K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2019
  • Vĩ độ (ký hiệu: φ) của một điểm bất kỳ trên mặt Trái Đất là góc tạo thành giữa đường thẳng đứng (phương của dây dọi, có đỉnh nằm ở tâm hệ tọa độ-chính là trọng tâm của địa cầu) tại điểm đó và mặt phẳng tạo bởi xích đạo. Đường tạo bởi các điểm có cùng vĩ độ gọi là vĩ tuyến, và chúng là những đường tròn đồng tâm trên bề mặt Trái Đất. Mỗi cực là 90 độ: cực bắc là 90° B; cực nam là 90° N. Vĩ tuyến 0° được chỉ định là đường xích đạo, một đường thẳng tưởng tượng chia địa cầu thành Bán cầu bắc và Bán cầu nam.
  • Kinh độ (ký hiệu: λ) của một điểm trên bề mặt Trái Đất là góc tạo ra giữa mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đó và mặt phẳng kinh tuyến gốc. Kinh độ có thể là kinh độ đông hoặc tây, có đỉnh tại tâm hệ tọa độ, tạo thành từ một điểm trên bề mặt Trái Đất và mặt phẳng tạo bởi đường thẳng ngẫu nhiên nối hai cực bắc nam địa lý. Những đường thẳng tạo bởi các điểm có cùng kinh độ gọi là kinh tuyến. Tất cả các kinh tuyến đều là nửa đường tròn, và không song song với nhau: theo định nghĩa, chúng hội tụ tại hai cực bắc và nam. Đường thẳng đi qua Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (gần London ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland) là đường tham chiếu có kinh độ 0° trên toàn thế giới hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Kinh tuyến đối cực của Greenwich có kinh độ là 180°T hay 180°Đ.
10 tháng 9 2019

Vào ngày Hạ Chí (21- 22 tháng Sáu) lúc chính trưa Mặt Trời ở trên đỉnh đầu của chí tuyến Giải, vào ngày Đông Chí (21 – 22 tháng Mười Hai) lúc chính trưa Mặt Trời ở trên đỉnh đẩu của chí tuyến Ma Kết.

~ Mik ko biết đúng hay sai nha vì mik ngu Địa :))) ~
~~ Hok tốt ~

10 tháng 9 2019

Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

a)        Cha lại dắt con đi trên cát mịn

           Ánh nắng chảy đầy vai.

  (Hoàng Trung Thông) 

b)           Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

       Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa) 

d)          Em thấy cả trời sao

             Xuyên qua từng kẽ lá

             Em thấy cơn mưa rào

             Ướt tiếng cười của bố.

                     (Phan Thế Cải)

Bài làm:

Các từ ngữ ẩn dụ:

  • (Mùi hồi chín) chảy

=>  thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.

  • (Ánh nắng) chảy;

=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.

  • (Tiếng rơi) rất mỏng;

=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).

  •  Ướt (tiếng cười).

=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

10 tháng 9 2019

Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

a)        Cha lại dắt con đi trên cát mịn

           Ánh nắng chảy đầy vai.

  (Hoàng Trung Thông) 

b)           Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

       Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa) 

d)          Em thấy cả trời sao

             Xuyên qua từng kẽ lá

             Em thấy cơn mưa rào

             Ướt tiếng cười của bố.

                     (Phan Thế Cải)

Bài làm:

Các từ ngữ ẩn dụ:

  • (Mùi hồi chín) chảy

=>  thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.

  • (Ánh nắng) chảy;

=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.

  • (Tiếng rơi) rất mỏng;

=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).

  •  Ướt (tiếng cười).

=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

10 tháng 9 2019

Chỗ in đậm ấy là chạy tới

~k mik nha~

công cha nghĩa mẹ bằng nhau

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp con người" cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

hay:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Và dù cách nói có chút khác nhau những câu ca dao ấy vẫn đem đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về công cha, nghĩa mẹ. Tiếp tục dòng tâm tình ấy, tác giả dân gian đi đến cái kết rất tự nhiên nhưng vô cùng thấm thía:

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ "chín chữ cù lao" để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Chín chữ ấy là: sính - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng - nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử hỏi có ai trong chúng ta không được cha mẹ giành cho những điều ấy, không chỉ góỉ gọn ở con số chín chữ bởi công lao cha mẹ là vô cùng, vô tận. Để rồi từ đó, ta nhận được lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: "ghi lòng con ơi". Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng ta. Tác giả dân gian không nhắc ta phải trả công cho những hi sinh của cha mẹ, trả công cho những gì mà ta được đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ lại càng vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.

Giản dị mà sâu sắc. Nhẹ nhàng mà xuyên thấm, bài ca dao gieo vào lòng người cảm giác bâng khuâng, tác động vào trí tuệ người đọc để đi đến những nhận thức sâu sắc. Và dù tác động bằng con đường nào, bài ca dao ấy thực sự đã làm cho ta luôn "ghi lòng" công ơn cha mẹ.

10 tháng 9 2019

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

=> Bn chỉ cần so sánh xem núi hay biển lớn hơn là được

Cách đây hai tuần, em đã phạm một lỗi lầm mà em không bao giờ quên được. Đó là lần em đã quay cóp tài liệu khi đang làm bài kiểm tra. Việc làm đó đã khiến cho cô chủ nhiệm của em phải buồn lòng rất nhiều.

