BÀI LÀM Một nhà bác học từng nói “Những gì tôi biết chỉ là một hạt cát, những gì tôi chưa biết là cả một đại dương bao la”. Quả thật, con đường đi đến tận cùng của tri thức quá xa vời. Vậy phải chăng con người sẽ chẳng bao giờ trở thành nhà thông thái thực sự? Không hẳn, bởi Môngtexkiơ cho rằng: “Những con người thông thái thực sự cũng tựa như những bông lúa: khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên đẩy kiêu ngạo; nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống”. Câu nói của Môngtexkiơ là sự so sánh thú vị giữa đạo lý sống của con người với hình ảnh bông lúa. Khi bông lúa mới trổ, hạt thóc còn lép, nó vẫn vươn thẳng lên để đón lấy ánh sáng và tinh túy. Sau một thời gian, hạt lúa đầy và chắc, bông lúa trĩu xuống để nhìn lại thành quả mà nó đã tạo ra – đó là những hạt thóc mẩy vàng. Con người cũng vậy, có lúc chúng ta cần phải kiêu hãnh, tự tin, ngẩng cao đầu để tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ nhưng cũng có lúc chúng ta cần phải cúi đầu khiêm nhường học hỏi để cuộc sống để hiểu cuộc sống, hiểu người và hiểu được chính bản thân mình. Biết vận dụng hai điều đó và cuộc sống bạn sẽ trở thành nhà thông thái thực sự. Thông thái là những con người có trí tuệ, có kiến thức uyên bác và có cách sống cách ứng xử khôn ngoan, đúng mực. Như vậy, câu nói của Môngtexkiơ đã khẳng định nhà thông thái thực sự cần khi nào nên ngẩng đầu kiêu hãnh và khi nào nên cúi đầu khiêm nhường. Có thể thấy biết cúi đầu khiêm tốn hãy tự tin hãy diện đúng thời điểm là cách ứng xử khôn ngoan của những nhà thông thái. Cuộc sống luôn luôn thay đổi và con người phải đối mặt với nhiều hoàn cảnh khác biệt đòi hỏi phải có kỹ năng ứng xử phù hợp. Phát biểu ý kiến trước trường, lớp hay trong một cuộc họp, một buổi thuyết trình buộc ta phải chủ động tìm hiểu tri thức liên quan đến vấn đề cần trình bày tự tin và hãnh diện thể hiện quan điểm để mọi người hiểu được khả năng thực sự của mình. Thế nhưng, khi đứng trước những người đã từng chạy dày dặn kinh nghiệm những nhà văn lão thành, nhà hiền triết, nhà bác học bạn cần phải khiêm tốn học hỏi tiếp thu kiến thức, từ đó hiểu hơn về khả năng thực sự của bản thân so với mọi người. Nó không chỉ là cách ứng xử đúng mực mà còn giúp ta học hỏi tích lũy và làm giàu vốn tri thức bản thân đồng thời hiểu và khẳng định được giá trị đích thực của bản thân mình. Trong thực tế cuộc sống từ xưa tới nay có không ít những tấm gương đáng học hỏi. Nhắc đến cách ứng xử đúng mực của con người trong cuộc sống có lẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình nhất. Người tự tin khẳng định rằng “hai bàn tay trắng” cũng có thể giành được độc lập cho cả một dân tộc. Người luôn luôn tự hào và tin tưởng một dân tộc bé nhỏ vẫn có thể đánh bại những nước đế quốc hùng mạnh nhất, chỉ cần con đường cách mạng đúng đắn. Kỳ thực người đã tìm ra con đường ấy sau bao năm bôn ba khắp thế giới để học hỏi trải nghiệm. Thế nhưng Người chưa bao giờ cho rằng mình là người đem đến độc lập tự do cho cả dân tộc, là người đã cứu một nước nô lệ khỏi xiềng xích đế quốc. Hay như nhà thơ Nguyễn Du xưa viết cả cuốn “Truyện Kiều” vĩ đại với hơn một ngàn câu thơ lục bát, đã thể hiện một cây bút không chỉ tài năng mà còn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, ấy vậy mà kết thúc tác phẩm nhà thơ lại viết “Lời quê chấp nhặt đồng dài/ Mua vui cũng chẳng một vài trống canh”. Xưa Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhân dân và cả vua chúa gọi là “Trạng Trình” mà vẫn tự răn mình “đại chí như ngu”. Với đạo lý sống đúng đắn như vậy họ đã trở thành những nhà thông thái thực sự. Môngtexkiơ với tài năng và cống hiến cũng là một nhà thông thái thực sự. Có lẽ bởi ông luôn lấy câu nói này làm bài học cuộc sống cho chính mình. Đã đến lúc thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được giá trị đích thực của bản thân, học hỏi tri thức một cách khôn ngoan để hoàn thiện mình xây dựng một đất nước văn minh, giàu mạnh. Câu nói của Môngtexkiơ là bài học cho tất cả chúng ta.