Sông hồng chảy mạnh khi mưa thượng nguồn

         Nắng chiều chải sợi hoàng hôn

Phù xa phủ lấp mang hồn cỏ xanh

          Miền quê khí hậu trong lành

Mời em hãy ghé quê anh một lần

         Tiếp người xa đến tình thân

Về nơi đất tổ đền trần Long Hưng

           Chùa keo rước lễ vui mừng

Đồng trâu sóng vỗ chẳng ngưng vào bờ

          Thái Bình tựa những áng thơ

Quê nghèo đổi mới bây giờ đẹp hơn

           Cánh đồng bát ngát xanh rờn

Niềm vui đã đến biết ơn Đảng mình

          Dẫn đường mở lối Chí Minh

Bác Hồ sống mãi Thái Bình dân an.

10 tháng 1 2018

Tiểu sử của Lê Doãn Sửu :

Lê Doãn Sửu(1901-1943)

Vào giữa mùa Xuân năm Tân Sửu(1901), Lê Doãn Sửu ra đời tại lkhu phố Đệ Thập, thành phố VInh(nay là phường Bến Thuỷ- thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An. Vợ chồng anh Lê Doãn Xường và Nguyễn Thị Chắt đã đặt tên con là Lê Doãn Sửu để không quên năm sinh của cậu con trai đầu lòng. 

Thành phố Vinh vào những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tư bản Pháp lợi dụng quyền thống trị đã cướp đất của nông dân quanh vùng để xây dựng các nhà máy. Người nông dân không có một tấc đất cắm dùi, ngoài ra còn chịu cảnh sưu cao thuế nặng và họ lâm vào cảnh bần cùng hoá. Hàng ngày người đàn ông phải đi làm thuê trong các nhà máy còn phụ nữ ở nhà buôn thúng bán mẹt hoặc đi làm thuê, cấy rẽ nhưng vẫn không đủ ăn. Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn như bao gia đình khác ở trong vùng, Lê Doãn Sửu phải đi làm thuê cùng với cha trong nhà máy Diêm vào năm 16 tuổi. 

Nhà máy Diêm ra đời năm 1907 thuộc công ty vô danh Rừng và Diêm(gọi tắt là SIFA) với số lượng công nhân khoảng 750 người trong đó công nhân nam chiếm 1/4, nữ chiếm 2/4 và trẻ em chiếm ¼. Nhà máy có 6 bộ phận chính: nhà đẽo, nhà kẽm, bộ phận cầm bàn, sấy vỏ, bỏ que, quét phấn và dán tem. Ngoài ra có bộ phận nhỏ làm nhiệm vụ sửa chữa nhà cửa, phân xưởng. Mỗi bộ phận có một cai và một phó cai quản lý công nhân. Giám đốc và phó giám đốc nhà máy là người Pháp thông qua quản lý của nhà thầu khoán là Trương Đắc Lạp. Trẻ em vào làm việc trong nhà máy Diêm thường ở bộ phận bỏ que(que diêm đã hoàn chỉnh bỏ vào bao). 

Lê Doãn Sửu hàng ngày được chứng kiến cảnh công nhân bị bọn chủ đánh đập vì những lỗi nhỏ. Trẻ em làm việc mỗi ngày từ 17 dến 18 giờ nhưng chỉ được trả với đồng lương hết sức thấp và thường xuyên bị đánh đập: nếu xếp que diêm vào hộp chậm là bị đánh hoặc xếp que không chặt cũng bị đánh...Lúc nào tên cai Học cũng lăm le chiếc roi dài dò xét công nhân trong xưởng.

Cùng các bạn trong khu phố làm ở nhà máy Diêm như Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Phúc, Nguyễn Viết Lục... trông thấy cảnh chủ nhà máy đối xử với công nhân như vậy Lê Doãn Sửu rất tức, nhung không biết làm thế nào. Tuổi trẻ hăng hái họ định tìm cách trừng trị bọn cai, nhưng nếu trừng trị không thành thì sẽ bị đuổi việc ... 

