K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

tôi k ik chs noen nek

24 tháng 12 2017

ko đc đăng câu hỏi linh tinh

24 tháng 12 2017

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê? Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu. Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế! Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng. Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam

24 tháng 12 2017

  Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

   Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

   Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

   Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

   Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

   Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

24 tháng 12 2017

tình trạng của một sự vật hoặc một con người, coi như không có gì thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó

24 tháng 12 2017
 

Trần Văn Thành

trạng thái : 

tình trạng của một sự vật hoặc một con người, coi như không có gì thay đổi trong một khoảng thời gian nào đó

chúc bn học tốt !

1) Từ " đau " trong câu " Pi - e càng đau lòng " được dùng theo nghĩa gì ?A: Nghĩa trắng               B: Nghĩa gốc                  C: Nghĩa chuyển               D: Nghĩa đen2) Câu " Tiếng chuông đổ hồi, Pi - e và thiếu nữ cùng nhau bước qua một năm mới hi vọng tràn trề " có mấy danh từ ? Đó là những danh từ nào ?Có....... danh từ. Đó là:..................................................3) Xác định chủ ngữ, vị...
Đọc tiếp

1) Từ " đau " trong câu " Pi - e càng đau lòng " được dùng theo nghĩa gì ?

A: Nghĩa trắng               B: Nghĩa gốc                  C: Nghĩa chuyển               D: Nghĩa đen

2) Câu " Tiếng chuông đổ hồi, Pi - e và thiếu nữ cùng nhau bước qua một năm mới hi vọng tràn trề " có mấy danh từ ? Đó là những danh từ nào ?

Có....... danh từ. Đó là:..................................................

3) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: " Trước mặt chúng tôi, những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió "

Chủ ngữ là:......................................................................

Vị ngữ là:.........................................................................

4) Viết một câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh:

- .............................................................................................................................................................

3
23 tháng 12 2017

1) B

2.

Có 3 danh từ : tiếng chuông , Pi-e , thiếu nữ

3.

Chủ ngữ là : Những đồi tranh

Vị ngữ : Vàng óng lao xao trong gió

23 tháng 12 2017

cau 1:c

cau 2:tieng chuong     Pi-e      thieu nu    mot nam moi

22 tháng 12 2017

1, Ăn trước mà lại ăn thừa

Mỗi ngày hai bữa sớm trưa nhọc nhằn

= > Là cái bát đĩa

22 tháng 12 2017

Cái bát 

tk nha

22 tháng 12 2017

Nhật chiến thắng vì Mỹ vẽ Việt Nam chết thành đống là điều hơi quá ; Việt Nam thì vẽ lạc đề ; Nhật vẽ những con người com cõi xơ xác đứng cạnh những đống xác chết là điều chính xác ; Trung Quốc vẽ những con người cắn xé giàng giật nồi cơm thì hơi quá

tk nha

22 tháng 12 2017

Việt Nam. Bức tranh của VN ko có j để ăn nên ko có j thải ra đến mức mạng nhện giăng đầy hố xí

22 tháng 12 2017

ơ ở đây có chỗ hỏi Địa á ?

22 tháng 12 2017

Ở châu Phi, có rất nhiều nguyên nhân hình thành hoang mạc như: 
Thứ nhất là do: 
- Dù châu Phi có biển bao quanh nhưng địa hình lại là 1 khối cao nguyên khổng lồ (Châu Phi là châu lục cao nhất thế giới: cao trung bình 750m), ko bị cắt sẻ. 
- Cũng 1 phần là do châu Phi có các dãy núi, sơn nguyên lớn bao quanh với độ cao... kinh khủng ở ven những nơi có dòng biển nóng chảy wa như dãy At-Lat ở phía tây bắc, sơn nguyên Đông Phi, Ê - ti - ô - Pa ở phía đông, dãy Đrê – ken – béc ở phía đông nam. 
-Như bạn thấy thì châu Phi có diện tích trải rộng ở phía bắc, hẹp lại ở phía nam. 
+ Địa hình càng hẹp thì mưa từ biển càng dễ thâm nhập vào sâu trong lục địa. Nhưng mà cái chỗ có dòng biến nóng chảy wa thì đã bị chắn mất oy`. Cái chỗ ko bị chắn thì lại có 1 dòng biển lạnh chảy wa. 
+ Cờn ở phía bắc thì có diện tích rất rộng nên mưa ko thể xâm nhập sâu vào trong nội địa. 
=> Tất cả đã chắn những luồng khí có lượng mưa lớn từ biển thổi vào. Điều này khiến cho châu Phi có ít mưa. 
Thứ hai là do: 
- Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. Mà tính chất của những vùng gần chí tuyến là: Càng về gần chí tuyến thì lượng mưa càng giảm, nhiệt độ càng tăng. 
- Châu Phi nằm ở nơi có khí hậu nhiệt đới. 
 Nguyên nhân gây ra nhiệt độ cao. 
Và cuối cùng: …. 
Là do sông ngòi. Sông ngòi ít, thưa thớt, phân bố ko đồng đều. 

