K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2018
 

Nam là một bạn trai, rất thân, học cùng lớp với em. Bạn ấy là người vui vẻ, hòa đồng, tốt bụng. Cậu ấy luôn giúp đỡ những người trong lớp. Ai học kém môn nào là cậu ấy đến kèm cặp giúp đỡ bạn ấy môn đó. Những giờ ra chơi, Nam thường xuyên chơi đùa cùng mọi người. Nam đứng lên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài giờ cho mọi người. Mọi người trong lớp ai cũng ngưỡng mộ Nam vừa là người học giỏi, vừa là người hòa đông. Ai cũng đều yêu quý Nam, coi Nam là một mẫu người lý tưởng để phấn đấu.

     

2 tháng 4 2018

bài đó giống bài mình đã đọc rồi

2 tháng 4 2018

Từ 7h30' đến 10h gặp nhau là 2,5 tiếng
Vậy tổng hai vận tốc Va + Vb = 240 : 2,5 = 96 km/h
vận tốc người đi từ A kém vận tốc người đi từ B là 3km/giờ tứ là Vb - Va = 3 km/h
Bài toán quy về tìm hai số khi biết tổng và hiệu:
Vận tốc người đi từ B là: Vb = (96 + 3) : 2 = 49,5 km/h
Vận tốc người đi từ A là: Va = (96 - 3) : 2 = 46,5 km/h

2 tháng 4 2018

Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
 

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”​



Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.

2 tháng 4 2018

Ca dao của chúng ta đã có những câu đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Một trongnhững câu ca dao tiêu biểu ấy chính là câu “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng" .

Nhiễu điều là thứ vải xưa rất mềm , màu đỏ , người xưa thương phủ lên giá gương để vừa tôn thêm vẻ đẹp của gương , vừa để cho gương luôn được trong sáng , không bị bám bụi Giá gương là một chiêc khung bằng gỗ , trong có lồng gương có thể đặt trên bàn, hay trên trên tủ. Như vậy câu ca dao trên có ý nói : dù chỉ là vật vô tri, vô giác , vuông nhiễu điều kia còn có thể cho gương thêm đẹp, thêm trong , thì là người có nghĩa , có tình, đương nhiên ta phải biết thương yêu giúp đỡ người cùng trong một nước khi khó khăn, hoạn nạn. Nói khác đi, câu ca dao trên có ý nhấn mạnh vào sự thương yêu, giúp đơ cần có giữa những người cùng chung nòi giống. Còn “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” là rất đúng vì người sống trong một nước đã có quan hệ mật thiết với nhau về mặt vật chất cũng như tinh thần. Cụ thể như khi lũ lụt tại nước ta , đâu có phải chỉ người ở vùng lũ lụt ấy bị thiệt thòi Khi bị thiệt hại nặng nề về của , về người , nhân dân địa phương đó đương nhiên phải ưu tiên lo dành tiền dựng lại nhà cửa, làm vốn canh tác thì đâu còn dư giả để mua sắm , mãi lực nhân đó đã giảm hẳn , ảnh hưởng lớn lao đến mọi người Mặt khác, khi nước nhà bị địch hoạ thì toàn dân đều lâm cảnh lầm than . Ta há chẳng nhớ đến câu “ Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây “ trong bài “ Chạy giặc “ của Nguyễn Đình Chiểu tả nỗi lầm than của nhân dân ta khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược hay sao. Chính vì vậy, câu ca dao trên không chỉ được đề cao để vận động nhân dân ta giúp đỡ đồng bào khi bị thiên tai mà còn từng là khẩu hiệu của Hai Bà Trưng dùng để tập hợp toàn dân vùng lên chống lại thái thú Tô Định bạo tàn.Câu ca dao trên còn đúng vì dân tộc ta còn là dân tộc có tình có nghĩa , luôn luôn nhớ mình cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra nên đương nhiên phải “ Chị ngã, em nâng “ , “ Lá lành đùm lá rách “ , “ Thương người như thể thương thân “ 

Câu ca dao trên đã có giá trị tuyệt đối.nhưng nhận thức , tình cảm trên chỉ phát huy hết tác dụng khi chúng ta có được thái độ, hành vi cụ thể giúp đỡ người lâm nạn . Mặt khác, sự giúp đỡ của chúng ta đối với những người bất hạnh phải mang tính sáng suốt, triệt để để người được ta giúp đỡ thực sự thoát cảnh khổ đau, không vì sự giúp đỡ của ta mà thành kẻ ỷ lại.