Năm 1921, Lê Doãn Sửu và các bạn nghe nói có phong trào thanh niên xuất dương sang Xiêm, Trung Quốc để hoạt động cách mạng chống Pháp, nhưng nhà anh quá nghèo, cơm không đủ ăn lấy tiền đâu mà làm lộ phí. Hàng ngày các anh nghe tiếng thì thầm bên tai: ở nước ngoài có ông Mã Khắc Tư(Các Mác) giỏi lắm, ông Lý Ninh(Lê nin) đánh đổ chế độ Nga Hoàng ...ở nước ta có ông Nguyễn Ái Quốc đang ở bên Tây mà Tây thì lùng bắt mãi không được... 

Lúc này Lê Mao, một người bà con trong họ cách nhà anh 2 km, ít tuổi hơn Lê Doãn Sửu nhưng được anh em công nhân trong nhà máy Diêm yêu quý, công nhân coi Lê Mao như anh trai, lớp có tuổi thì coi như người thân đã bàn anh và các bạn cần thiết phải tổ chức một hình thức sinh hoạt tinh thần để mở mang trí óc. Các anh tìm mua các sách báo như báo “Tiếng dân”, “Tân Thế kỷ” để qua đó hiểu thêm về phong trào cách mạng trên thế giới, hiểu thêm sinh hoạt của thợ thuyền trong nước. 

Trong những năm 1923-1924, Lê Doãn Sửu cùng Lê Mao và các bạn trẻ làm trong các nhà máy Diêm, Trường Thi, Cưa....thường đến hội trường Quảng Tri ở trong thành phố Vinh để nghe thầy giáo Trần Văn Tăng, Hà Huy Tập và Trần Phú nói chuyện về lịch sử nhân loại, về những tấm gương nghĩa sỹ yêu nước. Từng bước một Lê Doãn Sửu và các bạn trẻ trong các nhà máy đã được bồi đắp thêm lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống ách cường quyền. 

Giữa năm 1924, Lê Doãn Sửu và các bạn của anh nghe anh chị em thợ trong nhà máy bàn tán nhỏ to về việc Phạm Hồng Thái ôm bom giết tên Méc lanh, toàn quyền Đông Dương, lúc y đến Sa Điện (Quảng Châu- TrungQuốc). Lần đầu tiên được nghe chuyện lạ như vậy, tìm hiểu kỹ thì ra Phạm Hồng Thái trước đây là cũng thợ nhà máy Đèn Bến Thuỷ và anh cũng là người Hưng Nguyên đã xuất dương sang Trung Quốc từ đầu năm. Lê Doãn Sửu rất khâm phục tinh thần quả cảm của Phạm Hồng Thái và anh thường nghĩ: giá như trước đây mình có tiền đi xuất dương thì....Và thời gian sau dồn dập nhiều sự kiện trọng đại đã cuốn hút lớp thanh niên như Lê Doãn Sửu. Các anh tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu(1925) và dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh(tháng 3/1927). 

Ngày 14/7/1925 tại núi Con Mèo(Bến Thuỷ) Hội Phục Việt ra đời do Lê văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, Tôn Quang Phiệt, Trần Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn ...sáng lập(Hội Phục Việt nhằm: tập hợp lực lượng yêu nước trong nhân dân, đánh đổ thực dân Pháp, khôi phục lại nền độc lập cho đất nước). Hội đã mở rộng cơ sở tổ chức ra cả nước. Dưới sự chỉ đạo của Tổng bộ Hội Phục Việt, phong trào yêu nước ở Vinh - Bến Thuỷ có điều kiện phát triển và nhanh chóng trở thành trung tâm của phong trào yêu nước trong tỉnh và cả xứ Trung Kỳ. Cơ sở của Hội phát triển hầu khắp trong các nhà máy và các đường phố và trường học ở Vinh Bến Thuỷ. Ở nhà máy Diêm, đồng chí Lê Mao đã sớm trở thành thành viên của Hội Phục Việt và anh đã tích cực xây dựng cơ sở của Hội trong nhà máy Diêm; một thời gian sau Lê Doãn Sửu cũng được kết nạp vào Hội. Năm 1927, 4 tiểu tổ Hưng Nam (sau này đổi tên là Tân Việt) do Nguyễn Khắc Long thành lập với tên “Xuân, Hạ Thu, Đông” ở trong các nhà máy và làng Yên Dũng Hạ, Lê Doãn Sửu cùng Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Viết Lục, Phạm Châu, Lê Thị Kiều Hà, Đinh Văn Đức, Lê Thị Vy là những thanh viên tích cực của các chi bộ đó. 

