bức ảnh này rất giống câu chuyện "Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn" và trong câu chuyện ấy luôn có những yếu tố nhất định dựa trên cuộc sống xung quanh chúng ta, có thể tác giả đã trải qua một hoặc nhiều biến cố lớn trong cuộc đời của chính mình nên mới viết nên câu chuyện này để ẩn ý tới chúng ta. Vì vậy ta có thể thấy trên bức ảnh kia và nhiều câu chuyện khác đều xây dựng trên hai thái cực, hai phía đều tách biệt, đó là giữa một bên tượng trưng cho cái thiện và một bên tượng trưng cho cái ác. Trong bức tranh, nhân vật đưa trái táo cho cô gái hay còn gọi trong câu chuyện là bà hoàng hậu hội tụ đầy đủ những tính cách xấu xa nhất của con người có thể nhìn thấy như ích kỉ, ghen tuông và độc ác. Sẵn sàng tiêu diệt những kẻ ngang đường mình. Ta có thể thấy cái ác tồn tại rất gần, rất quen thuộc sau lớp hoàng nhoáng không dễ phát hiện. Trong bức ảnh này và trong nhiều câu chuyện cổ tích khác đều ẩn ý những thành phần phản diện. tác giả đã cố gắng xây dựng những mâu thuẫn xã hội cơ bản như mẹ kế và con chồng mối quan hệ mà ông cha thường truyền tai nhau rằng " Mấy đời bánh đúc có xương mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng " và cũng chính là mối quan hệ bao lâu nay không mấy tốt đẹp khi mẹ kế luôn tìm cách để hành hạ chính đứa con của chồng mình.

Sự xuất hiện của bà hoàng hậu cũng chính là người đưa trái táo cho cô gái có một trái tim như một mụ phù thủy, cùng là con người với nhau nhưng bà ta lại dất tâm hảm hại chính đồng loại của mình đến chết làm người đọc phải rùng mình. Và cũng chính vì câu hỏi này tôi người viết ra bài cảm nghĩ này muốn hỏi chính các bạn rằng các bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi cho chính bản thân các bạn là tôi đã từng nghĩ đến việc bố mẹ li hôn và có thể tôi sẽ mất đi bố hoặc mẹ để từ đó tôi sẽ có một người mẹ hoặc một người cha mới mà chúng ta vẫn thường hay gọi là mẹ kế và cha dượng hay chưa ?

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đọc chính bài viết của mình.