Theo bài chúng ta có 5 câu thông tin:

+ Cô dạy Địa và cô dạy Ngữ Văn là láng giềng của nhau. Câu này cho biết cô dạy Địa không dạy Ngữ Văn và ngược lại. 

+ Cô My trẻ nhất trong ba người. Câu này không cho biết điều gì nên chúng ta sẽ đọc các câu tiếp theo để suy luận. 

+ Cô Linh, cô dạy Sinh và cô dạy Ngữ Văn thường đi cùng nhau trên đường về nhà. Câu này cho chúng ta thấy cô Linh không dạy Sinh và Ngữ Văn. Vậy cô Linh chỉ có thể dạy Địa, Sử, Toán, Tiếng Anh. 

+ Cô dạy Sinh nhiều tuổi hơn cô dạy Toán. Dựa vào câu 2, chúng ta biết cô My không dạy Sinh và cô dạy Sinh không dạy Toán. Vậy cô My chỉ có thể dạy Địa, Sử, Toán, Tiếng Anh, Ngữ Văn và cô Trang dạy môn Sinh vì hai cô còn lại không dạy Sinh. 

+ Cô dạy Tiếng Anh, cô dạy Toán và cô My thường đi đánh cầu lông với một cô thứ tư. Câu này cho biết cô My không dạy Toán và Tiếng Anh. Do đó cô My có thể dạy Địa, Sử và Ngữ Văn nhưng vì câi 1 và câu 3 nên cô My sẽ dạy Sử và Ngữ Văn.

Ta lập bảng:

  Sử Địa Toán Sinh Tiếng Anh Ngữ Văn
Cô Trang Loại   Loại Chọn   Loại
Cô Linh Loại   Chọn Loại   Loại
Cô My Chọn Loại Loại Loại Loại Chọn

 

Sau đó, ta cần biết thêm nên ta có hai trường hợp ở câu 5: cô dạy Địa là cô dạy Sinh và cô dạy Tiếng Anh, Toán và cô My là ba người khác nhau.

 

Trường hợp 1 (TH1):

  Suy ra trong câu 2, cô Linh là cô còn lại, không dạy Sinh, Ngữ Văn, Địa. 

  Suy ra trong câu 3, cô dạy Sinh là cô Trang, cô dạy Ngữ Văn là cô My. 

Khi đó TH này sẽ mâu thuẫn với câu 5 do cô dạy Toán, cô dạy Tiếng Anh và cô My phải là ba người khác nhau.

Trường hợp 2 (TH2):

   Trong câu 4, ta có thể biết cô Trang dạy Sinh và Tiếng Anh (vì theo bảng, cô Linh dạy Toán), cô Linh dạy Toán và Địa. 

Kết luận: Cô My dạy Sử + Ngữ Văn.

                 Cô Linh dạy Toán + Địa.

                 Cô Trang dạy Sinh + Tiếng Anh.