K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 7 2018

Trong gia đình em, ai em cũng yêu, cũng quý nhưng có lẽ người mà em thân thiết nhất vẫn là My – em gái em.
My năm nay mới có 7 tuổi nhưng cô bé đã rất ra dáng người lớn. Em có khuôn mặt bầu bĩnh cùng nước da trắng như trứng gà bóc. Bé rất hay cười, nụ cười với hai cái má lúm đồng tiền xinh xinh, cái má phúng phính nhìn chỉ muốn cắn. My có mái tóc đen dài đến ngang lưng, lúc đi học hay khi ở nhà em đều buộc hai bên rồi cài nơ trông rất dễ thương.
Đôi mắt My to tròn và long lanh, mẹ em bảo đó là mắt bồ câu. Con gái ai mà có đôi mắt bồ câu lớn lên chắc chắn sẽ rất xinh. Quả không sai một tẹo nào, đôi mắt My như biết nói biết cười, sống động và linh hoạt. My không cao lắm, đứng chỉ đến thắt lưng em là cùng. Chính vì vậy mà trong bộ đồng phục thủy thủ trông cô bé vô cùng đáng yêu.
My rất thích làm nũng bố mẹ và những người lớn tuổi hơn chỉ đơn giản vì em ấy thích cảm giác được cưng chiều. Rồi cả khi bé ấy sụt sịt khóc trông cũng rất dễ thương. My thích nhất là được đi công viên cùng với cả nhà vào những ngày chủ nhật, lúc ấy em mặc những bộ váy hình con thú, miệng lúc nào cũng cười nói liên hồi trông hoạt bát và năng động vô cùng.
Bé cũng rất hứng thú với công việc nấu ăn và trồng cây của mẹ. Chính vì thế mà đôi khi trong bếp sẽ xuất hiện một cái đầu đen nho nhỏ chạy lăng xăng phụ giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hoặc là cái đầu đen ấy sẽ dành hàng giờ ngồi ngoài vườn ngắm nhìn cây hoa hồng, thi thoảng lại “Ồ” lên một tiếng đầy thích thú. My là vậy, là một bé gái đơn thuần và trong sáng. Mỗi khi em ấy cười là mọi vật như bừng lên sức sống, em chưa bao giờ cảm thấy ghen tỵ với My cả vì em yêu quý em ấy nhiều lắm.
Em không bao giờ muốn thấy em ấy buồn dù đôi khi em đến bó tay với cái tính nghịch ngợm của cô bé. Ngoài ra, My còn rất hậu đậu, cứ đụng đâu là hỏng đó. Mấy ngày trước cô bé không cẩn thận đánh mất hộp bút của em, còn hôm trước nữa là làm ngập cây hồng của mẹ.
Em rất yêu quý My. Em mong My có thể luôn vui vẻ và hạnh phúc

28 tháng 7 2018

 Bé Ngọc lên 4 tuổi đang học mẫu giáo là em gái yêu thương của em.

Bé Ngọc rất dễ thương. Má lúm đồng tiền. Môi hồng, hàm răng trắng nõn. Bố và anh trai có nước da đen, còn mẹ và bé Ngọc lại có nước da trắng. Cặp mắt bé đen huyền, dịu dàng. Em hát hay, múa đẹp và có trí nhớ rất tốt, em thuộc lòng một số bài đồng dao bà nội dạy cho.

Ngọc rất sạch sẽ. Thân thể, tóc tai, áo quần lúc nào cũng thơm tho. Mẹ em nói: “Sang năm, con dạy em học chữ cái và tập đánh vần nhé...”.

Lần nào cũng vậy, đón anh trai đi học về, em Ngọc đều hỏi: “Anh được mấy điểm mười? ”, rồi em đòi xách cặp cho anh.

28 tháng 7 2018

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

28 tháng 7 2018
“Nếu ai còn mẹ
Xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn
Vương mắt mẹ nghe con...”

Người cho bạn thiên chức được sống như ngày nay chính là mẹ. Người mà ở đó ta không bao giờ thấy thiếu vắng hơi ấm, không bao giò thua lỗ về tình thương, không bao giờ bị lừa dối bởi tình cảm... Trên đời chỉ có mẹ là người ta đáng tin nhất. Ai cũng có một người mẹ như thế. Và bản thân tôi cũng vậy, cũng có một người mẹ tuyệt vời biết bao.

