Có lẽ, chúng ta đang sống ở một thế hệ mà con người cuồng sự “hoàn hảo”. Ta kì vọng bản thân phải có thành tích học tập đáng ngưỡng mộ, vào được những ngôi trường hàng đầu, được làm việc trong môi trường tốt nhất. Nếu bạn đang có những suy nghĩ như vậy thì câu nói “Cuộc đời giống như quả trứng muối, phải rạn nứt mới vừa vặn” chắc hẳn sẽ mở ra cho bạn một cách nhìn mới mẻ và sâu sắc về sự bất toàn, khiêm khuyết. “Rạn nứt” là ẩn dụ cho những khuyết điểm, những thiếu sót, những mất mát của con người, là những tổn thương, những điều mà con người không mong muốn có nhưng lại phải chịu. Bằng việc chỉ ra nghịch lí “rạn nứt” để được “vừa vặn” thông qua hình ảnh quả trứng muối, câu nói muốn khuyên chúng ta hãy biết chấp nhận và đón nhận những khiếm khuyết, thiếu sót của bản thân, của cuộc đời một cách tích cực, lạc quan để cuộc sống trở lên tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Mỗi chúng ta ai cũng có những khuyết điểm, có thể đó là khiếm khuyết về vật chất, có thể đó sẽ là khiếm khuyết về tinh thần. Nhưng tất cả những khiếm khuyết đó chẳng thể nào quyết định sự thành công trong bản thân bạn. Cuộc sống muôn màu, muôn vạn, chúng ta có thể sẽ vấp ngã bởi vất ngã ấy, bởi chỉ có như vậy bạn mới giúp được cho chính bản thân bạn,và rồi VaAlbert Einstein chính là tấm gương tiêu biểu cho sự vươn lên từ chính khiếm khuyết của mình. Hồi nhỏ, Einstein được biết đến là một người không có khả năng học tập, luôn xếp hạng cuối ở lớp, viết rất kém, cậu thường nói: “Viết đối với tôi là cái gì khó khăn lắm”. Thế nhưng, vượt qua khó khăn ông đã có rất nhiều phát kiến bước ngoặc, đặc biệt là thuyết tương đối, trở thành một trong những nhà bác học vĩ đại nhất thế giới ở mọi thời đại. Quả đúng là “cuộc đời giống như quả trứng muối, phải rạn nứt mới vừa vặn”. Chỉ có bạn mới có thể chế biến được những món ngon mĩ vị nhất cho cuộc đời của chính bạn bạn từ việc vươn lên và hoàn thiện chính mình trong những sự “rạn nứt”.