K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2018

Sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Nguyên Tịnh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp tám, tập một thì hẳn trong chúng ta, ai cũng sẽ nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ khi bắt đầu bước chân vào lớp Một, đó là một cảm giác vừa bồi hồi, mong chờ nhưng lại có chút lo lắng, sợ hãi. Chính hình ảnh của nhân vật “tôi” trong văn bản khiến cho chúng ta nhớ về chính mình, theo bước chân “tôi” vào trường học, chúng ta cũng nhớ lại những bước chân rụt rè của mình khi theo sau lưng mẹ, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ. Sau khi học xong văn bản này, đã có rất nhiều bạn nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi, nhưng ngày khai trường vào lớp Một lại là ngày khai trường ấn tượng nhất trong tâm hồn cũng như trong kí ức của những người học sinh.

Sự phát triển của một con người là một quá trình dài, từ lúc thai nghén trong bụng mẹ, đến thuở ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ. Và khi đã trải qua thời hồn nhiên ấy chúng ta ai cũng phải trải qua những trải nghiệm đầu đời hoàn toàn mới. Đó là khi chúng ta đặt chân tới trường học, với những đứa trẻ mà nói thì đó chính là một môi trường hoàn toàn mới lạ, chúng chưa hề biết đến, mà có biết thì cũng qua những lời kể của người lớn, của những anh chị đi trước, đây là một môi trường học tập, giáo dục mà ai cũng sẽ đến, cũng trải qua. Đây là thời điểm khá quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, bởi đây là bước ngoặt đầu tiên trên hành trình của cuộc đời, khi đó ngoài vòng tay bảo vệ, yêu thương của cha mẹ, gia đình thì các em sẽ bước vào một “gia đình” mới lớn hơn, ở đây các em vừa được yêu thương, chăm sóc, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức vô cùng hữu ích. Cũng có lẽ đó mà rất nhiều người dù trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi nhưng đối với những người học sinh nói riêng, những người từng trải qua quãng thời học sinh nói chung đều có ấn tượng sâu sắc nhất về ngày tựu trường đầu tiên của mình, đó là khi bước chân vào cánh cửa của lớp Một. Và mỗi khi nhớ lại thì những cảm xúc bồi hồi lo lắng vẫn y chang như ngày đầu tiên đi học. Và tôi cũng vậy, dù trải qua nhiều ngày khai trường nhưng những ấn tượng sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên vẫn đọng lại trong tôi những cảm xúc da diết nhất Ngày khai trường đầu tiên của tôi cách đây nhiều năm nhưng mỗi khi nhìn những em học sinh lần đầu đến lớp, mà đặc biệt là sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thì tôi như sống dậy với những năm tháng đầy hồn nhiên, ngây thơ ấy. Đó là khi tôi sáu tuổi, và như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi sẽ bước vào lớp Một. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ đầy non nớt của mình thì trường học là nơi vô cùng thú vị, bởi ở đó tôi có những người bạn mới, sẽ có nhiều niềm vui, nhiều bất ngờ. Bởi chị và mẹ của tôi thường nói về trường học như vậy nên tôi vô cùng hào hứng cho ngày khai trường đầu tiên này.

Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu ngày khai trường là gì, lúc đó tôi có tò mò và hỏi mẹ thì được mẹ đáp lại rằng: “ Con muốn đi học, muốn được đến trường thì phải trải qua lễ khai trường, sau lễ khai trường con sẽ chính thức là cô học sinh nhỏ rồi”. Để chuẩn bị cho ngày khai trường, mẹ đã mua cho tôi một bộ váy áo rất xinh đẹp, đó là một chiếc áo trắng cột tay, một chiếc khăn quàng đỏ và một chiếc váy. Hôm khai trường tôi đã dậy từ rất sớm, vì tôi rất hồi hộp và mong chờ. Sau khi ăn xong bữa sáng, mẹ tôi đã vô cùng tỉ mỉ tết lại hai bím tóc, mặc quần áo và đặc biệt mẹ thắt cho tôi chiếc khăn quàng vào cổ rất đẹp.

Tôi vui mừng và phấn khởi lắm, lúc bấy giờ tôi chỉ mong mẹ đưa mình thật nhanh đến trường, tuy nhiên lúc đến trường thì em lại có những cảm xúc hoàn toàn khác hẳn. Vẫn là những mong chờ, hồi hộp, nhưng cùng với đó tôi lại thoáng những cảm giác lo lắng, sợ hãi. VÌ trước mặt em xuất hiện rất nhiều người, nhiều bạn nhỏ giống tôi, theo bố mẹ đến trường, nhưng cũng rất nhiều anh chị lớn hơn, khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, huyên náo. Tôi sợ hãi nép sát vào lòng mẹ, bàn tay nắm chặt tay mẹ không dám buông vì em sợ chỉ buông ra một chút thôi thì sẽ lạc mất mẹ.

