K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2019

Nhà văn Pháp Anna-tôn Prăng-xơ từng nói :"Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Đúng vậy,qua hai bài thơ '' Cảnh khuya'' và '' Rằm tháng giêng'' ta càng thấy rõ hơn điều đó.

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

~ Chúc bn học tốt !!!~

2 tháng 4 2019

bạn ơi sugar hình như bạn làm sai đề rồi,đây là qua bài bạn đến chơi nhà chứ có phải là cảnh khuya vs rằm tháng giêng đâu

1 tháng 4 2019

Dàn ý :

I. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề cần chứng minh: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

II. Thân bài

1. Giải thích

- "Ngày đàng" là ngày đường, mang ý nghĩa không gian và thời gian.

+ "Đi một ngày đàng": Con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó; đây là tiền đề cũng đồng thời là cơ sở để "học một sàng khôn".

- "Sàng": Chỉ một loại đồ vật bằng tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch hết trấu, lọc tấm và hạt sạn cho gạo.

+ "Học một sàng khôn" là thu lượm và chọn lọc nhiều điều bổ ích, điều tốt trong nhân gian để cho bản thân trở nên khôn lớn hơn.

=> "Đi một ngày đàng học một sàng khôn": Ngoài việc tiếp nhận những kiến thức ở sách vở, con người cần tìm hiểu cả thế giới bên ngoài để được trải nghiệm thực tế, để học hỏi đồng thời lĩnh hội cho mình những điều hay, điều mới lạ.

2. Chứng minh

- Trong thực tế:

+ Đi nhiều sẽ giúp ta tự tìm hiểu một cách trực tiếp, chân thực những kiến thức mà mình đã được học hoặc chưa biết đến trước đó.

+ Bổ sung cho mình thêm nhiều kĩ năng sống hữu ích.

+ Được trải nghiệm đồng thời trau dồi thêm các kiến thức về phong tục cũng như văn hóa riêng biệt của các vùng miền.

- Trong lịch sử:

+ Các vị vua thời xưa thường cải trang đi vi hành để nắm bắt tình hình đời sống của dân chúng.

+ Các nhà văn đi nhiều để có thêm vốn sống, chẳng hạn nhà văn Nguyễn Tuân - một nhà văn với nhiệt huyết tràn đầy và có yêu cầu cao với nghề viết của mình. Ông luôn luôn thể hiện niềm khao khát cháy bỏng được dịch chuyển và thay đổi "thực đơn cho nhãn quan" của mình.

+ Bác Hồ năm xưa đã có nhiều năm bôn ba nước ngoài tìm đường con đường giải phóng cho đất nước. Mỗi nơi đi qua, Bác đều tự mình tìm tòi, học hỏi bởi vậy Người thành thạo rất nhiều ngôn ngữ và am hiểu những đặc điểm văn hóa khác nhau của nhiều quốc gia,...

3. Vì sao "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ?

- Đi nhiều ta sẽ có thêm nhiều niềm hứng thú và say mê hơn, thêm sáng tạo và việc tiếp thu, việc lĩnh hội tri thức cũng trở nên dễ dàng và thực chất hơn.

- Trải nghiệm tất cả những gì đang diễn ra trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.

- Đây là cách thức học mang lại hiệu quả khá cao nhằm làm giàu cho sự hiểu biết của bản thân.

- Chúng ta có được các cơ hội để kiểm chứng năng lực ứng phó và xử lí các vấn đề, các tình huống xảy ra bất ngờ khác nhau của đời sống.

4. Mở rộng, nâng cao

- Chiếc sàng trong thực tế là đồ vật dùng để sàng lọc những vỏ trấu, hạt thóc hay sạn còn sót để giữ lại được những hạt gạo tốt nhất.

= > "sàng khôn" ở đây hiểu theo nghĩa số lượng nhiều nhưng phải qua chọn lọc kỹ càng. Cũng như con người ta đi nhiều, trải nghiệm nhiều nhưng không phải vì thế mà tiếp nhận mọi thứ một cách bừa bãi mà cần có sự chắt lọc, lựa chọn kĩ càng những gì tốt đẹp và bổ ích nhất, nhất là những kiến thức phải là những tri thức tinh túy nhất.

- Cần phân biệt ra ngoài để học hỏi chứ không phải ra ngoài để ăn chơi đua đòi, tiêu xài hoang phí... và cần học hỏi những điều có thể giúp ích cho bản thân và người khác trở nên tốt đẹp hơn.

5. Phê phán

- Những người có tư tưởng tự cao, tự đại, tự ru ngủ mình trong nhà...

- Những kẻ sống bảo thủ, sống chật hẹp, sống tù túng trong thế giới riêng mình, vì thế mà không thể theo kịp thiên hạ, và khó mà làm nên sự nghiệp lớn.