Một thời gian sau do yêu cầu của tổ chức, Lê Doãn Sửu chuyển sang nhà máy Cưa làm việc cùng Nguyễn Viết Lục. Tại đây các anh đã xây dựng được cơ sở của Đảng Tân Việt, nhà máy Trường Thi có Lê Viết Thuật phụ trách, cảng Bến Thuỷ có Phạm Châu, nhà máy Diêm có Lê Mao. .. 

Ngày 11/ 4/1928, nhân việc chủ nhà máy đuổi một công nhân, các đồng chí Lê Mao( nhà máy Diêm) và Nguyễn Viết Lục, Lê Doãn Sửu( nhà máy Cưa, thuộc hãng SIFA) đã lãnh đạo công nhân đình công phản đối chủ đuổi thợ vô lý và đòi tăng lương, bỏ cúp phạt. Công nhân nhà máy Diêm nghỉ việc buổi sáng thì chiều hôm đó công nhân nhà máy Cưa cũng nghỉ việc đồng thời đưa yêu sách tương tự. Lần đầu tiên bị thợ hai nhà máy bãi công cùng một lúc, bọn chủ hết sức hoảng hốt. Vì thế ngày hôm sau, chủ hai nhà máy này đã tập trung công nhân lại tuyên bố tăng lương đồng loạt cho mỗi người 5 xu một ngày.ắThng lợi của cuộc đấu tranh đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của công nhân trong toàn thành phố. 

Tháng 5/1929, nhân dịp cuộc đấu tranh vạch mặt tên Cao Kiên(phó trưởng khu phố Đệ Thập) một khu phố bao gồm thợ thuyền và dân cày, lạm dụng quyền để thu thuế nhà ở tăng gấp ba lần, Đảng Tân Việt chủ trương đưa người của mình vào nắm chính quyền cơ sở để tạo điều kiện cho tổ chức Đảng hoạt động, Đồng chí Lê Mao và Phạm Châu trúng cử chánh, phó lý làng Yên Dũng Hạ; Phạm Châu làm lý trưởng, Lê Mao làm phó lý, từ đó hai đồng chí càng có điều kiện đi lại công khai để hoạt động cách mạng. 

Sau khi thành lập, cuối năm 1929, Ban chấp hành lâm thời Trung ương Đông Dương cộng sản Đảng đã cử đông chí Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung vào xây dựng cơ sở Đảng ở Trung Kỳ. Các đồng chí đã gặp đồng chí Võ Mai và thành lập Kỳ bộ Đông Dương cộng sản Đảng Trung Kỳ, Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Cơ quan Xứ uỷ đóng ở làng Vang(thuộc Hưng Nguyên, giáp thành phố Vinh), được một thời gian cơ quan Xứ uỷ dời xuống cống Đệ Nhất, phố Cô Đầu(nay là khu vực bên trái nhà thiếu nhi Việt Đức, Thành phố Vinh). 

Vào Nghệ An đồng chí Nguyễn Phong Sắc đặc biệt chú ý phong trào công nhân Vinh Bến Thuỷ. Đồng chí đã gặp Lê Mao, Lê Viết Thuật và Lê Doãn Sửu, lấy đó làm nòng cốt để phát triển tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng trong giai cấp công nhân ở Vinh Bến Thuỷ. Kỳ bộ Trung Kỳ đã xây dựng được cơ sở Đảng sâu rộng ở vùng xung quanh thành phố Vinh Bến Thuỷ và trong các nhà máy. 