Bước vào cổng trường, không gian trường học hiện ra trước mặt tôi vô cùng lạ lẫm, mà trước đó tôi chưa từng được nhìn thấy, đó là những dãy nhà lớn, trên dãy nhà có treo ảnh Bác Hồ thật lớn, trong hình, Bác thắt lại khăn quàng cho một bạn học sinh. Dưới sân trường thì có rất nhiều người ai nấy đều ăn mặt chỉnh tề khiến em rất căng thẳng. Đến trường chưa được bao lâu thì một giọng nói phát ra từ chiếc loa gần đó, yêu cầu các bậc phụ huynh dẫn các em nhỏ vào tập trung trước sân trường. Mẹ tôi đã dẫn đến vị trí dành cho học sinh lớp một dịu dàng xoa đầu tôi và nói tôi đi vào. Lúc ấy tôi đã sợ hãi đến gần bật khóc, vì tự nhiên phải xa mẹ, ở kia toàn là những người hoàn toàn xa lạ tôi không hề quen biết. Nhưng trước sự an ủi của mẹ tôi đã ngoan ngoãn đứng vào hàng.
Sau khi tập trung thì nhà trường bắt đầu làm lễ khai giảng, sau nhiều tiết mục văn nghệ thì thầy cô đã phân lớp và dẫn học sinh lớp một chúng tôi vào nhận lớp. Mọi việc không quá khó như tôi nghĩ vì cô giáo rất thân thiện, lúc nào cũng mỉm cười với chúng tôi và tôi cũng biết mẹ vẫn ở kia đợi mình nên vô cùng yên tâm đi nhận lớp, làm quen với bạn bè mới. Đó là lần khai giảng đầu tiên và cũng là lần khai giảng đọng lại nhiều kí ức nhất của tôi.

24 tháng 5 2018

+) 5 năm học dưới mái trường tiểu học đã lặng lẽ trôi qua thật nhanh. Và giờ đây, em sắp phải nói lời tạm biệt với mái trường này- nơi đầy ắp tiếng yêu thương của những người cha, người mẹ dành cho đám con thân yêu của mình. Những hình ảnh, hồi ức tốt đẹp về mái trường trong suốt 5 năm học vừa qua ở trong em lại ùa về, làm cho em không làm sao quên được nơi này, càng không muốn xa cách. Thầy cô ơi! em sắp phải đi rồi, cho em gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến với thầy cô- những người lái đò cần mẫn, đưa bao thế hệ trẻ cập bến bờ tri thức. Em chúc các bạn học sinh lớp dưới chăm ngoan, học giỏi. Ở trường mới, em sẽ nhớ nơi này thật nhiều!

24 tháng 5 2018

Bài làm

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những phút gặp gỡ và chia xa.Nhưng chẳng có cuộc gặp gỡ và chia xa nào đẹp nhất,trong sáng nhất của đời người bằng thời áo trắng đến trường cả.Với tôi đó là phút giây tôi được gặp những người bạn mới;ngôi trường mới và khi phải chia xa ngôi trường đó,những thứ nơi đó đó là 1 niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn.Tôi cũng đã và đang sống trong cảm giác như vậy.Nhớ hơn 4 năm về trước khi tôi chỉ là 1 cô bé lớp 5 chuẩn bị xa mái trường cấp I,tôi đã chẳng hề buồn,chẳng suy nghĩ lo âubởi trong tiềm thức của tôi sự chia tay là 1 khái niệm xa lạ lắm có,tôi nghĩ cứ lên cấp II thể nào chúng ta chẳng gặp lại bạn cũ.Và 3 tháng hè đã trôi qua trong suy nghĩ miên man như vậy,tôi không háo hức ,không mong chờ ngày tựu trường bởi đấy có phải lần đầu tiên đối với tôi đâu!Tôi sẽ không cố tưởng tượng ra 1 buổi chia tay với Nguyễn Trãi đầy nước mắt sầu thẳm đâu.Đối với tôi,tôi mang rằng đó như là “cuộc chia li chói ngời sắc đỏ”,vẫn tin vào ngày mai với 1 niềm hi vọng mãnh liệt rằng:ta sẽ gặp lại nhau vào 1 ngày không xa đâu,Nguyễn Trãi ơi!....

23 tháng 5 2018

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy...

   Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng, vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạch đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, xét về mặt ý nghĩa , hai câu trên có mâu thuân với nhau hay không?

   Nếu mới đọc qua, chưa suy nghĩ sâu sắc, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau. Thực tế không phải như vậy. Cả hai câu đều nói đến vai trò của người dẫn dắt là thầy giáo và bạn bè trong học tập.

   Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Chúng ta nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này như thế nào cho đúng?

   Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những tri thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường, chỉ lối, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy người. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao người thầy quả là to lớn.

   Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy trò phải hết sức nỗ lực trong học tập, tiếp thu thì mới mong đạt được kết quả tốt. Như vậy, cố gắng của học sinh cũng là một phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ là nhận xét phiến diện.

   Vai trò của người thầy quan trọng như vậy nhưng trong quá trình học tập, vai trò bạn bè cũng quan trọng không kém nên người xưa cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày ở đây có nghĩa là không bằng). Đánh giá như vậy sợ có thiên lệch chăng? Ở đây, mục đích của người xưa là dùng cách nói cường điệu để nhấn mạnh tác động của bạn bè đối với sự tiến bộ và hiểu biết của mối người. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, ta đem hỏi lại bạn bè. Bạn tận tình hướng dẫn cho mình, tức là bạn cũng đóng vai trò của người thầy cô trong chốc lát.

   Thực tế cho thấy bạn bè tốt giúp đỡ, hỗ trợ nhau rất nhiều điều có ích trong quá trình học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp. Bạn bè cũng trang lứa tạo ra sự thông cảm , gần gũi nên việc học hỏi cũng dễ dàng tiếp thu hơn.

   Vậy ta nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào cho đúng?

   Mỗi học sinh phải chăm chỉ, cố gắng tiếp thu những điều hay lẽ phải do thầy dạy bảo , kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao kiến thức. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Có kính trọng thầy thật sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Có điều gì chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ, ta mạnh dạn hỏi lại bạn bè, tránh thái đọ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học ở tác phong, đạo đức để trở thành con người hữu ích cho xã hội.

   Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Ngày nay, cách học tốt nhất là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn trong học tập. Con đường đến với tri thức là còn đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối , vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.

16 tháng 6 2018

 Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

      Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:

“Học thầy không tày học bạn’’

       Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

        Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh của mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

      Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết quả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật... thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

      Bây giờ đã lớn khôn thế này

    Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

                     Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

      Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

     Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.

       Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỉ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội...

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

      Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:

“Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

        Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

       Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

      Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 - 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.

“Trọng thầy mới được làm thầy”

      Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

       Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.

22 tháng 5 2018

Bài làm

+ Bác Hồ quê ở làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

+Bác sinh ra trong 1 gia đình nho nghèo,có tình yêu nước  .

22 tháng 5 2018

Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Sinh Cung, vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

21 tháng 5 2018

Ngôi trường của em nằm sâu tận trong một ngõ nhỏ. Trên đường đến trường em phải đi một quãng đường dài. Đầu năm nay, mẹ đã mua cho em một chiếc xe đạp để em tự mình đi đến trường. Hôm nay, là thứ hai đầu tuần, cũng như thường ngày em lại đạp xe trên con đường thân quen để đến trường. Con đường đất ghồ ghề vẫn còn ẩm sau cơn mưa đêm qua. Mặt trời thì vừa mới nhú lên chào ngày mới, tiếng chim ríu rít gọi nhau nghe thật vui tai. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi cũng đã bắt đầu có ánh sáng tràn ngập. Cánh đồng lúa rộng lớn thênh thang, vàng mượt, thơm nức mùi lúa chín. Có những bác nông dân đã ra đồng làm việc, những chiếc nón nhấp nhô trên bông lúa chín. Những chú trâu thì vẫn thong thả gặm cỏ trước khi bắt đầu một ngày làm việc mệt nhọc. Đằng sau có mấy anh chị lớn vừa đi vừa nói chuyện ríu rít vui ơi là vui. Ồ! Thoáng cái đã đến cổng trường. Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới, em nhanh chóng gửi xe đi vào hàng tập trung để bắt đầu tiết chào cờ.

21 tháng 5 2018

tự tra google đi bn

21 tháng 5 2018

từ dông nhgiax với từ " biết ơn " là: nhớ ơn, mang ơn, ...

câu là:

- tôi nhớ ơn người năm xưa đã cứu tôi.

- tôi mang ơn của bạn suốt đời.

chúc bạn học tốt !

21 tháng 5 2018

từ đồng nghĩa với tù biết ơn là

 mang ơn ; đội ơn ; nhớ ơn ; …

đặt câu :

-tôi rất biết ơn bạn vì bạn đã giúp tôi

Kick nha $-$ @-@

21 tháng 5 2018

nghĩa thứ nhất của từ cửa là: cửa sổ ( cửa trong nhà )

nghĩa thứ hai của từ cửa là: cửa biền ( nới thông ra biển )

k cho mình nha !