Buổi tối trước hôm đó, em đã xem thời khóa biểu và biết rằng ngày mai không có gì phải làm cả, chỉ riêng môn Văn là phải học thuộc lại các ghi nhớ, xem lại tất cả các bài tập làm văn cô cho. Nhưng vì hôm đó có bộ phim rất hay nên em mải mê xem phim mà quên không học bài gì cả. Sáng hôm sau, khi vào tiết Văn em đã rất ngạc nhiên khi nghe cô nói rằng: “Ôn lại bài năm phút rồi lấy giấy ra làm kiểm tra nhé các em”. Lúc đó, trên trán em toát cả mồ hôi, ướt cả tóc. Em không biết phải làm sao nếu như điểm kém thì sẽ bị bố mẹ la rầy còn các bạn sẽ cười chê mình. Thẫn thờ một lúc lâu thì cô giáo bắt đầu đọc đề. Cô vừa đọc xong thì các bạn chăm chú làm bài, chỉ riêng em thì loay hoay hỏi bài nhưng chẳng ai chỉ em cả. Nhìn lên đồng hồ em thấy không còn kịp thời gian để ngồi hỏi bài nữa. Em đánh liều một phen thử xem sao. Em lấy cuốn tài liệu ra và chép lia lịa cho đến hết giờ, cô kêu cả lớp nộp bài. Nộp bài xong, các bạn ríu rít hỏi xem nhau có làm được không, còn em chỉ ngồi cười mỉm một mình vì em biết chắc rằng mình sẽ được điểm cao thôi.

Qua ngày hôm sau, khi cô trả bài kiểm tra, em đạt được điểm số rất cao. Khi cô kêu đọc điểm cho cô ghi vào sổ thì em đã rất tự tin đứng lên nói lớn rằng: “Thưa cô, mười ạ!”. Cả lớp ồ lên tuyên dương em, cô thì mỉm cười nói rằng: “Em làm bài tốt lắm!”. Lúc đó, em cảm thấy rất vui. Vừa tan học, em chạy một mạch về nhà khoe với bố mẹ và mọi người trong nhà. Ai cùng khen em giỏi, em cũng cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó nhưng không biết vì sao, tối hôm đó em không thể nào ngủ được. Cứ mãi trằn trọc suốt đêm, cứ cảm thấy mình không trung thực với cô, với những người xung quanh đã luôn tin tưởng ở mình. Điểm này không phải là con điểm thật sự do chính thực lực của mình làm, mà nó chỉ do em quay cóp mà có. Em cứ suy nghĩ mãi, không biết làm sao vì bây giờ nếu nói ra sự thật thì mọi người sẽ nghĩ mình như thế nào? Em đắn đo một lúc em quyết định sẽ nói rõ ràng cho cô biết. Sáng hôm thứ hai, em đã lấy hết can đảm để gặp cô và nói rằng: “Thưa cô, em xin lỗi cô rất nhiều vì em đã không trung thực trong lúc làm bài. Em đã quay cóp tài liệu mới có điểm mười đó”. Nghe xong, cô giáo không nói gì chỉ im lặng sửa điểm trong sổ. Nhưng em biết rằng, thẳm sâu trong đôi mắt cô là sự buồn lòng và thất vọng khi có một học sinh như em. Cuối giờ học, cô gọi em lên và nói : “Cô mong rằng sẽ không có lần thứ hai em quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra nữa. Đó là việc làm không đúng. Em cần khắc phục. Tuy vậy, cô cũng có lời khen ngợi vì em đã biết trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng khen. Em phải hứa với cô sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn và đừng làm như vậy nữa em nhé!”. Nghe cô nói xong, tự dưng hai khóe mắt em cay cav, nghẹn ngào, lí nhí xin lỗi cô mà trong lòng chan chứa bao cảm xúc khó tả. Trong lòng em giờ đây đã nhẹ nhõm hơn vì mình đã can đảm nói ra sự thật.

Qua sự việc này, em muốn nói với mọi người rằng: trong cuộc sống đầy bộn bề như bây giờ, chúng ta cần phải biết sống một cách trung thực, đừng làm người khác phải buồn lòng vì mình. Là một học sinh, ngay từ bây giờ, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, không ham chơi nữa. Em sẽ không phải khiến cho các thầy, các cô và mọi người xung quanh mình buồn lòng thêm lần nào nữa.



 

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.

Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..." Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...

Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...

10 tháng 9 2019

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

10 tháng 9 2019

Mới có tháng 9 thôi, bên mình cũng phải tháng 10 mới thi =)))

10 tháng 9 2019

ko đăng linh tinh nha bạn

10 tháng 9 2019

Từ đẳng lập của hc và tươi là: 

Học: học hành

Tươi: Tươi tỉnh,tươi tắn,tươi cười,tươi vui,...

Bài làm

Vai trò của miêu tả trong các tác phẩm tự sự giúp sự việc được thể hiện cụ thể, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc hơn. 

# Học tốt #