Thấm nhuần nội dung, tinh thần của câu ca dao trên , nhân dân ta không những sống có tình , có nghĩa, biết đoàn kết gắn bó giúp nhau vượt qua thiên tai, đich hoạ khiến đất nước trường tồn và phát triển mà còn lên án nghiêm khắc những cá nhân, những tập thể nào còn thiển cận tối mắt vì lợi ích cục bộ quên lời dạy bảo của cha ông đang tâm tham nhũng , hối lộ, buôn lậu ,tiếp tay với các tệ nạn xã hội hoặc phá hoại môi trường thiên nhiên gây hậu quả tai hại cho dân, cho nước.

Hiểu rõ câu ca dao trên, ta càng hiểu thêm tấm lòng của nhân dân ta đối với đồng bào., hiểu thêm giá trị văn học dân gian .Chắc chắn chúng ta phải phấn đấu học tốt văn học dân gian hơn nữa và ứng dụng vào cuộc sống .

2 tháng 4 2018

đó đâu phải câu hỏi

2 tháng 4 2018

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.

Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.

Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập tọe đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Phải hỏi là xử lý thế nào để ai cũng nghỉ mình là người yêu?
Phải đeo khẩu trang và mắt kính và nói: Anh yêu và hai bạn thông cảm, em bị thủy đậu không thể tiếp các anh được.( Câu mời anh yêu và hai bạn vào nhà là không ổn, một lát sẽ lộ. ngoài ra không nên để đôi mắt bán đứng bạn.)

“Anh yêu, mời 2 bạn vào chơi đi”

2 tháng 4 2018

đập con ma xanh 1 phát chết

con ma đỏ thấy thế sợ xanh mặt thành con ma xanh rồi đập 1 phát nữa chết

2 tháng 4 2018

đập con ma xanh thì con ma đỏ sợ quá biến thành màu xanh đập 1 phát nữa là chết luôn

2 tháng 4 2018

- TÍNH :

+Thời gian người đi xe đạp đi trước là
+Quãng đường người đi xe đạp đi trước 
+Hiệu vận tốc của 2 xe

 