Sau vụ Đông Dương cộng sản Đảng tổ chức rải truyền đơn ở Nghệ An kêu gọi quần chúng kỷ niệm ngày phản đối đế quốc chiến tranh(1/8/1929), đồng chí Trần Văn Cung bị bắt, cơ quan của Xứ uỷ phải chuyển đồ đạc và tài liệu ấn loát xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu ở làng Yên Dũng Hạ. 

Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam ra đời(3/2/1930), tháng 3/1930, Xứ uỷ Trung Kỳ được thành lập và đã chỉ định ra hai Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nghệ An: Tỉnh bộ Vinh (bao gồm Vinh Bến Thuỷ, hai huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thị xã Thanh Hoá); Tỉnh uỷ Nghệ An (gồm các huyện còn lại). 

Ngày 20/2/1930, đồng chí Nguyễn Phong Sắc đã triệu tập Lê Doãn Sửu cùng các đảng viên Tân Việt như: Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Lợi, Lê Viết Thuật, Lê Mao, Nguyễn Phúc, Nguyễn Khắc Thiện...tại Dăm Mụ Nuôi(làng Yên Dũng Thượng, tổng Yên Trường, huyện Hưng Nguyên (nay là phường Hưng Dũng, thành phố Vinh) nói về việc thống nhất lại Đảng và chuyển các đồng chí này thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời thành lập Tỉnh đảng bộ lâm thời Vinh, đồng chí Lê Mao được bầu làm Bí thư, Ban chấp hành lâm thời gồm các đồng chí Lê Viết Thuật, Lê Doãn Sửu, Nguyễn Phúc, Nguyễn Viết Lục. Hội nghị đã phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí: 

-Đồng chí Lê Mao: phụ trách phong trào chung cả tỉnh 
- Đồng chí Lê Viết Thuật: phụ trách nhà máy Trường Thi và các khu phố khu vực Vinh 
-Đồng chí Nguyễn Phúc: phụ trách khu vực Bến Thuỷ 
-Đồng chí Nguyễn Viết Lục: trực tiếp nhận giấy tờ và mệnh lệnh cấp trên 
-Đồng chí Lê Doãn Sửu: Phụ trách phong trào nông dân huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc. 

Sau khi cơ quan Xứ uỷ chuyển xuống nhà đồng chí Lê Doãn Sửu, các đồng chí lãnh đạo Xứ uỷ, Tỉnh uỷ, giao thông liên lạc như Nguyễn Thị Nghĩa(cán bộ liên lạc giữa Trung ương và Xứ), Nguyễn Thị Duệ(cán bộ Xứ) ....thường đi ăn nghỉ tại đây. Để che mắt địch hoạt động, đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa trong vai là cô vợ lẽ người Bắc Kỳ của anh công nhân Lê Doãn Sửu. Hàng xóm làng giềng xì xào anh Sửu có hai vợ nhưng các bà ăn ở hoà thuận. Anh Sửu là người tốt số biết dạy vợ... Sau những chuyến đi buôn xa từ ở ngoài Bắc Kỳ về, cô vợ lẽ lại đảm đang công việc nội trợ, gánh nước, quét nhà, giặt giũ quần áo cho “anh ấy” và đi chợ, nấu ăn đỡ tay cho bà cả. 

Đồng chí Lê Doãn Sửu có dáng người mập, đầu anh thường húi cua đôi mắt to sáng và hay nhấp nháy,- Chị Nguyễn Thị Minh Khai đặt biệt danh cho anh là "anh nhấp nháy" và  chị Nguyễn Thị Nhuân và NguyễnThị Duệ lúc làm việc với anh đều gọi là "anh nhấp nháy". Lê Doãn Sửu thường nói rất nhanh và tính hay đùa nên mọi người ai cũng quý mến. Trong lúc đi hoạt động Lê Doãn Sửu thường cài trang, lúc là công nhân khuân vác với áo nâu bạc màu cỏ vắt chiếc khăn có mỏ neo; lúc thì itrong  vai một thầy cúng với áo dài thâm quần cháo lòng đội khăn đóng màu đen.  Và không bao giờ bị lộ.

