K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2018

Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.

Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:

Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu

Bước chân xuống  cánh đồng  sâu

Mắt nhấm, mắt  mở đuôi trâu ra cày.

Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.

Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Hay:

Công lênh chẳng quản bao lâu

 Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.

Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:

Hai cô tát nước bên đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.

Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:

Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:

Bạn về có nhhớ  ta chăng

Ta  về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Con ơi cho trọn hiếu trung 

Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.

Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.

Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.

Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:

Đường  xa thì thật là xa

Mượn mình làm mối cho ta một người

Một người mười chín đồi mươi

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.

Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.

24 tháng 4 2018

Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

- Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

   + Bữa ăn hằng ngày

   + Nhà ở

   + Việc làm

   + Lời nói, bài viết

26 tháng 4 2018

ô,dám nói rồi đấy à đỗ trung

24 tháng 4 2018

bn có  yêu thư thật lòng ko vậy 

trả lời thật lòng nhé

( bn đừng làm thư buồn nhé)

em à "???????????

24 tháng 4 2018

sao bạn viết hay thế!!!!!!!!^.^

24 tháng 4 2018

Bác Hồ lãnh tụ của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ cống hiến cho đất nước bằng sự nghiệp chính trị mà còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn thể chúng ta. Tình yêu thương của bác dành cho toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với thiếu niên nhi đồng. Biểu hiện của tình yêu ấy là năm điều Bác Hồ dạy, trong đó có : Khiêm tốn, thật thà , dũng cảm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác để thực hiện tốt điều răn dạy ấy là ta đã không phụ tấm lòng thương yêu của Bác.

Thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Khiêm tốn là không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, thấy được cái non kém của bnar thân, có ý thức học bạn bè và mọi người. Thật thà là không gian dối, nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi lúc, mọi nơi. Dũng cảm là gan dạ, dám nghĩ dám làm, dám chịu, không ươn hèn, không sợ quyền uy, bạo lực.

Vì sao chúng ta phải có các đức tính ấy. bởi lẽ, có các đức tính ấy ta được mọi người kính trọng , được mọi người yêu mến. Nếu tài giỏi mà kiêu ngạo sẽ làm mọi người xa lánh ta. Nếu ta gian dối mọi người sẽ không tin tưởng, coi thường ta. Trong học tập và công tác, ta gặp nhiều khó khăn, không dũng cảm làm sao hoàn thành dduocj các nhiệm vụ. Đó là cơ sở  là rèn luyện phẩm chất cao quý như lòng trung thành, sự tận tụy, hi sinh vì đất nước, có tác phong gần gũi và học tập quần chúng để ngày càng được tiến bộ. Các bạn học sinh giỏi toàn quốc  vẫn khiêm tốn học tập, rèn luyện. Các nhà bác học vẫn khiêm tốn trả lời: “ Bác học không có nghĩa là nghừng học”(lê nin)

Là một học sinh, là đội viên ta luôn ghi nhớ lời dạy của Bác  và cố gắng rèn luyện thường xuyên. Khiêm tốn ta sẽ học hỏi biết bao tấm gương sáng từ các bạn chung quanh ta: học giỏi, nghèo vượt khó, trung thực trong công tác, làm bài, dũng cảm cứu bạn không biết bơi….

Đây là lời răn dạy quý báu, biểu hiện tình thương yêu của Bác. Thực hiện điều dạy của Bác ta sẽ trở thành cháu ngoan Bác hồ. Năm điều Người dạy là ánh đuốc soi đường cho ta rèn luyện thành người tốt, người hữu dụng của đất nước.

24 tháng 4 2018

Phong Nha - Kẻ Bàng

24 tháng 4 2018

Thi đua lao động tốt_học tập tốt

23 tháng 4 2018

Mất dạy

23 tháng 4 2018

bố láo 

23 tháng 4 2018

Vào đó tham khảo bạn ơi

https://h.vn/hoi-dap/question/253664.html

23 tháng 4 2018

Trong kho tàn tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam chứa bao câu tục ngữ hay về đạo đức, lối sống. Và một trong những câu tục ngữ có giá trị giáo dục sâu sắc là câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” 
Hình ảnh con ngựa và cả tàu( cả đàn ngựa) đã được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ đã thể hiện một lớp nghĩa rất hay đó là sự gắn bó, đoàn kết. Khi đọc qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, trước hết, trong chúng ta hiện ra những hình ảnh đơn giản. Đó chính là hình ảnh một con ngựa bị bệnh thì cả đàn ngựa “cả tàu” lo lắng “ bỏ cỏ”, chăm sóc con ngựa bị ốm. 
Đó chỉ là những suy nghĩ đơn giản, thoáng qua và khi ta suy ngẫm thì ta có thể hiểu được một lớp nghĩa hay, chứa đựng một bài học về đạo đức. Một con ngựa biểu trưng cho những cá nhân, riêng lẻ, đơn độc còn cả tàu là biểu trưng cho tập thể lớn, sự đoàn kết, gắn bó. Khi một cá nhân gặp trắc trở thì tất cả tập thể, mọi người xung quanh lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho một cá nhân ấy. Một lối sống tốt của người Việt Nam. 
Tất cả chúng ta đều biết trong cuộc sống ai cũng gặp những chông gai, sóng gió và để vượt qua được thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Sống, học tập hay làm việc trong một tập thể như gia đình, trường lớp, xã hội hay đất nước,…thì dù chỉ một cá nhân nào gặp khó khăn thì sự đoàn kết, giúp đỡ, quan tâm chính là những cơ sở để vượt qua và chiến thắng. Sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ không những giúp cho 1 cá nhân vượt qua được khó khăn mà còn là cơ sở để giúp cả tập thể ngày càng tiến, hoàn thiện hơn, gặt hái được nhiều thành công và trở thành một tập thể, xã hội tiên tiến. 
Song sự tương thân tương ái ấy được nhân dân xưa nhắc nhở qua các câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ như: Lá lành đùm lá rách; Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, Thương người như thề thương thân…Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cũng thế, qua câu tục ngữ, nhân dân khuyên con người khi sống trong một tập thể thì chúng ta phải đoàn kết, gắn bó, hợp tác, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau thì mới có thể tồn tại, trụ vững và tiến đến những tầm cao vì tất cả mọi thứ, mọi người trong cuộc sống đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Là người Việt Nam, chúng ta nên gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết này để xây dựng một xã hội, đất nước giàu mạnh. 
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay, xúc tích. Câu tục ngữ sữ dụng hình ảnh ẩn dụ một cách tài tình. Nó nhắc nhở chúng ta cách ứng xử, làm người trong cuộc sống và hướng chúng ta đến một chuẩn mực đạo đức cần có ở con người là sống đoàn kết, quan tâm lẫn nhau. Dù trong thời đại nào thì câu tục ngữ này cũng luôn luôn đúng.

23 tháng 4 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

23 tháng 4 2018

bạn không nên đưa câu linh tinh những nếu buồn thì chat với mình

24 tháng 4 2018

Theo mk nghĩ là sai