Năm nay mẹ tôi đã 38 tuổi, cũng còn khá trẻ nhưng lại hằn rõ những dấu vết tần tảo thời gian. Thay vì có một làn da trắng sáng thì da mẹ sạm sạm nắng do những hôm đứng đồng vào những trưa hè nóng oi bức tưởng như ngộp thở. Khuôn mặt mẹ vẫn nhỏ nhắn hình trái xoan, gò má mẹ cao, gầy gầy trông rất đáng thương. Bàn tay bàn chân mẹ xương xương, các đường gân tay nổi rõ lên cùng đó là những vết chai sạn to lấm tấm. đôi bàn tay ấy đã phải sớm hôm dãi nắng, sớm ngày đầu tắt mặt tối lo cho gia đình tôi. Trên khuôn mặt nhỏ nhắn xương xương ấy là đôi môi lúc nào cũng nở tươi nụ cười lạc quan với đời. Dù chưa bước qua tuổi tứ tuần nhưng mẹ già nhanh hơn tuổi, cũng chỉ bởi những đứa con như tôi. Dù mẹ không đẹp như bao người ngoài kia nhưng trong tôi, mẹ lại là người phụ nữ, là thánh nữ trong lòng tôi.

Mẹ hiền lành, dịu dàng, luôn mang một phong thái rất đoan trang đằm thắm khiến mọi người khi tiếp xúc đều cảm thấy rất nhẹ nhàng mà gần gũi. Mẹ thường xuyên giúp đỡ mọi người, hàng xóm nếu như cần thiết. Mẹ sẵn sàng xắn tay xắn quần để giúp đỡ mà không nề hà hay toan tình. Rồi những lúc rảnh rỗi mẹ vẫn tích cực tham gia các hoạt động của làng xã. Đó cũng chính là lí do ai ai cũng quý mến mẹ, một người phụ nữa phúc hậu tốt bụng.

Đối với chúng tôi, mẹ là hình tượng của sự yêu thương chở che. Mỗi sáng khi cả nhà còn chìm trong giấc ngủ thì mẹ đã dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, cho chị em chúng tôi được kịp giờ đi học. Ngồi trên chiếc xe đạp hàng ngày tới trường, tuy có hơi sóc, có hơi ê nhưng mẹ luôn cố gắng che nắng, chắn mưa đưa đón tôi hằng ngày đến trường. Đó luôn là những giây phút hạnh phúc của đời tôi đã xua tan hết mọi khó khăn kia. Rồi nhớ những trưa mẹ đi làm đồng về, vương trên khuôn mặt ấy là những giọt mồ hôi chảy dài, lưng áo ướt đẫm, là những lúc mẹ bán lưng cho trời bán mặt cho đời vào những buổi trưa nắng vỡ đầu. Nhưng chỉ cần có con điểm số 10 là dường như nụ cười trên môi mẹ xoa tan, đánh vỡ hết mọi mệt nhọc kia.

Tôi vẫn còn nhớ hè năm ngoái, khi chuẩn bị vào lớp 6. Là dấu mốc chuyển cấp của tôi. Để đủ tiền trang bị tiền sách, bộ quần áo đồng phục mới thì mẹ con tôi đã phải chất cả một xe rau thật nặng đi ra chợ trên con đường làng ngoằn ngoèo. Chân đất mẹ cứ thoăn thoắt đẩy xe to như vậy, dù mệt nhưng mẹ vẫn mặc cả từng đồng để có tiền mua từng chiếc bút quyển vở cho tôi. Tôi thấy thương mẹ xiết bao.

Đời này, dẫu có ra sao, đi đâu về đâu thì mẹ luôn là người tôi nghĩ đến đầu tiên. Người mà tôi trân quý biết bao cho đủ. Mẹ luôn dạy bảo, mang cho tôi những câu chuyện đầy tính giáo dục bởi mẹ khát khao chị em tôi nên người như nào. Mẹ thường dạy: ra ngoài phải mạnh mẽ nếu không đời sẽ quật ngã các con. Vâng lời mẹ, nhưng mẹ à khi trở về bên mẹ thì con mãi chỉ là đứa con bé nhỏ xiết bao trước vòng tay yêu thương rộng lớn của mẹ

Tình thương,sự hi sinh của mẹ chắc cả đời này tôi cũng không trả sao cho hết. Chỉ biết cố gắng chăm chỉ học hành để không phụ lòng mẹ. Con yêu mẹ!

28 tháng 7 2018

Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.

Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.

Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng.

28 tháng 7 2018

Bố thân mến!

Ngày con nhận được tin bố sắp đi công tác 1 tháng con vô cùng buông bởi con không muốn xa bố nhưng rồi con có nghĩ lại và con tin tưởng và rất yêu thương bố, bố làm tất cả những điều này là vì các con và vì gia đình.

