K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2017

nông dân là từ ghép

hiển hách là từ láy

10 tháng 11 2017

Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ . "Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “ hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học.  Người xưa có câu “ Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những qui luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân , thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. các bác sĩ , kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thển đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “ chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm  nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công.Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người gìau nghị lực vuợt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang.Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương la của đất nước.  Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “ hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đọat giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao? Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”. Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm  thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ. Câu ngạn ngữ Hi Lạp “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp.  Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.

 

10 tháng 11 2017

Trong cuộc sống mỗi người chúng ta đều luôn luôn cố gắng để trau dồi vốn tri thức cho bản thân, giống như Lê Nin đã từng nói: học học nữa học mãi, học tập là quá trình luôn luôn diễn ra, nó không bao giờ ngừng nghỉ, và quá trình học tập cũng diễn ra vô cùng phức tạp, đúng giống như có câu nói: học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Học tập là một quá trình gian nan và vất vả đó được xem như một chùm rễ đắng cay, nó được rèn rũa trong những tháng ngày, nhưng rồi hoa quả của nó lại vô cùng ngọt ngào, quả ngọt biểu tượng cho một điều gì đó dễ dàng và nó sâu lắng hơn trong mỗi con người, chúng ta đều thấy được điều đó trong những cảm nhận và biết được một điều sâu sắc nhất. Học tập luôn luôn là một quá trình nó là một quá trình lâu dài và liên tục, như chúng ta đều thấy, mỗi người đều phải học tập từ những cấp nhỏ nhất đến cấp lớn, nó cung cấp cho chúng ta những gốc rễ và nền tảng, khi bắt đầu chập chững đến lớp, chúng ta mới bắt quen với những con chữ, học cách đánh vần, học cách tính toán, cộng trừ nhân chia, đấy là một quá trình, làm quen với con chứ.

Không chỉ dừng lại ở đó nó còn đưa chúng ta đến nhiều điều khác hơn, chúng ta có thể học hỏi được những kiến thức to lớn từ sách vở, những điều đó không chỉ giúp chúng ta phát triển thêm vốn tri thức cho chính bản thân mình, mà còn giúp chúng ta kiên trì hơn trong con đường đi tìm tri thức. câu nói đó đã thể hiện đúng đắn được quá trình mà con người luôn luôn phải trải qua, học tập là quá trình gian nan, không hề dễ dàng, nhưng kết quả khi chúng ta nhận được thì nó sẽ là vô cùng mạnh mẽ và to lớn.

Câu nói trên không chỉ nhắc nhở chúng ta nên kiên trì và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm đó mới chính là những điều hữu ích mà giúp chúng ta rất nhiều cho cuộc sống này, mỗi chúng ta đều có thể tiếp thu và học hỏi nó, qua kinh nghiệm và những bài học trong cuộc đời, nó được tích lũy ra để dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta, một sự thật rằng chúng ta phải trải qua rất nhiều điều trong cuộc sống để từ đó làm nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống và tạo dựng được rất nhiều bài học từ cuộc đời này.

Học vấn đó còn là sự hiểu biết, những tri thức mà cuộc sống này ban tặng cho con người, nhưng để học được những điều đó con người cần phải luôn luôn rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày, đó là điều tốt nhất, giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc đời này, giá trị của nó không chỉ để chúng ta vươn lên để trở thành một người thành công, mà còn để chúng ta mở rộng thêm nguồn hiểu biết cho chính cuộc sống của mình.

10 tháng 11 2017

mk nek bn 

10 tháng 11 2017

đay la

10 tháng 11 2017

x=8 bạn nhé

10 tháng 11 2017

Lên mạng tra nha, câu này khó quá

10 tháng 11 2017

ông tiên làm thơ

10 tháng 11 2017

Có 4 cách

10 tháng 11 2017

Có 4 cách : 3+31 , 5+29 , 11+23 , 17+17 

11 tháng 11 2017

Từ sai : tri thức

Sửa lại : kiến thức

Quá trình học tập là quá trình tiếp thu kiến thức nhân loại.

Chúc bn hok tốt !

10 tháng 11 2017

Về đề tài: Dên tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mĩ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.

về tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ Đồng chí sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.

Về luận đề: Hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kì lịch sử.

Ý 2: Phân tích lịch sử

Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:

Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí:

Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).

Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó tình đồng chí.

Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:

Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.

Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.

Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mĩ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách -anh hùng.

Những điểm riêng khác nhau:

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sáu sắc. Tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với tình cảm giao tiếp khi lí tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn.

                                         Súng bên súng, đầu sát bên đầu

                                         Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

                                         Đồng chí!

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính” đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.

      Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Ý 3: Đánh giá chung:

Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mĩ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội Cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người. Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.

10 tháng 11 2017

A = ( 1 + 2^1 ) + ( 2^2 + 2^3 ) + ... + ( 2^10 + 2^11 )

A = 3 . 1 + 3 . 4 + ... + 3 . 1024

A = 3 ( 1 + 4 + ... + 1024 )

=> A chia hết cho 3 

10 tháng 11 2017

\(A=\left(1+2\right)+\left(2^2+2^3\right)+...........+\left(2^{10}+2^{11}\right)\)

\(=3+2^2.3+.............+2^{10}.3\)

\(=\left(1+2^2+........+2^{10}\right).3\) chia hết cho 3

Vậy A chia hết cho 3

10 tháng 11 2017

1. Mở bài : Giới thiệu chung về cảnh mà em sẽ tả (Thác Đam- bri ở huyện Bảo Lâm, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).

- Em cùng ba đi thăm vào dịp hè.

2. Thân bài

- Giới thiệu đường vào thác:

+ Từ chợ huyện Bảo Lâm chạy vào khoảng 6 cây số - đó là đường vào thác.

+ Trèo lên hàng trăm bậc thang bằng đá.

+ Ven đường, tán lá lòe xòe, ẩm ướt.

- Nhìn từ trên xuống :

+ Dòng thác tuôn dữ dội, đổ ầm ầm. Dòng nước đổ xuống tạo thành một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước mát lạnh, bọt nước trắng xóa. Dưới chân thác, dòng nước cuồn cuộn.

+ Cây cầu bắc ngang nối hai bờ thác.

+ Có người cho mướn ngựa.

+ Những tảng đá lớn bị nước chảy mài nhẵn nhụi.

+ Du khách ngồi nghỉ chân ...

- Nhìn từ dưới nhìn lên :

+ Ánh nắng lấp lóa.

+ Cầu vồng 7 màu khoe sắc - đẹp vô cùng.

+ Dòng thác dữ dội, mạnh mẽ như muốn đổ sập xuống, nuốt chửng tất cả.

3. Kết luận

- Cảnh đẹp dữ dội.

- Làm say lòng người.

- Mời mọi người đến thăm.



 

10 tháng 11 2017

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.