22 tháng 12 2017

Những từ ngữ chỉ tình cảm yêu thương trong gia đình :

- Yêu thương ; lo lắng ; giúp đỡ ; quan tâm ; nhường nhịn ; bảo ban , đùm bọc ; chở che ; quý mến ; trông nom ; .......

22 tháng 12 2017

anh khuyên bảo anh
chị chăm sóc chị
em trông nom em
chị em giúp đỡ nhau

bố mẹ yêu nhau

cả nhà thương nhau

anh em đùm bọc lẫn nhau

k mk nha $_$
:D

22 tháng 12 2017

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

   Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

   Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

   Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

   Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

   Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

22 tháng 12 2017

Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi luỹ tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghĩ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam

lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một “con trâu lá đa”, cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiến. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao!

Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu “toe” lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương cháy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phất phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ỏ đây... Rồi chuyện làm ăn hằng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

22 tháng 12 2017

Nếu được hỏi ai là người em yêu quý nhất, thì đó chính là người mẹ của em. Mẹ cho em cuộc sống quý giá, nuôi nấng em từ thuở lọt lòng. Mẹ như vầng trăng đêm khuya, ru em vào những giấc ngủ bình yên. Với em, hình ảnh của mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của mình.


Mẹ em năm nay đã 44 tuổi, mẹ cao khoảng 160 cm, người mẹ mảnh khảnh và dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ để mái tóc dài óng mượt, xoăn nhẹ phần đuôi tóc. Khuôn mặt mẹ tròn nhìn rất phúc hậu. Đôi môi của mẹ phớt hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng tô điểm thêm nét dịu hiền trên khuôn mặt mẹ. Mỗi khi nhìn em, mẹ đều luôn nở nụ cười tươi với ánh mắt trìu mến. Đôi bàn tay mẹ không còn tròn trịa như ngày mẹ trẻ mà đã gầy guộc và chai sạn hơn, đó là dấu vết của thời gian, của những năm tháng vất vả mẹ đã hi sinh vì chăm sóc cho hai chị em em. Giọng nói của mẹ rất ấm áp, lúc mượt mà lúc trầm bổng, ngân vang. Em thích nhất thói quen ngày bé khi được mẹ đọc truyện cổ tích mỗi tối. Mẹ như hóa thân vào từng nhân vật với giọng nói truyền cảm để giúp em hiểu nội dung câu chuyện hơn.


Công việc của mẹ em là một nhân viên văn phòng, mẹ thường xuyên phải tiếp khách với khách hàng để xử lí công việc. Vì vậy mẹ rất khéo léo trong cách ứng xử và trò chuyện hàng ngày, mọi người xung quanh đều quý mến mẹ em. Dù công việc bận rộn là thế nhưng hàng ngày mẹ vẫn luôn sắp xếp nhà cửa gọn gàng và nấu những bữa ăn ngon cho cả gia đình. Mỗi chiều đi làm về, mẹ lại tất tả chuẩn bị bữa cơm chiều. Mẹ dạy em những món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Mẹ nói niềm hạnh phúc nhất của mình là được nấu các món ăn ngon cho người mình yêu thương. Em thường giúp đỡ mẹ những việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa ấm chén…. Buổi tối, mỗi khi em có bài tập khó, mẹ thường giảng cho em hiểu. Điều em nhớ nhất là những khi em ốm, mẹ luôn lo lắng, quan tâm và chăm sóc cho em. Bàn tay mẹ luôn che chở và vỗ về. Những lúc vậy, em chỉ muốn được ôm mẹ và nói: "Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ."