Một thời gian sau đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa bị lộ và bị địch đón bắt tại sân ga Trường Thi. Chúng đưa chị về giam tại nhà lao Vinh. Tại nhà lao Vinh mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Nghĩa không khai nửa lời và đồng chí đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Cơ quan Xứ uỷ lại phải chuyển đi nơi khác. 

Nhân ngày Quốc tế Lao động(1/5/1930), chủ trương của tỉnh bộ Vinh - Bến Thuỷ là huy động công nhân và nông dân khu vực Vinh - Bến Thuỷ làm cuộc biểu tình nhằm biểu dương lực lượng và đưa yêu sách cho nhà chức trách thực dân ở Vinh. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc, đặc phái viên của Trung ương Đảng tại Trung Kỳ được cử phụ trách chung. Tỉnh bộ Vinh- Bến Thuỷ do đồng chí Lê Mao làm Bí thư trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy. Vì các nhà máy riêng biệt nên Tỉnh bộ quyết định mỗi nhà máy có một Ban chỉ huy riêng(mỗi ban có từ 3-7 người). Nhà máy Diêm Bến Thuỷ có 3 người trong ban chỉ huy là: Lê Viết Cường, Nguyễn Thị Duệ, Dương Diên và Lê Mao ngoài việc chỉ huy chung còn trực tiếp chỉ huy cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Diêm. Nhà máy Điện có 3 người: Nguyễn Duy Thiện, Tài Dung, Bình. Nhà máy Cưa Lao Xiên gồm ba người: Lê, Hậu, Hiến. Nhà máy Cưa Kỳ Sùng Thúc gồm Lê Văn và hai ngườ nữa. Các đơn vị công nhân khuân vác ở cảng Bến Thuỷ có 7 người do Lê Doãn Sửu chỉ huy, nhà máy Trường Thi do Lê Viết Thuật trực tiếp chỉ huy. 

Về phía nông dân quanh vùng Vinh Bến Thuỷ, ban chỉ huy gồm Hoàng Trọng Trì, Trần Cảnh Bình... 

Cuộc biểu tình của công nông Vinh- Bến Thuỷ đã thu hút hơn 1.200 người (gồm công nhân các nhà máy và nông dân các làng Ân Hậu, Lộc Đa, Yên Dũng ...)tham gia, được tổ chức chu đáo; tuy bị đàn áp đẫm máu nhưng đã gây tiếng vang lớn, mở đầu cho cao trào đấu tranh cách mạng trong cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc biểu tình được Đảng đánh giá “Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng xứ ta, công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền”. 

Được phân công phụ trách phong trào cách mạng huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu như con thoi đi lại giữa hai vùng. Đã nhiều lần đồng chí cùng đồng chí Nguyễn Phong Sắc tham dự và chỉ đạo trực tiếp phong trào đấu tranh của nhân dân Nghi Lộc. 

Vào khoảng tháng 3/1930, Xứ uỷ Trung Kỳ bắt liên lạc với Lê Xuân Đào, là một đảng viên Tân Việt tích cực ở Hưng Nguyên để xây dựng cơ sở Đảng Tháng 4/1930, đồng chí Lê Xuân Đào đã thành lập chi bộ ghép Đảng cộng sản đầu tiên của hai tổng Phù Long(Hưng Nguyên) và Nam Kim(Nam Đàn) do đồng chí Lê Xuân Đào làm Bí thu. Đồng chí Lê Doãn Sửu lúc này với bí danh là Đông đã về bắt liên lạc với Lê Xuân Đào để xây dựng cơ sở Đảng trong cả vùng. 

