Đỗ Tuệ Lâm

Giới thiệu về bản thân

Xin chàoooo:")
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Wao, em cảm ơn cô Hoài rất nhiều ạ. Không ngờ có giải phụ nữa:")

Cảm ơn cô nhiều nhiều lắm ạ!!

(lúc em được nhì tỉnh hóa ở bạc liêu em quên mất tiêu chụp lên chỗ cô, hơi xu:")

\(\left(x+15\right):3=7\\ \Rightarrow x+15=7.3=21\\ \Rightarrow x=21-15=6\)

 

\(4\left(6-x\right)=280:36\\ \Rightarrow4\left(6-x\right)=\dfrac{70}{9}\\ \Rightarrow6-x=\dfrac{70}{9}:4\\ \Rightarrow6-x=\dfrac{35}{18}\\ \Rightarrow x=6-\dfrac{35}{18}=\dfrac{73}{18}\)

 

\(5x-3x-12=8\\ \Rightarrow2x=8+12=20\\ \Rightarrow x=\dfrac{20}{2}=10\)

Dàn ý phân tích:

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn thơ trên:

+ Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. (Câu này không phải câu bị động đâu)

Thân đoạn:

Nội dung thơ: Tả và bật nên tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều.

- "Kiều càng sắc sảo, mặn mà" - So bề tài, sắc, lại là phần hơn.": nghệ thuật đòn bẩy được nhà thơ sử dụng điêu luyện làm nẩy nên vẻ đẹp của nàng Kiều đồng thời dễ dàng dẫn người đọc đến khung nghĩ tưởng hình ra Kiều. (đây mới câu bị động á)

- "Làn thu thủy, nét xuân sơn": tác giả tập trung lực bút của mình để tả đến "cửa sổ tâm hồn" đẹp đẽ của Kiều - như làn nước mùa thu dịu nhẹ long lanh, còn đôi lông mày thì thanh thao của nét của núi khi xuân đến.

- "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nhà thơ dùng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của nàng bằng sự nhân hóa những cái đẹp ở thiên nhiên nhưng lại với từ "ghen", "hờn".

+ Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Từ đó ta thấy rằng cái đẹp của Nàng kiều quá đỗi hoàn hảo.

+ Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu.

=> Nguyễn Du không giành những từ "nghưỡng mộ", "yêu thích",.. mà dùng ganh ghét hờn thua của thiên nhiên với Kiều cho thấy được sự dự đoán về số phận tương lai bạc mệnh, bấp bênh của nàng tố nga.

=> Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. 

- "Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.": tác giả dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" để càng tôn nên cái đẹp đẽ, sự sắc sảo của Kiều rồi lại so sánh cùng điệp ngữ "đành" rằng vẻ đẹp của nàng lớn đến nhường nào thì họa mà nàng gặp phải sẽ gấp đôi nên chừng ấy.

+ Số phận của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tài hoa trong xã hội phong kiến là đón nhận một tương lai không được bình yên.

- Sáu câu thơ cuối đoạn:

+ Gợi đến cái đẹp trong tâm hồn, suy nghĩ, tài năng của nàng Kiều không chỉ là bình hoa rỗng mà thực như viên ngọc sáng bên ngoài đẹp đẽ bề trong.

+ Nàng thông rõ, giỏi cả về thơ ca vẽ vời lại còn biết đánh đàn hay nức tiếng không ai bì kịp.

+ Thế nhưng cuối cùng những tất cả điều ấy lại góp nên sóng gió cho chặng đường tương lai của nàng Kiều: bạc mệnh lại càng não nhân.

Kết đoạn: tổng kết lại vẻ đẹp của Kiều.

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu việc bảo vệ môi trường.

Vd: có thể dẫn từ tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, một văn bản nói về ô nhiễm môi trường đang được quan tâm, câu khẳng định liên quan đến ô nhiễm môi trường,....v.v..

Thân đoạn:

1. Giải thích:

Ô nhiêm môi trường là gì?

-- >vd: Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại ...

2. Nguyên nhân ô nhễm môi trường:

- Một số người không hiểu rõ, kỹ được tầm quan trọng của môi trường.

+ Điều đó xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân, từ đó vô tư xả rác bừa bãi nơi công cộng làm cho môi trường ngày thêm ô nhiễm.

- Tình trạng khai thác rừng trái phép kiếm lợi nhuận từ cây gỗ quý ngày một cao, bên cạnh đó là sự khai thác cát quá nhiều để phục vụ cho kinh tế. 