Mẹ dạy em những bài học cuộc sống quý giá, biết quý trọng từng nhành cây, nâng niu từng đóa hoa hay biết nói lời chào và cảm ơn với mọi người. Mẹ còn dạy em về lòng nhân ái, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ nuôi nấng em khôn lớn, mẹ đã giúp em trưởng thành hơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống.


Em luôn tự hào về mẹ. Mẹ là tấm gương, là món quà quý giá nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Tình yêu thương của em dành cho mẹ thực sự không thể đo đếm bằng lời. Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.

28 tháng 12 2017

Nếu được hỏi ai là người em yêu quý nhất, thì đó chính là người mẹ của em. Mẹ cho em cuộc sống quý giá, nuôi nấng em từ thuở lọt lòng. Mẹ như vầng trăng đêm khuya, ru em vào những giấc ngủ bình yên. Với em, hình ảnh của mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của mình.


Mẹ em năm nay đã 44 tuổi, mẹ cao khoảng 160 cm, người mẹ mảnh khảnh và dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ để mái tóc dài óng mượt, xoăn nhẹ phần đuôi tóc. Khuôn mặt mẹ tròn nhìn rất phúc hậu. Đôi môi của mẹ phớt hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng tô điểm thêm nét dịu hiền trên khuôn mặt mẹ. Mỗi khi nhìn em, mẹ đều luôn nở nụ cười tươi với ánh mắt trìu mến. Đôi bàn tay mẹ không còn tròn trịa như ngày mẹ trẻ mà đã gầy guộc và chai sạn hơn, đó là dấu vết của thời gian, của những năm tháng vất vả mẹ đã hi sinh vì chăm sóc cho hai chị em em. Giọng nói của mẹ rất ấm áp, lúc mượt mà lúc trầm bổng, ngân vang. Em thích nhất thói quen ngày bé khi được mẹ đọc truyện cổ tích mỗi tối. Mẹ như hóa thân vào từng nhân vật với giọng nói truyền cảm để giúp em hiểu nội dung câu chuyện hơn.


Công việc của mẹ em là một nhân viên văn phòng, mẹ thường xuyên phải tiếp khách với khách hàng để xử lí công việc. Vì vậy mẹ rất khéo léo trong cách ứng xử và trò chuyện hàng ngày, mọi người xung quanh đều quý mến mẹ em. Dù công việc bận rộn là thế nhưng hàng ngày mẹ vẫn luôn sắp xếp nhà cửa gọn gàng và nấu những bữa ăn ngon cho cả gia đình. Mỗi chiều đi làm về, mẹ lại tất tả chuẩn bị bữa cơm chiều. Mẹ dạy em nấu những món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Mẹ nói niềm hạnh phúc nhất của mình là được nấu các món ăn ngon cho người mình yêu thương. Em thường giúp đỡ mẹ những việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa ấm chén…. Buổi tối, mỗi khi em có bài tập khó, mẹ thường giảng cho em hiểu. Điều em nhớ nhất là những khi em ốm, mẹ luôn lo lắng, quan tâm và chăm sóc cho em. Bàn tay mẹ luôn che chở và vỗ về. Những lúc vậy, em chỉ muốn được ôm mẹ và nói: "Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ."


Mẹ dạy em những bài học cuộc sống quý giá, biết quý trọng từng nhành cây, nâng niu từng đóa hoa hay biết nói lời chào và cảm ơn với mọi người. Mẹ còn dạy em về lòng nhân ái, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ nuôi nấng em khôn lớn, mẹ đã giúp em trưởng thành hơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống.


Em luôn tự hào về mẹ. Mẹ là tấm gương, là món quà quý giá nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Tình yêu thương của em dành cho mẹ thực sự không thể đo đếm bằng lời. Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.