2 tháng 4 2018

Những đoá hoa ngày càng nhiều và khi phượng đỏ tràn ngập sân trường cũng là lúc chúng em nô nức dự ngày tổng kết. Ngày hôm ấy thật vui, các bạn tới trường từ rất sớm. Màu đỏ của hoa phượng buổi sớm mai mới đẹp làm sao! Không có ánh nắng chói lọi, những cánh hoa như dịu dàng hẳn đi, nhẹ nhàng, kì ảo trong lớp sương mờ dày đặc như những cô bé học trò thơ ngây. Các chú ve sầu đậu trên thân ve dậy sớm ghê. Hình như chúng cũng muốn chia vui với tụi em nên ca râm ran, rộn cả sân trường. Bao nhiêu là trò chơi dưới gốc cây phượng được bày ra. Có nhóm bạn thì thi nhau bắt ve. Các bạn ấy dùng đôi mắt tinh tường của mình để phát hiện ra những chú ve màu vỏ phượng rất khó thấy rồi sau đó những tay thiện xạ dùng dép ném lên. Những con ve sầu bị ném trúng tuy không chết nhưng sớm muộn gì cũng lìa đời. Các cậu bạn tinh nghịch bỏ ve vào hộp, thỉnh thoảng lại lấy ra một vài con bóp bụng. Chú ve xấu số bị bóp đau quá kêu lên những tiếng ve, ve,… khiến cho các bạn rất thích thú và thế là chú lại bị bóp mạnh hơn. Sang nhóm nữ, các bạn nữ không tinh nghịch như lũ con trai mà lại chọn trò chơi đòi hỏi tính khéo léo chứ không phải là thiện xạ. Các bạn lấy những bông hoa rơi dưới đất hay hái trên cánh tết thành hình những chú bướm đỏ thật đẹp. Có bạn khéo léo, chỉ trong chốc lát đã thắt được cả chục con bướm phượng. “Rụng râu nè!” tiếng một bạn nam sau lưng em cất lên làm em bất giác quay lại. À, thì ra là trò “đá gà” đấy mà. “Gà” ở đây là nhị đực của hoa phượng. Trên mỗi “con gà” có một cái chỏm, khi đánh qua đánh lại, chỏm nào rớt trước là thua. Lại ngắm những khóm bông phượng, trong ánh nắng của buổi sớm mai, bông phượng có phần sáng hơn trước, trông như một cậu bé tinh nghịch nhưng cũng rất đỗi thơ ngây, trong sáng. Các em vào chỗ ngồi nào, tiếng thầy tổng phụ trách vang lên xoá tan mọi suy nghĩ của em. Lễ tổng kết bắt đầu. Đầu tiên là bản diễn văn của thầy hiệu trưởng, rồi sau đó là nghi thức chào cờ và cuối cùng là lễ phát thưởng. Sau khi kết thúc buổi tổng kết, lớp chúng em chạy vào phòng học giở những gói quà tập thể ra liên hoan cuối năm. Rồi sau đó là chia tay ai về nhà nấy. Khi bước ra ngoài cổng trường, em còn ngoái lại để ngắm màu hoa phượng. Mặt trời lúc này đã gần lên tới đỉnh đầu, chíu những tia nắng chói lọi xuống bông phượng khiến em liên tưởng đến hình ảnh người thầy giáo đáng kính. Nghiêm nghị, nhưng cũng rất ấm áp và thân thiện…
Bấy giờ, mặc dù đã rời xa ngôi trường tiểu học mến yêu để học trong ngôi trường chỉ thấy hoa phượng vàng. Nhưng hình ảnh những bông phượng đỏ cùng những trò chơi lí thú sẽ mãi là kí ức không bao giờ phai nhoà trong cuộc đời của em mãi mãi…

 

2 tháng 4 2018

Ngày hôm ấy, sau khi xin phép mẹ đàng hoàng, em vội lục tìm một bộ đồ thật đẹp rồi cưỡi xe đạp ra quầy tạp hoá lấy tiền mẹ cho mua cho Can một món quà thật hợp ý bạn. Là bạn thân của Can, em biết nó rất thích đọc Đôrêmon nên chọn một quyển, gói cẩn thận rồi lên xe đến nhà nó. Ở đó mọi người đã đông đủ cả, chúng em cùng đưa quà tặng cho bạn rồi quay vào nhà chọn một chỗ thật thích hợp để sẵn sàng cho việc phá cỗ. Một lát sau, phòng khách bỗng che rèm, tắt điện tối om rồi từ dưới bếp, mẹ bạn bưng lên một cái bánh gatô thật ngon lành. Can nhắm mắt, cầu khẩn rồi thổi tắt ngọn nến, lúc bây giờ, đèn đóm mới được bật lên. Anh của Can chia đều thức ăn cho mọi người rồi cáo lui để bọn em tha hồ, thoải mái đùa vui. Chỉ đợi có thế, bạn lấy tay dính bánh kem rồi bôi lên mặt bọn em. Cả đám tức giận, bôi lại. Thế là cảnh hỗn độn bắt đầu.Trong lúc đó, em tối tăm mặt mày, những bàn tay tứ phía cứ chĩa thẳng vào mặt khiến em chẳng biết làm gì ngoài chuyện nhúng tay vào chén bánh bôi bừa lên mặt đứa nào đấy. Sự hỗn độn sẽ không bao giờ kết thúc nếu như những chén bánh không hết. Bôi một lúc thì đứa nào, đứa nấy cũng hết nhẵn, không còn một chút bánh nào cả. Bỗng có tiếng cười rồi cả đám cùng cười theo. Đứa này chỉ mặt đứa kia cười, đứa kia chỉ mặt đứa này cười. Tiếng cười như vỡ chợ. Cười mãi cũng hết hơi, thế là chúng em không hé răng nữa mà ra sau nhà rửa mặt rồi lại chỗ cũ chờ cỗ tiếp theo. Một lát sau, mẹ Can bưng lên cho mỗi đứa một tô bún khô. Các bạn mãi miết ăn. Riêng em vì dõi mắt lên ti vi nên khi các bạn đã ăn gần hết thì em mới vội vàng cầm đũa. Em xong chúng em bày trò chơi, các bạn đề nghị chơi trò trốn tìm. Thế là cả bọn xúm lại “bao tiếng xùm” để xem thử ai làm. Thật không may mắn, người làm lại là em. Nhà bạn Can nhiều ngóc ngách nên em phải làm mãi cho tới xế chiều, khi mà cuộc chơi kết thúc. Chúng em xúm lại chúc Can rồi xin phép từng người trong nhà bạn đi về. Em thấy mặt thằng nào thằng nấy ủ rũ cả, chắc là chúng cũng như em, tiếc nuối khi cuộc chơi kết thúc.
Ngày hôm ấy vui quá, em mong sinh nhật Can sẽ đến thật nhanh để chúng em có những giờ phút vui vẻ, chơi đùa thân thiết và quên hết những giận hờn và tình bạn sẽ ngày càng bền vững.
 