Để chuẩn bị cho cuộc biểu tình của nhân dân huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên ngày 12/9/1930 đạt kết quả tốt, đồng chí Lê Doãn Sửu đã cùng đồng chí Lê Xuân Đào và các đảng viên trong chi bộ ghép tuyên truyền vận động nhân dân tham gia. Do được chuẩn bị chu đáo, cuộc biểu tình đã thu hút hơn 8.000 nông dân thuộc ba tổng Phù Long, Thông Lãng p(hủ Hưng Nguyên) và tổng Nam Kim(huyện Nam Đàn) tham gia. Đoàn biểu tình với hàng ngũ chỉnh tề, trang bị gậy gộc, giáo, mác giương cao cờ búa liềm vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu. Đến ga Yên Xuân, ban chỉ huy bắt trói xếp ga và cắt đứt đường điện tín. Khi đoàn biểu tình đến Thái Lão, thực dân Pháp cho hai máy bay ném bom vào đoàn người. Cuộc biểu tình giải tán. Đến chiều khi bà con nông dân ra khâm liệm và mai táng những đồng chí hy sinh thì thực dân Pháp lại cho máy bay đến ném bom một lần nữa. Tổng cộng số người thiệt mạng trong cuộc biểu tình lên đến 217 người và 125 người bị thương. Ngoài ra chúng còn bắt giam hàng trăm người khác. Vụ tàn sát cực kỳ dã man của thực dân Pháp đã làm chấn động dư luận trong nước và Quốc tế. Ngay sau cuộc biểu tình của nhân dân Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu đã cùng các đồng chí trong Tỉnh Đảng bộ Vinh, đồng chí Lê Xuân Đào tổ chức truy điệu những người hy sinh, quyên góp ủng hộ những người bị thương.. Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Nghệ An phát truyền đơn, đăng báo ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng, tố cáo tội ác của chính quyền thực dân Pháp và tay sai. Truyền đơn của Đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh: không được đụng đến nhân dân Nghệ Tĩnh; không được đuổi công nhân xã Đệ Thập; không được bắn giết các cuộc biểu tình; không được ném bom tàn sát.... 

Sau cuộc biểu tình ngày 12/9 ở Hưng Nguyên, đồng chí Lê Doãn Sửu và Lê Xuân Đào đã tích cực chuẩn bị cho việc thành lập phủ uỷ Hưng Nguyên. Cũng trong thời gian này vợ đồng chí Lê Doãn Sửu sinh con gái đầu lòng nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, việc nhà đồng chí đã trông nhờ vào ông bà nội ngoại. 

Vào cuối tháng 9/1930, Tỉnh uỷ Vinh đã chỉ định ra Ban chấp hành Thành Đảng bộ Vinh - Bến Thuỷ gồm các đồng chí: Trần Hường, Nguyễn Văn Dật, Nguyễn Thị Liên và đồng chí Lê Doãn Sửu, Uỷ viên Tỉnh uỷ Vinh được cử làm Bí thư. Thành uỷ Vinh - Bến Thuỷ được Tỉnh uỷ giao nhiệm vụ quản lý, lãnh đạo các tổ chức cơ sở Đảng và phong trào cách mạng trong thành phố, còn các chi bộ Đảng ở nông thôn giao về huyện uỷ Hưng Nguyên và Nghi Lộc. 

Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của các tỉnh Đảng bộ phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 9/1930 trở đi chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã, các xã bộ nông đứng lên nắm chính quyền điều hành công việc của địa phương. 

Tháng 10/1930, khi đồng chí Lê Viết Thuật đang hoạt động ở Hà Tĩnh được điều về cơ quan Xứ uỷ, đồng chí Lê Doãn Sửu và Nguyễn Phúc...được Xứ uỷ giao nhiệm vụ chỉ đạo phong trào cách mạng hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhằm duy trì thành quả Xô Viết và đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của địch. 
Cuối năm 1930, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh ở thành phố Vinh các tổ chức quần chúng ra đời. Đồng chí Lê Doãn Sửu giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Thị Nhuận và NGuyễn THị Duệ(công nhân nhà máy Diêm) tổ chức Hội phụ nữ giải phóng. Tổ chức này đã thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia(công nhân, buôn bán...). Các hội viên đóng góp ủng hộ vê ftinh thần và vật chất trong lúc gặp khó khăn, quyên góp quần áo gửi cho anh em tù chính trị ở lao Vinh đấu tranh bị địch tịch thu và đốt hết quần áo. 