21 tháng 5 2018

nhanh lên các bạn

                                                                             VĂN HAY CHỮ TỐT        Cao Bá Quát quê ở huyện Gia Lâm , ngoại thành Hà Nội . Thuở nhỏ ông đi học, chữ ông rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay cũng bị thầy cho điểm kém .         Một hôm, có cụ bà hàng xóm sang khẩn khoản :     - Gia đình có việc oan uổng muốn kêu lên Quan , nhờ cậu viết giúp cho lá đơn có được không ?   Ông...
Đọc tiếp

                                                                             VĂN HAY CHỮ TỐT

        Cao Bá Quát quê ở huyện Gia Lâm , ngoại thành Hà Nội . Thuở nhỏ ông đi học, chữ ông rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay cũng bị thầy cho điểm kém .

         Một hôm, có cụ bà hàng xóm sang khẩn khoản : 

    - Gia đình có việc oan uổng muốn kêu lên Quan , nhờ cậu viết giúp cho lá đơn có được không ?

   Ông vui vẻ trả lời :

    - tưởng việc gì khó , chứ việc đó cháu xin sẵn lòng !

         Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng nên ông yên trí Quan Trên sẽ xét nỗi oan cho cụ . Nào ngờ , chữ ông xấu quá , Quan không đọc được nên thét Lính đuổi Bà Cụ ra khỏi Huyện Đường . Về nhà , bà cụ kể lại chuyện đó khiến ông vô cùng ân hận . Ông hiểu ra rằng văn hay đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng ích gì . Từ đó , Ông dốc sức rèn chữ viết sao cho đẹp .

         Sáng sáng , Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà , luyện viết các nét " Sổ Thẳng " cho cứng cáp . Mỗi buổi tối , Ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ . chữ viết đã tiến bộ , ông mượn lại những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau .

        Kiên trì luyện tập suốt mấy năm , chữ ông càng ngày một đẹp . Sau này , ông nổi danh khắp nước là " Văn Hay Chữ Tốt ".

- Qua bài trên , hãy cho biết : 

   + Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách nào ?

    + Điều gì đã khiến cho Cao Bá Quát cố gắng luyện chữ  ?

    + Các bạn đã học được điều gì qua bài trên ?

   

3

Làm chưa chắc chắn ; Tham khảo

Câu 1 :

Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách : Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà , luyện viết các nét " Sổ Thẳng " cho cứng cáp . Mỗi buổi tối , Ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ . chữ viết đã tiến bộ , ông mượn lại những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau . Kiên trì luyện tập suốt mấy năm , chữ ông càng ngày một đẹp . 

Câu 2 : 

Do Cao Bá Quát viết chữ xấu nên Quan không đọc được nên đã thét lính đuổi bà cụ mà Cao Bá Quát muốn giúp ra khỏi huyện đường . Bà cụ kể lại , Cao Bá Quát ân hận và hiểu ra chữ xấu chẳng có ích gì .

Câu 3 :

Em học được từ bài trên :

- Mỗi chúng ta đều phải luôn chú ý nhìn nhận những điểm mạnh và hạn chế của bản thân, tự giác học hỏi và rèn luyện để vươn lên hoàn thiện bản thân mình.

21 tháng 5 2018

+) Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách: sáng sáng, Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà, luyện viết các nét " Sổ thẳng" cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông mượn lại những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau.

+) Điều đã khiến cho Cao Bá Quát cố gắng luyện chữ là: Có một lần, cụ bà hàng xóm sang nhờ cậu viết một lá đơn kêu oan cho nhà, nhưng khi lá đơn được trình lên quan, do chữ viết xấu quá nên quan không đọc nổi, quan lại nghĩ rằng bà cụ muốn trêu trọc mình nên đã sai lính đuổi bà ra. Điều đó làm Cao Bá Quát nhận ra một điều rằng: văn hay đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng ích gì.

+) Bài học: Chúng ta phải rèn luyện, kiên trì luyện từng nét chữ vì nét chữ là nết người. Dù cho có tài giỏi đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng có ích gì. Con người nếu muốn thành công thì phải kiên trì rèn luyện từ những việc nhỏ nhất.

22 tháng 5 2018

Truyền nhiệt thông qua bức xạ

Là phương pháp truyền nhiệt chịu trách nhiệm cho việc làm nóng Trái Đất và vạn vật trên đó - chính là bức xạ. Trong vũ trụ, gần như không tồn tại các hạt vật chất (tạo nên môi trường chân không gần như hoàn hảo), nhưng lại có bức xạ. Bức xạ giúp tạo nhiệt khi va chạm với vật nào đó. Bức xạ chịu trách nhiệm làm nóng không chỉ các vật trên Trái Đất, mà còn bao gồm các vật thể không thuộc Trái Đất, ví dụ như trạm ISS, Mặt Trăng và các thiên thể khác.

21 tháng 5 2018

Nhiệt truyền từ mặt trời đến trái đất bằng Bức Xạ nha !!!

21 tháng 5 2018

lần 451 chứ ko phải 451 lần

20 tháng 5 2018

ô-lim pích