6. Bài học

- Về nhận thức: Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã khuyên dạy con người ta muốn có kiến thứ sâu rộng và am hiểu sự đời, phải xông xáo giữa cuộc sống thực, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm tri thức bổ ích, mở rộng tầm nhìn và vốn hiểu biết của bản thân.

- Về hành động:

+ Luôn học hỏi, bồi dưỡng và rèn luyện các kiến thức ở mọi lĩnh vực cũng như kinh nghiệm sống.

+ Luôn giữ vững bản lĩnh cứng cỏi, không khuất phục trước những cám dỗ; hòa nhập và tiếp thu các tinh hoa của thế giới nhưng luôn giữ được hồn cốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc,...

III. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề cần chứng minh.

Bài viết

Cuộc sống của chúng ta luôn không ngừng phát triển với sự ra đời và lớn mạnh của các thiết bị máy móc tân tiến, các nghiên cứu vĩ đại,... Con người dần dần bước đến thời hiện đại hóa với những đóng góp lớn cho sự phát triển theo hướng tích cực của xã hội. Là một công dân trong thời đại phát triển ấy, chúng ta luôn phải cố gắng hết sức mình để đạt thành công. Ai ai cũng cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức để có thể tiến kịp bước phát triển nhanh của xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy câu hỏi: Học tập bằng cách nào để đạt hiệu quả nhất luôn là điều khiến chúng ta trăn trở. Năm xưa, ông cha ta răn dạy: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ đó vẫn còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa cao đẹp để mỗi người vận dụng trong cuộc sống hôm nay.

Câu tục ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đặc biệt ở chỗ kết hợp từ ngữ rất sáng tạo. "Ngày đàng" ở đây chính là ngày đường, mang ý nghĩa không gian và thời gian. Vế thứ nhất " Đi một ngày đàng" với ý nghĩa chỉ con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó. Đây là tiền đề cũng đồng thời là cơ sở để "học một sàng khôn". Trong sự đối xứng về mặt ý nghĩa với vế thứ nhất, vế hai "học một sàng khôn" ý muốn nói đến kết quả học hỏi thu lượm được rất lớn. Từ "Sàng khôn" ở đây mang tính biểu trưng và tạo nên khá nhiều liên tưởng thú vị.

Trong câu tục ngữ, từ "sàng" được sử dụng với nghĩa đen chỉ một loại đồ vật sử dụng chất liệu là tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch trấu và lọc gạo tấm. Theo quan niệm dân gian, đơn vị đong đo bằng "sàng" là lớn và nhiều. Vậy "học một sàng khôn" là học được các điều bổ ích, điều tốt trong nhân gian để mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống và xã hội, bên cạnh đó giúp trưởng thành hơn. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" chính là lời khuyên nhủ mỗi chúng ta không nên ngồi mãi trong căn phòng chật hẹp tù túng mà phải ra ngoài tận hưởng cái hay cái đẹp của cuộc đời và càng đi nhiều bạn sẽ càng hiểu biết rộng, ngay cả những điều trước đây mình chưa hề biết, trải nghiệm và khám phá những điều hay của cuộc sống.

Quả đúng là " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", khi chúng ta đi nhiều và trải nghiệm cuộc sống, ta sẽ được mở mang tầm nhìn, nâng cao hiểu biết. Trong cuộc sống hằng ngày, ra ngoài nhiều và tiếp xúc nhiều với con người cũng như sự vật bên ngoài, chúng ta sẽ cảm nhận được một cách cụ thể, trực tiếp, chân thực những gì đang diễn ra xung quanh mình. Đi nhiều chúng ta sẽ có nhiều mối quan hệ, có thêm một vài kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đi nhiều cũng giúp chúng ta có được thêm nhiều hiểu biết về nhiều phong tục tập quán và văn hóa các vùng miền. Trong lịch sử, các vị vua thời xưa thường cải trang đi vi hành để nắm bắt tình hình của nhân dân. Hay trong chặng hành trình đi tìm đường cứu nước đầy gian khổ, Bác Hồ khi đó còn là một thanh niên trẻ tuổi chỉ với hai bàn tay trắng đã đi qua gần 30 quốc gia trong khoảng thời gian 30 năm. Mỗi vùng đất đi qua, Người đều tự mình học ngôn ngữ, học qua sách báo hay học hỏi từ những người đồng nghiệp và người bản xứ, cũng bởi vậy mà Người thành thạo rất nhiều thứ tiếng và am hiểu nhiều nền văn hóa của các đất nước khác nhau trên thế giới. Không chỉ học kiến thức qua những cuốn sách đọc tranh thủ trong giờ nghỉ, Bác còn đặc biệt dành khoảng thời gian đi tìm hiểu cuộc sống thực tế của người dân mỗi đất nước đi qua. Ở xã hội nào, Người cũng đều được chứng kiến cảnh bóc lột dã man của những người giàu và cảnh lầm than của những người nô lệ. Người đã nhiều lần xúc động và càng nung nấu ý chí quyết tâm tìm ra con đường để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mình. Hoặc các nhà văn đi nhiều để có thêm vốn sống, như nhà văn Nguyễn Tuân - một nhà văn với nhiệt huyết tràn đầy và có yêu cầu cao với nghề viết của mình. Ông luôn luôn thể hiện niềm khao khát cháy bỏng được dịch chuyển để tìm cảm giác mới lạ và thay đổi " thực đơn cho nhãn quan" của mình. Bởi văn học luôn lấy cuộc sống làm chất liệu và luôn phản ánh theo cách riêng của mình.

