K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

Bài làm :

Cái tủ sách mà mẹ em vẫn dùng lâu nay là của ông ngoại để lại. Cùng với cái tủ là mười hai quyển sách tiếng Pháp, quyển nào ở trang đầu ông ngoại cũng ghi rõ ngày tháng năm mua và kèm theo chữ kí của ông ngoại.

Cái tủ sách rộng l, 2m; cao l, 8m; bề sâu là 0, 6m. Phần trên có bốn lớp, lớp nào cũng chia làm hai ngăn. Phía trước là cửa kính. Phần dưới cũng chia làm hai ngăn, có hai cánh cửa gỗ, có thể đựng được nhiều thứ lặt vặt khác.

Cái tủ được làm bằng gỗ lim, đánh véc-ni màu nâu sẫm rất bóng. Nó rất nặng, phải bốn người lớn mới khiêng được cái tủ không. Tủ được kê sát tường, cạnh bàn làm việc của mẹ. Rất ít khi nó được di chuyển.

Các ngăn bốn lớp trên đều được xếp sách, gáy hướng ra ngoài. Mười hai quyển sách của ông ngoại để lại, và một ít sách tiếng Nga của bố được mẹ xếp vào lớp trên cùng. Hai lớp giữa là sách và tài liệu giảng dạy của mẹ. Mẹ là giáo viên Ngữ Văn trường Trung học cơ sở, nên sách của mẹ toàn là sách văn học. Các cuốn thơ của Hồ Chí Minh, các tuyển tập của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tố Hữu... mẹ đều có cả. Lớp cuối cùng, mẹ xếp sách của Nhà xuất bản Kim Đồng, là sách đọc của hai chị em. Mẹ cấm hai chị em lục lọi sách của ông, của bố mẹ; cần quyển nào ở ngăn sách của mẹ phải xin phép mẹ. Sách của hai chị em, sau khi đọc xong phải xếp gọn vào tủ, không được mang sách đến trường.

Cái tủ sách theo ngày tháng năm vẫn đứng trầm mặc ở một góc phồng. Mỗi lần đứng trước tủ sách, ngước nhìn và nhẩm đọc các tên sách, em tưởng như mình đang được trò chuyện với người xưa, những danh nhân văn hóa, những nhà văn nhà thơ lỗi lạc của đất nước. Ông và bố đã mất, những cuốn sách của ông và bố để lại trở thành kỉ vật thiêng liêng của ba mẹ con em. Em đã nhiều lần thấy mẹ và chị Đào đứng lặng trước tủ sách, hướng nhìn lên lớp sách trên cùng. Mỗi lần nhìn vào tủ sách, em vẫn nhớ lời bố dặn trước ngày bố mất: “Hai chị em phải ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành, làm cho mẹ vui... ”.

Nhớ ông, nhớ bố, nhớ chồng, cái tủ sách được ba mẹ con em quý trọng, nâng niu, giữ gìn. Cái tủ sách luôn luôn nhắc nhở hai chị em ghi nhớ lời dạy của người xưa: “Mỗi quyển sách là một hũ vàng. Sách là thầy, là bạn của tuổi thơ”.

  Hay thì k nhe

Bước vào phòng làm việc của gia đình em, vật đập vào mắt em là cái tủ sách. Cái tủ được kê sau bàn làm việc của bố, choáng gần hết bức tường phía trái căn phòng.

Cái tủ sách hình khối chữ nhật đứng, cao một phẩy chín mươi lăm mét, rộng một phẩy sáu mét, bề rộng của hông tủ độ năm mươi xăng-ti- mét. Tủ được làm bằng gỗ quý, đánh véc-ni bóng loáng, nổi vân gỗ nâu sậm trên nền gỗ vàng màu hổ phách. Cửa tủ lắp kính trong suốt. Mỗi cánh cửa tủ có một tay nắm khắc chạm hình giọt nước. Phần trên của tủ có ba ngăn, mỗi ngăn cao bốn mươi xăng-ti-mét. Phần dưới tủ không lắp kính, chia thành hai ngăn. Tay nắm ở mỗi cánh cửa tủ ở ngăn dưới cũng được tiện khắc theo hình giọt nước. Hông tủ và lưng tủ đều được làm bằng gỗ quý, nổi vân lụa loang loáng như mặt hồ chiều thu trước lúc hoàng hôn. Các đường hoa văn trên cánh cửa tủ đơn giản nhưng sắc sảo và đẹp. Ở mỗi cánh cửa tủ, người ta khắc hai đường chỉ lõm, song song theo chu vi của tủ. Ngăn cách giữa phần tủ lắp kính và phần dưới cùng của tủ được khắc chỉ nổi bằng gỗ trắc. Người thợ mộc khéo tay đã chọn lấy phần gỗ nửa trắng nửa nâu của cây trắc nên mặt tủ vừa đơn giản, vừa đẹp một cách độc đáo, riêng biệt. Ba ngăn trên bố em xếp sách vào đó, gáy sách hướng ra ngoài, muốn lấy sách cũng rất thuận tiện. Mẹ đặt vào tủ sách một chú gấu bông và một đoá hồng làm bằng vải, cắm trong chiếc bình thuỷ tinh thon nhỏ, thẳng đứng.Tủ sách sáng lên dưới ánh đèn phòng. Nhất là vào buổi sáng, khi nắng mai chiếu rọi vào phòng từ cửa sổ, bình thuỷ tinh hoa hồng có những viên bi li ti đủ màu sắc sáng lấp lánh. Tủ sách như được treo đèn màu thật đẹp. Hai ngăn dưới cùng, bố em để sách cũ, tài liệu in thành tập và hộp mi-ca đựng bút viết, kẹp giấy văn phòng. Tủ sách lớn này được tích luỹ từ hồi ông nội em chưa mất. Tất cả sách được bảo quản ở tủ này đều là sách để học tập, tài liệuquý báu dành để tra cứu, sách "Bách khoa toàn thư", "Đại Việt sử ký" và nhiều tập sách quý mà ông nội em giữ gìn trong mấy chục năm qua. Và giờ đây, nối tiếp ông nội, bố em và em cùng tất cả các thành viên trong nhà rất quý tủ sách mà ông nội để lại.