2 tháng 4 2018

 Quả thật, hoa mai tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa đẹp,là hoa không thể thiếu mỗi khi Tết đến, xuân về ở miền Trung quê tôi. Nhà tôi cũng vậy, trước Têt vài ngày, bố mẹ tôi đã mua một chậu mai thật đẹp để chưng tết.

Từ góc phòng khách,cây mai trông thật rực rỡ.Cây cao khoảng một mét rưỡi với thế rồng cuộn đẹp mắt được đặt trong chậu sứ trắng.Ở cây mai toát lên vẻ đẹp của thân,lá,cành,hoa. Gốc cây màu nâu sẫm ta bằng bắp tay ta bằng chân. Thân cây chia làm nhiều chánh,nhiều cành mảnh,vươn dài đến bên cửa sổ đến bên đón ánh nắng xuân,lay nhẹ theo làn gió mang mùa hương phảng phất. Thế uyển chuyển của cành mai gợi cho ta nét thanh khiết của bà chúa Xuân. Đây là loại hoàng mai nên lá non nhỏ nhắn đầy sức sống,màu nâu đậm một chút.Lá thon dài,trông chỉ ngắn hơn lá trúc Nhật một chút.Hoa mai khi nó nở gắn thành chùm thưa thớt,không đơm đặt như hoa đào.Lúc ấy trông thân cây chỉ toàn bao phủ một màu vàng óng ánh.Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng màu vàng của hoa là nét đặc trưng mà tạo hoá đã ban tặng cho nó. Từ mấy ngày trước tết,cây mai đã gần như bỏ hết lá để dồn sức ra những nụ hoa nhỏ xinh đang chúm chím bên cạnh những bông hoa xoè ra năm cánh thành một tầng,phô sắc óng mượt,vàng mượt như tơ.Nhìn từ xa ta có thể liên tưởng đến một đàn bướm vàng rập rờn múa lượn trong gió xuân chào đón một năm mới đang về.Nhuỵ hoa kết hợp hai màu vàng, xanh tạo nên cho hoa một vẻ đẹp hài hoà thuận mắt.Những chùm hoa vàng đung đưa càng thêm nổi bật với những chùm nụ ngời màu ngọc bích,màu xanh ấy tượng trưng cho một sức sống mãnh liệt được nuôi từ nguyên khí đất trời.Hương hoa mai không ngào ngạt,sực nức như hoa sữa,không dịu nhẹ như hoa hồng. Mà là một mùi hương nửa thực nửa hư,ai tinh ý lắm mới thưởng thức được mùi hương kì dịu ấy.Một năm mới mở ra với nhiều hứa hẹn bằng những cánh thiệp xinh xinh gắn bên những cánh hoa.Từ ngày có cây mai,không khí trong nhà thêm ấm cúng,vui vẻ.Hằng ngày,tôi cùng bố tỉa lá,sửa cành tưới nước cho mai thêm đẹp.Tết càng đến gần,cây mai nhà tôi càng rực rỡ…

Một mùa xuân mới cùng bao nhiêu niềm vui mới đang về trên những cành mai tươi thắm toát lên vẻ tinh khiết cùng sức sống mùa xuân. Năm nay,mai cùng nhà tôi đón một cái tết thật vui,thật đằm ấm.