Để chỉ đạo phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng sát sao hơn, Xứ ủy  Trung Kỳ đã tổ chức Hội nghị toàn thể (từ ngày 22/4 đến 29/4/1931) tại làng Lộc Đa, tổng Yên Trường, Hưng Nguyên(nay là xã Hưng Lộc, thành phố VInh). Hội nghị ra quyết định giải thể cấp Tỉnh ủy Vinh và thành lập Khu ủy Vinh, Khu ủy Bến Thủy. Hai khu ủy này trực thuộc Xứ ủy. Xứ ủy đã cử hai đồng chí là Nguyễn Văn Lợi và Đinh Văn Đức chỉ đạo việc thành lập hai khu ủy(tháng 5/1931).

Khu ủy Vinh gồm 5 ủy viên do đồng chí Phan  Công Vượng làm Bí thư. Khu ủy Bến Thủy do đồng chí Lê Doãn Sửu làm Bí thư.

Để đối phó với phong trào cách mạng đang dâng lên ở hai tỉnh, thực dân Pháp đã tìm mọi cách dìm phong trào vào trong biển máu. Chúng xây thêm các đồn bốt, điều lính các nơi về Nghệ Tĩnh, hàng ngàn chiến sỹ cách mạng bị bắt và chuyển giam trong các nhà tù Lao Bảo, Kon Tum, Ban Mê Thuột, Côn Đảo, Trà Khê....Vào tháng 8/1931 đồng chí Lê Doãn Sửu bị sa vào tay địch. Chúng kết án đồng chí khổ sai chung thân cùng với 12 người khác như Nguyễn Cầu, Phạm Châu, Nguyễn Cận, Mai Trọng Tín, Tôn Gia Chung...(theo bản án số 152 ngày 29/10/1931) và sau đó bản án được Hội đồng cơ mật giảm xuống 13 năm khổ sai và 7 năm quản thúc; đồng thời đày đi nhà tù Buôn Ma Thuột. (theo bản án số 246 ngày 24/6/1932 của Hội đồng cơ mật).

Giữa năm 1934, đồng chí Lê Doãm Sửu và nhiều đồng chí khác được  trả tự do nhân dịp toàn quyền Rô bin đến Đông Dương và vua Bảo Đại cưới vợ. Về Vinh Lê Doãn Sửu xin trở lại làm công nhân và tiếp tục hoạt động. Tên của anh lại nằm trong sổ theo dõi của mật thám Pháp(số A.15.941). 

Năm 1936-1937  phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ ở Vinh phát triển mạnh. Anh Sửu hòa mình vào phong trào đấu tranh của công nhân Vinh Bến Thủy. Ngày 15/7/1937 Lê Doãn Sửu bị bắt trên đường từ Thà Khẹt(Lào) về Vinh(theo Thông tư mật số 845-CS ngày 27/5/1937 của Paul. Hum bert chánh mật thám Vinh gửi liêm phóng Trung Kỳ tại Huế. bị giam ở đồn bang tá VInh, nhưng không có lý do buộc tội thực dân Pháp phải thả anh ra.
Cuối năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, chính phủ Pháp tuyên chiến với Đức và bắt đầu thi hành chính sách phát xít giải  tán Đảng cộng sản và các tổ chức dân chủ trong nước cũng như ở các nước thuộc địa của Pháp. Ở Đông Dương chúng điên cuồng tấn công vào Đảng cộng sản và các đoàn thể quần chúng của đảng. Toàn quyền Đông Dương ngày 28/9/1939 ra Nghị định giải tán các tổ chức nghiệp đoàn, tương tế, ái hữu ở Đông Dương. Ngày 5/10/1939, chính phủ Nam triều ra Đạo dụ cấm hội họp, tuyên truyền cộng sản và tịch thu sách báo tiến bộ ở Việt nam. Ở Nghệ An, nhất là ở VInh Bến Thủy, ngoài llực lượng cảnh sát , mật thám cũ, thực dân Pháp còn cấp thêm ngân sách cho mỗi phố trưởng lập một đơn vị "đoàn phòng" gồm 30 tên canh phòng trong khu phố. Những người  tù chính trị đã mãn hạn đều bị quản thúc chặt chẽ.