Cùng với niềm đam mê tích luỹ sách quý, tự học của gia đình em, cái tủ sách chứa đựng vào lòng nó mọi tri thức qua nhiều thời đại. Nó giúp gia đình em giữ sách khỏi bị mối mọt, ẩm mốc. Hàng tuần, em giúp mẹ lau dọn bàn làm việc của bố và tủ sách bằng một mảnh vài mềm nên tủ luôn sáng bóng như mới. Bố em luôn bảo: “Sách tốt là bạn tốt”. Cái tủ sách đẹp như thế nhưng nó chỉ khiêm tốn thầm thì cùng em: “Tôi sẽ giúp ông bà chủ và cậu chủ giữ gìn những pho sách quý.”.

Cùng với những tiến bộ của mạng lưới Internet, một số người không cần mua sách, mua tủ đựng sách làm gì cho choán chỗ trong nhà. Ý nghĩ đó thật sai lầm. Tra cứu trên mạng là việc làmtốt cần phát huy nhưng cũng có những kiến thức chỉ có ở trong sách, mà có sách ắt phải cần có tủ đựng sách. Cái tủ sách của nhà em vừa phục vụ cho nhu cầu học tập, vừa là kỉ niệm của ông nội để lại. Vì thế, em rất vui vì có tủ sách bầu bạn.

ủng hộ nha

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên: “Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”. Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi...

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Tháng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy...

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi...

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

nhớ nhé

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính".

17 tháng 12 2017

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong tôi. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà mẹ gửi bằng đường bưu điện từ cô đô Huế về cho tôi đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà tôi hằng mong ước bấy lâu nay.

Đó là một chiếc cặp giả da, màu đen huyền, to hơn sổ ghi điểm của cô giáo. Nó vữa có quai đeo vừa cổ quai xách rất tiện lợi. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp bằng ni lông tổng hợp mà có vẻ nham nham như vảy rồng vảy cá. Trông từ xa, mặt cặp nổi lên những đường vân đều đặn như một mái chùa lợp ngói cổ kính. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mi ca trong suốt có lồng một bức tranh lụa in hình chiếc cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo dài trắng với chiếc nón bài thơ che nghiêng đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khẩu màu hồng nhạt rất đẹp. Giữa hai mặt cặp là một đường dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải lụa mồng màu mận chín. Ngăn lớn tôi đựng sách giáo khoa và vở học trong ngày. Ngăn còn lại đựng đồ dùng học tập. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn, tồi đã có một chiếc cặp sách mới như của Hà của Thủy rồi. Chiếc cặp mới sẽ cùng tôi đến lớp vui niềm vui của ngày hội khai trường. Tôi thầm cám ơn mẹ tôi đã chăm lo chu đáo việc học cho tối từ cái nhỏ đến cái lớn. Tôi sẽ Cố gắng học giỏi như mẹ thường mong ước.

16 tháng 12 2017

5 ngón tay:ngón cái có 2 đốt,các ngón khác có 3 đốt

16 tháng 12 2017

bàn tay,bàn chân

16 tháng 12 2017

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong tôi. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà mẹ gửi bằng đường bưu điện từ cô đô Huế về cho tôi đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà tôi hằng mong ước bấy lâu nay.

