"Khi còn lép" có nghĩa là khi còn trẻ và còn ít kinh nghiệm thì hay "vươn cao đầu lên đầy kiêu ngạo". Ở lứa tuổi này, thanh thiếu niên thường tự tin, nhiệt tình và quyết tâm. Thế nhưng, điểm yếu của họ thường là sự nông nổi, bồng bột và thiếu chín chắn. Còn "Khi hạt đã đầy và chắc" có nghĩa là đã chín chắn, trưởng thành thì "bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống". Đây là thời điểm con người có thể đạt đến độ chín chắn về mọi phương diện, khả năng, và đặc biệt là nhận thức và đánh giá, giúp họ có thể đánh giá độ chính xác về người khác và cả bản thân. Họ sẽ "bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống" vì thấy những gì mình biết chỉ rất hữu hạn. Như vậy, theo câu danh ngôn, những người hiểu biết là những người theo thời gian, cùng với hiểu biết, sẽ trưởng thành hơn, từ đó có ý thức sâu sắc hơn về bản thân, biết mình, biết người và có nhận định chính xác hơn về bản thân và người khác.

Con người càng lớn lên, càng có nhiều kinh nghiệm sống thì càng hiểu người và bản thân họ hơn. Đó cũng là biểu hiện của sự trưởng thành, của sự "thông thái" ở mỗi người. Có niềm tin và tự tin tuy là cần thiết nhưng nếu tự tin thái quá sẽ thành tự cao, tự dại, kiêu căng và hợm hĩnh, nhất là khi còn đang là một thanh thiếu niên. Hiểu bản thân và hiểu người khác sẽ giúp ta có những cách ứng xử đúng đắn, không bị rơi vào những tình thế khó xử hoặc làm trò cười đối với người khác thì không biết mình là ai. Đúng như Tuân/Tử từng nói: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Tuy nhiên, biết bản thân và biết người khác là để cố gắng, phấn đấu vươn lên chứ không phải là để thoái chí, rút lui, buông xuôi và cam phận; nên khiêm tốn chứ không nên mặc cảm, tự ti