Ngày 20/7/1940, Sô nhi(chánh mật thám Trung Kỳ) đã ra lệnh cho các sở mật thám thuộc Trung Kỳ :  "không thể đợi chúng  tổ chức xong và có bằng chứng cụ thể mới truy tố. Trong bất cứ tình huống nào, dù chưa có bằng chứng để truy tố cũng phải thi hành tức khắc một trong những biện pháp đã định trong Sắc luật ngày 21/1/1940, đặc biệt là đem những tên hoạt động mạnh nhất đi trại trung đặc biệt".

   Lê Doãn Sửu lại bị thực dân Pháp bắt  và đưa đi an trí tại Trà Khê(Tỉnh Phú Yên) theo Quyết định số 4206 ngày 7/12/1943. Nói là an trí nhưng nơi đây là rừng thiêng nước độc hoang vu. Thực dân Pháp muốn đọa đày để giết dần giết mòn người chiến sỹ cộng sản. 

Hôm bị dẫn giải qua ngã ba đầu làng, vợ chồng đồng chí gặp nhau lần cuối. Lê Doãn Sửu khuyên vợ đừng khóc, can đảm đứng lên, nuôi dạy con thật tốt. Lời đồng chí dặn vợ câu nói cuối cùng mà sau này bà thường nhắc lại với con cháu: “Anh ra đi lần này không hẹn ngày về, em ở nhà chịu khó nuôi con. Nếu các con có nhớ cha, hãy nói: Các con nhìn lên Rú Quyết mà nuôi chí lớn. Còn em nếu nhớ anh, hãy nhìn xuống dòng sông Lam mà nuôi hận rửa sạch căm hờn”.

Đồng chí Lê Doãn Sửu ra đi lần này không bao giờ trở về nữa. Chỉ biết rằng vào một đêm giữa năm 1944, có 3 người lạ mặt vào nhà bà Cao Thị Kỷ, vợ đồng chí Lê Doãn Sửu tại khu phố Đệ Thập; họ mang theo một nải chuối, 5 quả cau và 1 thẻ hương. Một người nói với bà Kỷ: “Anh ấy đi rồi, chúng tôi là bạn của anh ấy trốn được về đây. Chúng tôi xin lập bàn thờ thắp cho anh ấy nén nhang”. Nói rồi họ lập bàn thờ thắp hương khấn vái và chào gia đình rồi vội bước đi thật nhanh. Trong khi đó mẹ con bà chưa hết bàng hoàng và chưa kịp hỏi thăm chồng mình mất ở đâu? nay mộ ở đâu...? 

Và cho đến năm 2010 trong thời gian tìm hiểu về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chíLê Doãn Sửu, chúng tôi mới được biết  đồng chíi đã hy sinh tại Trà Khê(Phú Yên) ngày 27/3/1944 trong thời gian bị an trí tại đây vì bị kiết lỵ nặng nhưng không được cứu chữa

Đồng chí Lê Doãn Sửu đã hy sinh vẻ vang vì sự nghiệp cách mạng. Đó là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 

Mình chỉ biết có thế thôi . k cho mình nhé !

 
24 tháng 2 2022

dai the

9 tháng 1 2018

Kết bạn nhé, mik cũng là fan của jungkook.

9 tháng 1 2018

Có tớ đấy ahihihi