Chiếc cặp sách màu đen bóng, chiều ngang độ 35 cm, chiều cao khoảng 25 cm, đáy cặp khá rộng. Cặp vừa có quai xách, vừa có dây đeo bằng vải rất mềm, hai đầu dây đeo là hai cái móc bằng kim loại bóng loáng rất nổi. Cặp có hai ngăn chính ở bên trong: một ngăn em đựng sách giáo khoa Tiếng Việt, Toán, Bài tập...; một ngăn để vở và tập giấy bài kiểm tra.
 
Hằng ngày , chiếc cặp luôn đồng hành cùng em tới trường . Hôm nào đi học về được điểm 10, cái cặp nhẹ tênh như reo lên cùng em.. "Chú cặp sách ơi, chú là bạn tuổi thơ, chia ngọt sẻ bùi với ta đấy nhé!" - Em vừa đi vừa khẽ tâm sự như thế.
 
Đi học về, em để chiếc cặp nằm ngay ngắn trên bàn. Nó nằm im như mệt mỏi. Em càng quý, càng yêu nó nhiều. Nó đang lớn lên cùng em theo ngày tháng. Có lúc em tưởng như nghe nó thầm nhắc: "Cố gắng lên nhé, bạn Phương ơi!".

:D

17 tháng 12 2017

Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong tôi. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà mẹ gửi bằng đường bưu điện từ cô đô Huế về cho tôi đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà tôi hằng mong ước bấy lâu nay.

Đó là một chiếc cặp giả da, màu đen huyền, to hơn sổ ghi điểm của cô giáo. Nó vữa có quai đeo vừa cổ quai xách rất tiện lợi. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp bằng ni lông tổng hợp mà có vẻ nham nham như vảy rồng vảy cá. Trông từ xa, mặt cặp nổi lên những đường vân đều đặn như một mái chùa lợp ngói cổ kính. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mi ca trong suốt có lồng một bức tranh lụa in hình chiếc cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo dài trắng với chiếc nón bài thơ che nghiêng đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khẩu màu hồng nhạt rất đẹp. Giữa hai mặt cặp là một đường dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải lụa mồng màu mận chín. Ngăn lớn tôi đựng sách giáo khoa và vở học trong ngày. Ngăn còn lại đựng đồ dùng học tập. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn, tồi đã có một chiếc cặp sách mới như của Hà của Thủy rồi. Chiếc cặp mới sẽ cùng tôi đến lớp vui niềm vui của ngày hội khai trường. Tôi thầm cám ơn mẹ tôi đã chăm lo chu đáo việc học cho tối từ cái nhỏ đến cái lớn. Tôi sẽ Cố gắng học giỏi như mẹ thường mong ước.

ủng họ ha

16 tháng 12 2017
Tên gọiNgày thángÝ nghĩaSố ngày nghỉ
Tết Dương Lịch1 tháng 1Ngày lễ Tết Quốc tế của hầu hết các quốc gia.1
Tết Nguyên Đánngày cuối tháng Chạp đến
mồng 4 tháng Giêng (Âm lịch)[2]
Tết cổ truyền của dân tộc.5
Giỗ Tổ Hùng Vương10 tháng 3 (Âm lịch)Tưởng nhớ đến công ơn dựng nước của các Vua Hùng.1
Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước30 tháng 4Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước[3].1
Ngày Quốc tế Lao động1 tháng 5Kỷ niệm ngày của người lao động toàn thế giới.1
Ngày Quốc khánh2 tháng 9Kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.1
16 tháng 12 2017

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

ố oooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

16 tháng 12 2017

Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: "Hai chiếc giường ướt một - Ba bố con nằm chung".

Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: "Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức". Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: "Nghĩ giờ này ở quê - Mẹ cũng không ngủ được".

"Cơn mưa dài" ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: "Thương bố con vụng về - Củi mùn thì lại ướt". Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa - thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được. Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.

Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: "Bố đội nón đi chợ - Mua cá về nấu chua". Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con - Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh "Bố đội nón" thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.

Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: "Thế rồi cơn bão qua - Bầu trời xanh trở lại". Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng "Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà". Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối "đòn bẩy" để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.

16 tháng 12 2017

Nhọn lửa 

k mk nha

16 tháng 12 2017

lua

vi tat nuoc vao lua se tat

16 tháng 12 2017

Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng Chử Đồng tử cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần:

– Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung.

Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.

Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng:

– Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm.

Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:
– Đây là vật thần thông.
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.
Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
– Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận.
Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh hãi thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

16 tháng 12 2017

Tổng của 3 số đó là: 85 x 3 = 255

Số thứ 2 là: 45 x 3 = 135

Số thứ 3 là: 255 - 45 - 135 = 75

             Đáp số: 75.

16 tháng 12 2017

Tổng của hai số là:

  85x3=255

Số thứ hai là :

45x3=135

số thứ ba là :

255-45-135=75

Đáp số :75

ai mik mik lại 

các bạn thấy đúng thì  mik nha 

các bạn nhớ mik nha

thank you