Việc học tập là cả một quá trình dài, tuy nhiên ta không chỉ tiếp thu những kiến thức lý thuyết đơn thuần mà còn phải thực hành dựa trên những điều đã được học, biến chúng thành những kiến thức của riêng bản thân mình. Ta cũng không nên như chú ếch ngồi dưới đáy giếng chật hẹp, chỉ thu nhận những kiến thức bó hẹp trong sách vở hay qua thầy cô mà ta có thể tự tìm tòi thông qua tài liệu hay trải nghiệm thực tế, học ở bạn bè, người đi trước... Khi chúng ta đến những mảnh đất chưa từng biết trước đó, con người sẽ có sự hứng thú tìm hiểu và khám phá. Những địa điểm mới cho ta thêm sáng tạo và việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức cũng trở nên dễ dàng và thực chất hơn. Nguồn kiến thức trên đời là vô hạn và vô cùng rộng lớn mà con người lại nhỏ bé, hữu hạn và không thể lĩnh hội được hết tất cả mọi thứ, vì vậy việc chủ động học tập từ cuộc sống, đi nhiều, trải nghiệm nhiều sẽ giúp ta cảm nhận được mọi điều đang diễn ra trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Đây là cách thức học mang lại hiệu quả khá cao nhằm làm giàu cho sự hiểu biết của bản thân. Bên cạnh đó, chúng ta có được các cơ hội để kiểm chứng năng lực ứng phó và xử lí các vấn đề, các tình huống xảy ra bất ngờ khác nhau của đời sống. Đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều điều sẽ tạo điều kiện cho ta có thể đưa lý thuyết vào thực hành, từ đó giúp hoàn thiện con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Câu tục ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" còn gợi liên tưởng đến chiếc sàng là một vật dụng dùng để lọc gạo tấm, loại bỏ những hạt sạn, hạt thóc còn sót và giữ lại những hạt gạo tốt nhất. "Sàng khôn" phải là những điều tốt đẹp, những kiến thức bổ ích làm giàu cho đời sống tinh thần và trí tuệ của bản thân và đã qua việc chọn lọc kỹ càng. Cũng như con người ta đi nhiều, trải nghiệm nhiều nhưng phải biết bồi đắp cho mình những điều bổ ích. Và cũng cần phân biệt giữa việc ra ngoài để học hỏi với ra ngoài để chơi bời, tiêu xài hoang phí, thỏa mãn những ham muốn và dục vọng tầm thường của bản thân. Bên cạnh đó, mỗi người phải có bản lĩnh cứng cỏi để đối mặt với những khó khăn, cám dỗ của cuộc đời, biết chọn lọc tri thức để học cho nên người. Chúng ta cũng cần phê phán những người có tư tưởng tự cao, tự đại, tự ru ngủ mình trong nhà như "ếch ngồi đáy giếng", tự cho mình là giỏi nhất "Ở nhà nhất mẹ nhì con - Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta". Phê phán những kẻ sống bảo thủ, sống chật hẹp, sống tù túng trong thế giới riêng mình, vì thế mà không thể theo kịp thiên hạ và khó mà làm nên sự nghiệp lớn.

Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" vẫn còn giá trị của nó cho đến tận ngày nay, nhất là trong đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập với quốc tế. Là một người trẻ - tương lai của đất nước, chúng ta cần phải vững vàng chuẩn bị hành trang và chí khí để sẵn sàng đi tới mọi chân trời mơ ước với niềm tin và khát vọng. Như Nguyễn Công Trứ đã nói:

"Vùng trời đất dọc ngang ngang dọc,

Nợ tang bồng vay giả, giả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể".

20 tháng 11 2019

đi học một ngày học 1 sàng khôn có nghĩa là đi đến được nơi nà đó xa xôi học hỏi được nhiều điều thì sẽ học tốt 

ko biết đúng ko nữa

1 tháng 4 2019

- Lớp cá

- Lớp lưỡng cư

- Lớp bò sát

- Lớp chim

- Lớp thú

Lớp thú tiến hóa nhất

- Lớp thú: Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất:

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, và là động vật hằng nhiệt
- Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não

1 tháng 4 2019

Giải thích bằng cách lập luận. 

Chúc học tốt

1 tháng 4 2019

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.