Hôm nay con nhận ra rất nhiều điều bố ạ, nên con viết thư cho bố, bố có khỏe không, dạo này bố có béo hơn không, ở xa nhà bố phải chịu khó chăm sóc cho sức khỏe của mình bố nhé. Mấy ngày hôm nay nhiệt độ cũng hạ rất thấp bố nhớ đắp chăn kín khi đi ngủ nhé. Mẹ và con cũng nhớ bố rất nhiều, và luôn mong bố nhanh trở về. Mỗi ngày con đều thấy mẹ khóc thầm vì nhớ bố bố ạ, mẹ cũng thương bố nhiều lắm. Con cảm nhận được điều đó bố ạ, không biết bố có nhận ra điều đó không, ngày nào con cũng thấy mẹ buồn.

Bố đi công tác xa nhà nên mẹ lúc nào cũng lo lắng cho bố, con thấy đợt đi công tác trước mẹ cũng rất buồn, nhưng khi bố trở về con thấy mẹ lại rạng rỡ hẳn lên, lúc nào mẹ cũng lo không biết bố đi ăn cơm ngoài có đảm bảo không, không biết có biết ăn uống đúng giờ không, con thấy mẹ luôn quan tâm và chăm sóc cho bố bố ạ. Hôm nay con vui vì con được cô giáo khen là có tiến bộ về nhà muốn khoe với bố mẹ nhưng bố lại không có nhà nên con viết thư cho bố để báo cáo tình hình học tập của con kì vừa qua, con đứng thứ 2 của lớp bố ạ, cô giáo khen con có tiến bộ hơn rất nhiều kì trước, điều đó làm con rất vui. Con đã học theo cách mà bố luôn dạy con, con học vào những thời gian con rảnh nhất để có nhiều thời gian dỗi và chăm sóc gia đình, nhưng sự tiết kiệm thời gian như vậy giúp con học tập hiệu quả và có ý nghĩa hơn, mỗi ngày con đều ôn luyện trong quá trình con học tập trên lớp.

Khi về gia đình ngoài việc học con đã giúp đỡ mẹ rất nhiều công việc như trông em, quét nhà và rửa bát giúp mẹ. Con thấy mẹ vất vả nên con đã làm những việc đó, chính việc giúp đỡ được công việc trong gia đình mà làm con rất vui. Con đã tìm được rất nhiều niềm vui trong cuộc sống bố ạ. Con cảm ơn bố đã dạy dỗ con ạ.

Con gái của bố!

28 tháng 7 2018

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khua xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên, có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức để chờ em...

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy gò và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu những vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai vẫn còn tinh lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ nên cho đến nay, sức khoẻ của bà còn khá tốt. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ được học ở trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng Truyện Kiều, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa. Đồng tiền Vạn Lịch... cùng với bao nhiêu là ca dao và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở đầu nhà, nằm đung đưa vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa ngân nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi còn con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng của vùng Nội Duệ, cầu Lim.

Con cháu, họ hàng và làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn là bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu thương người như thể thương thân và đối xử với láng giềng phải có tình có nghĩa.

Học và làm bài tập xong, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm toả ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thỉ: “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!”. Bà mắng yêu: “Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm mà đi học!”.

Em yêu bà lắm và cầu mong bà mạnh khoẻ, sống lâu cùng con cháu.

28 tháng 7 2018

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà. Nếu ai hỏi em : "Người mà em yêu quý nhất là ai ?" Thì em sẽ không chần chừ mà sẽ trả lời ngay : "Người mà em yêu quý nhất là bà !" 

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

28 tháng 7 2018

lên lazi.vn mà chép

28 tháng 7 2018

 Nếu ai hỏi em : "Người mà em yêu quý nhất là ai ?" Thì em sẽ không chần chừ mà sẽ trả lời ngay : "Người mà em yêu quý nhất là bà !" Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.

Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những khoảng tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.

Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.

Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.

Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.

28 tháng 7 2018

54 + 53 = 107

28 tháng 7 2018

=107

kb nhé

:D

28 tháng 7 2018

12.2= 24

kb nha

:D

28 tháng 7 2018

12.2=24

đúng ko

đúng k nhé

28 tháng 7 2018

lên mạng nha bạn

đúng ko

đúng  k nhé

28 tháng 7 2018

Chúc các bạn học tốt!

...........................................a...........................................

====================================================================

28 tháng 7 2018

Nhà thơ Huy Cận từng viết :

” Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử 
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ “

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

” Đau đớn thay thân phận đàn bà 
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung “

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng ” Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! “, còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong ” Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong Đọc Tiểu Thanh Kí ( Nguyễn Du ), các đoạn trích Chinh Phụ Ngâm ( Đặng Trần Côn + Đoàn Thị Điểm ) và Cung Oán Ngâm ( Nguyễn Gia Thiều ).

Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đnế mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong “Bánh tôi nước”, là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.

Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại “gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du “Truyện Kiều”, là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp “mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…

Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nôõinhơ nhục mà chồng nàng áp đặt.

Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ đựoc số phận của chính họ:

“Thân em như hạt mưa sa 
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày” 
“Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc “Thân em…”. Số phận người phụ nữ, lúc thì như “hạt mưa sa”, lúc thi như “tấm lụa đào”…Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ bị dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi “đài các” hay lại làm lụng vất vả nơi “ruộng cày”? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng mịt mù, chẳng biết được điều gì sắp xảy đến, sẽ “vào tay ai”…Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu đuối sẽ phải chịu nhiều cực khổ

Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thuỷ thì bị ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan – mà khi chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ). Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: “Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!”. Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương..) khi mô tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình): “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), hoặc bộc lộ những phản ứng: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”… (Hồ Xuân Hương). Có thể khẳng định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam.

28 tháng 7 2018

Trong cuộc sống xã hội phong kiến ngày xưa, con người đã phải trải qua biết bao nỗi niềm chua xót, đắng cay nhưng không vì thế mà vẻ đẹp tâm hồn của người xưa mất đi, thay vào đó họ lại gửi gắm những nỗi niềm, nỗi oan ức vào từng lời thơ, lời ca dao bộc lộ sâu sắc hết nỗi chân tình của mình. Mà nỗi bật hơn hết là những lời ca dao than thân: 
Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. 
.... 
Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. 
Ai ơi, nếm thử mà xem! 
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. 
Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội. Ca dao là tiếng nói cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, đắng cay nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân xưa. Hai lời ca dao trên là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa, nó như gợi lên cả một cuộc đời còn đầy đắng cay của một con người.Cuộc đời của người phụ nữ không mấy thanh bình mà chính họ cũng không thể tự quyết định được số phận cho mình.Bài ca dao được viết ở thể thơ lục bát vô cùng ngắn gọn nhưng thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật cũng như cảm xúc của tác giả. 
Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. 
Bài ca dao trên là lời than thân của một cô gái tự ví mình như tấm lụa đào. Từ “thân em” đã gợi lên những liên tưởng về số phận hẫm hiu, nhỏ bé, bấp bênh của một cô gái bị đàn áp, bốc lột ,còn từ “như” một hình ảnh so sánh đã được gợi lên thể hiện nỗi niềm và tâm trạng của cô gái, cô không chắc được hạnh phúc của mình sẽ vào tay ai. Bên cạnh đó từ láy “phất phơ”vừa gợi lên một hình ảnh liên tưởng về số phận long đong của người phụ nữ xưa vừa gợi được vẻ đẹp mềm mại của tấm vải lụa đào nhưng thật chất đó là một lời than thân, với biện pháp tu từ câu ca dao đã thật sự đưa người đọc cảm nhận được hình ảnh của một cô gái tự hào về tài năng và vẻ đẹp của bản thân nhưng không có quyền quyết định số phận của chính mình. Chính hình ảnh “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” một lần nữa lại làm rõ nét hơn nỗi niềm chua xót, đắng cay, ngậm ngùi về số phận của bản thân cô gái nói riêng và người phụ nữ VIỆT NAM xưa nói chung.Câu ca dao trên kết hợp những từ ngữ giàu hình ảnh cùng với biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ đã làm nổi bật phâm chất và tính cách cũng như diễn biến tâm lí của nhân vật. Cũng chính những chi tiết tiêu biểu ấy đã làm ngừơi đọc cảm nhận một cách sâu sắc và chân thành nỗi khổ mà cô gái phải chịu đựng, qua thái dộ và tình cảm của tác giả cũng đã nói lên một phần nào về cuộc sống khắc nghiệt của ngừơi phụ nữ xưa nhưng vẫn luôn giữ được vẻ đẹp tâm hồn. 

THAM KHẢO NHANG

28 tháng 7 2018

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam hết sức thanh bình yên ả, đi vào thơ ca nhạc họa của muôn đời. Dịp hè vừa rồi, nhân một chuyến đi thăm quê nội, em đã có dịp ngắm cánh đồng lúa của làng. Cảnh đẹp ấy đã trở thành dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí em.

Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội. Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.

Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.

Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.

28 tháng 7 2018

- Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật như:

  • Bầu trời nhiều mây hơn
  • Thời tiết lạnh lẽo, ẩm ướt
  • Những cơn mưa bụi âm ỉ qua ngày này sang ngày khác.
  • Cây cối già cỗi, trơ trụi lá
  • Con người thích thú khoác lên mình những bộ đồ ấm