Nguyễn Thị Kim Thoa 1977, GV Địa–Hoá cấp THCS

Giới thiệu về bản thân

Xin chào các em, cô dạy môn Địa và môn Hoá trường cấp 2 Ngiêm Xuyên, bạn nào có gì thắc mắc thì hỏi cô nhé. Do thời dịch này ở trường không dạy được nên chọn olm dạy học sinh trực tuyến cũng thấy hiệu quả.
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Các phương trình điện li viết sai là:

5/ \(LiOH\rightarrow H^++LiO^-\) sai vì LiOH là một bazơ, không phải là axit.

Viết đúng: \(LiOH\rightarrow Li^++OH^-\)

6/ \(C_2H_5OH\rightarrow H^++C_2H_5O^-\) tuy phân tử etanol gồm 1 nguyên tử hiđro liên kết với gốc etoxit \(\left(C_2H_5O^-\right)\) nhưng sai vì ancol etylic không có khả năng phân li ra ion.

9/ \(Na_3PO_4\rightarrow Na^{3+}+PO_4^{3-}\) sai vì không tồn tại ion Na3+ mà phải là 3 ion Na+.

Viết đúng: \(Na_3PO_4\rightarrow3Na^++PO_4^{3-}\)

10/ \(CaF_2\rightarrow Ca^{2+}+F^{2-}\) sai vì không tồn tại ion F2- mà phải là 2 ion F-.

Viết đúng: \(CaF_2\rightarrow Ca^{2+}+2F^-\)

13/ \(NaOH\rightarrow H^++NaO^-\) sai vì NaOH là một bazơ, không phải là axit.

Viết đúng: \(NaOH\rightarrow Na^++OH^-\)

14/ \(CH_4\rightarrow4H^++C^{4-}\) sai vì khí metan không có khả năng phân li ra ion.

 

Người dân đồng bằng Duyên Hải Miền Trung thường trồng phi lao ở các bãi biển nhằm mục đích là để ngăn gió di chuyển các cồn cát vào bên trong đất liền em nhé.

C7/ 

* Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.

* Nét độc đáo của khí hậu nước ta:

- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).

- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.

- Tính chất đa dạng và thất thường:

+ Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

\(\oplus\) Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.

\(\oplus\) Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...

+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...

 

C3/ Những giá trị mang lại từ biển: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, titan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.

C1/ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).