Hồ Diễm Phương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Hồ Diễm Phương
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Nhiều vụ xả thải chất độc hại từ các nhà máy ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước mãi  nhiều năm về sau.

Hàng chục năm trước, ở Ringwood, bang New Jersey, Công ty Ford Motor Co. đã đổ hơn 35.000 tấn sơn độc hại xuống mảnh đất mà thị tộc Turtle, thuộc bộ tộc Ramapough Lenape sinh sống nhiều thế kỷ. Vụ xả thải này khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm arsen, chì và nhiều hóa chất độc hại khác. Đến nay đã qua 43 năm, nhưng những hóa chất độc hại  này vẫn ngấm xuống hệ thống nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt ảnh hưởng tới hàng triệu người dân New Jersey.

Tại Picher, bang Oklahoma, hàng thập kỷ khai thác các mỏ kẽm và chì đã làm các tầng ngậm nước ô nhiễm chì và kim loại nặng. Hậu quả của nó thật thảm khốc, 60 năm sau, khi các mỏ này ngừng hoạt động, nhưng chất  ô nhiễm từ mỏ chảy vào các sông suối, hồ nước vẫn đe dọa chất lượng nước uống của cộng đồng dân cư lân cận.

Ở Bắc Carolina, nguồn nước gần các nhà máy nhiệt điện than được phát hiện chứa hàm lượng cao crôm hóa trị 6 (một loại chất gây ung thư) và các hóa chất khác. Gần 1.000 hộ gia đình đã phải mua nước đóng chai để uống, nấu ăn và đánh răng. “Không có nước thì không thể sống được. Khi các công ty làm ô nhiễm nguồn nước, chẳng khác nào họ “kề dao vào cổ” bạn vậy. Chúng tôi phải làm gì đây, không thể sống như thế này được.”, Tracey Edwards, một cư dân ở Walut Cove, Bắc Carolina chia sẻ.

Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), hàng trăm công ty, nhà máy đã làm ô nhiễm nguồn nước uống trên khắp nước Mỹ hàng thập kỷ qua. Từ arsen cho tới chì, thủy ngân và crôm, đa phần đều do xả thải không đúng quy định. Chẳng hạn như, Công ty Anaconda Aluminum ở Montana làm nguồn nước địa phương bị ô nhiễm chì và crôm. Các cơ sở Gulf States Utilities ở bang Lousiana xả thải gây ô nhiễm vùng đầm lầy với benzene và các hóa chất khác. Doanh nghiệp  Conklin Dumps ở New York gây rò rỉ hóa chất hữu cơ dễ bay hơi vào mạch nước ngầm.

EPA quản lý 94 hóa chất trong nguồn nước uống nhưng lại không đặt ra tiêu chuẩn đối với nhiều hóa chất khác có thể gây nguy hiểm. Phân tích trên trang News21 cho rằng, nguồn nước uống của 244 triệu người dân Mỹ chứa các chất gây ô nhiễm có thể gắn với các hoạt động sản xuất công nghiệp chưa được quản lý. Theo EPA, phải mất hàng năm trời, thậm chí hàng thập kỷ để làm sạch hóa chất khỏi nguồn nước ô nhiễm. “Tôi muốn gia đình tôi phải được hít thở bầu không khí trong lành và uống nước đủ sạch. Tôi muốn nhìn thấy thế hệ tương lai lớn lên khỏe mạnh chứ không muốn con mình mắc bệnh”, Vivian Milligan, một cư dân ở Ringwood, New Jersey nói.

 

Hoạt động khai thác mỏ làm ô nhiễm kim loại nặng mạch nước ngầm tại hầu hết các bang ở Mỹ. Ở Tar Creek - Đông Bắc Oklahoma, nơi những ngọn núi chất thải từ khai thác mỏ là một trong số những điểm ô nhiễm nhất nước Mỹ. Hàng thập kỷ khai thác kẽm và chì đã khiến cho khu vực rộng 64 km2 chất đầy những “núi” rác thải. Khi mỏ đóng cửa vào thập kỷ 1970, hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng tới nỗi cư dân của 4 thị trấn đã phải tái định cư sang nơi khác. “Nước sinh hoạt ô nhiễm tới mức đỏ quạch màu sắt và các tạp chất khác. Chúng tôi phải uống nước có màu đỏ như thế ở Tar Creek”, ông John Frazier, một cựu cư dân Picher kể lại. Nước từ các tầng nước nông bắt đầu đỏ quạch do ô nhiễm, chảy vào sông suối, hồ nơi các nhà máy nước dùng để cung cấp nước sinh hoạt. Mạch nước ngầm Tar Creek chạy qua Picher, Cardin, Commerce rồi cả Miami trước khi chảy vào sông Neosho và hồ Grand Lake, những nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho cả một khu vực rộng lớn.

Ô nhiễm ở Tar Creek khiến hàng loạt trẻ em bị phơi nhiễm chì với mức độ chì trong máu cao, EPA đã phải cố gắng làm sạch ô nhiễm ở Tar Creek suốt gần 1 thập kỷ. Tim Kent, Giám đốc Môi trường của bộ tộc Quapaw, cho biết EPA đã cố gắng giải quyết vấn đề ô nhiễm từ những năm 1980 nhưng thất bại. Ông cho biết nếu chỉ có một mình EPA làm sạch ô nhiễm trên toàn nước Mỹ, sẽ phải “mất tới 1.000 năm” bởi ô nhiễm mạch nước ngầm gây hậu quả rất nghiêm trọng và cực kỳ tốn kém.

Sau sự cố môi trường Love Canal 1978, chất thải độc hại sủi tăm trong nguồn nước tại khu dân cư ở bang New York, mối nguy về ô nhiễm công nghiệp trở thành mối quan tâm của toàn nước Mỹ. Năm 1980, Quốc hội Mỹ đã phải thông qua Đạo luật môi trường, thường được biết đến với tên gọi Superfund (siêu quỹ) để làm sạch ô nhiễm lan rộng. Siêu quỹ này giúp làm sạch ô nhiễm khi các công ty gây ô nhiễm không chịu nhận lỗi hoặc không có khả năng tài chính để làm sạch. “Love Canal, công ty hóa chất gây ô nhiễm nhất ở đó đã đổ chất thải vào các bãi rác xung quanh khu vực Buffalo”, Franklin Schwartz, nhà thủy văn tại Đại học bang Ohio cho biết: “Người ta bắt đầu nhìn thấy những chất ô nhiễm này xuất hiện khắp mọi nơi và nhận ra mức độ nguy hại”.

Phân tích danh sách Superfund xuất hiện hơn 1.700 địa điểm được đề xuất, gồm các nơi hiện nay và trước đây các hóa chất công nghiệp đã ngấm vào đất và mạch nước ngầm. EPA tiếp tục kiểm soát 90% những địa điểm này để đảm bảo sức khỏe cho người dân và môi trường.

 

Theo Tổ chức Bảo vệ môi trường EduGreen, nước ô nhiễm (arsen, chì, crôm, sản phẩm xăng dầu trong đó có benzene, thuốc trừ sâu,...) có thể gây tổn thương gan, thận, gây ra các căn bệnh như ung thư, tim mạch, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, giảm khả năng sinh sản,... Sử dụng nguồn nước ô nhiễm có thể gây tiêu chảy, dị ứng da, các vấn đề về hô hấp,...

4+7=11

8+8=16

4+5=9

1+7=8

4+9=13

1.quần đảo

2.cái chân

Con đê/vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà/ vẫn đấy.