3. Bàn luận về vấn đề:

- Ô nhiễm môi trường ngày một cao hơn, điều đó vừa ảnh hưởng đến cuộc sống của ta và vừa ảnh hưởng đến muôn loài. 

+ Chúng ta cần ra tay bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. 

- Suy cho cùng rằng, ô nhiễm môi trường được sinh ra từ ô nhiễm ý thức con người. Chúng ta cứ bừa bãi vứt rác, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều và chính điều ấy sẽ ngày càng đẩy ta đến cái chết.

4. Giải pháp cho vấn đề này:

- Mỗi người cần biết rõ được tầm quan trọng của thiên nhiên, từ đó hình thành suy nghĩ tốt đẹp là không làm hại đến nó bằng mọi cách: không xả rác nơi công cộng, ít sử dụng bao bì ni lông mà thay vào đó là túi giấy, tái chế đồ đạc,..v..v..

- Không chỉ người dân mà các chính quyền, ban quản lý môi trường cần ghắt gao hơn với việc chặt phá rừng, khai thác cát, săn bắt động vật quý hiếm,....

--> Điều đó cần được loại bỏ ngay hoàn toàn.

- Tuyên truyền khẩu hiệu bảo vệ rừng.

- Nhắc nhở mọi người khi họ có việc làm làm ô nhiễm môi trường.

+ .....

5. Liên hệ đến bản thân:

- Em cũng đang tự nhắc nhở bản thân bảo vệ môi trường bằng khả năng của mình.

Kết đoạn:

Tổng kết và khẳng định lại suy nghĩ của mình.

- Gửi thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người thông qua đoạn văn trên.

Câu 1:

Nội dung chính của đoạn thơ là thể hiện nên sự vất vả, khó khăn cả đời cha gánh gồng để nuôi lớn con mình từ những lúc thăng trầm trong cuộc sống. Qua đó bày tỏ cảm xúc yêu thương, hiếu mến sâu sắc của người con dành cho cha của mình.

Câu 2:

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu người cha.

+ Vai trò của cha trong gia đình rất quan trọng,....

Thân đoạn:

- Làm rõ vai trò của cha trong gia đình:

+ là trụ cột gia đình của cả nhà về kinh tế, những bữa ăn, những cái mặc,...

+ Cha là người dành cả đời để bảo vệ và yêu thương gia đình nhỏ.

+ Những lúc khó khăn, cha luôn là người chống đỡ, người đem lại sự an ủi và niềm tin cho tất cả chúng con.

+ Ngoài ra, cha còn là người giáo dục, là người truyền đạt những giá trị tốt đẹp nhất cho chúng con. Cha dạy chúng con biết yêu thương, biết tôn trọng và biết đối xử công bằng với mọi vật mọi người.

-> truyền cảm hứng, khuyến khích chúng con vươn lên và đạt được những ước mơ của mình.

+ ....

Kết đoạn:

- Tình cảm em dành cho cha của mình, em sẽ làm gì để thể hiện điều đó?

\(=\dfrac{\sqrt{2}\left(\sqrt{5}-1\right)}{\sqrt{5}-1}+\dfrac{\sqrt{2}\left(\sqrt{2}-1\right)}{\sqrt{2}-1}\\ =\sqrt{2}+\sqrt{2}=2\sqrt{2}\)

Là mình đưa ra thành tích học tập của bản thân và đưa ảnh chứng minh tại bình luận này ạ?, em không rõ lắm:")

(thành tích của em chỉ có chút xíu)

Câu 1: Trong văn bản trên, mẹ không dám ăn, mặc, tiêu sài vì lo cho con cái gia đình những bữa ăn, cái mặc tốt nhất.
Câu 2: Phân tích tác dụng của các BPNT có trong đoạn trích từ "Tiếng nói... con ngoan"

BPNT: điệp ngữ (là - ai), (là)

Phân tích tác dụng: Giàu giá trị diễn đạt hình ảnh đẹp về những sự dạy dỗ, bảo ban, ân cần của mẹ dành cho con từ học hành đến sự vấp ngã mẹ đều yêu thương nâng đỡ. Đồng thời gợi rõ nên tình yêu thương chân thành, sâu sắc, đậm đà của người con hiểu cho mẹ luôn thấu rõ lời hát hay nhất là lời mẹ ru, luôn trông mong mẹ về, đồ mẹ làm là thức ăn ngon nhất. Từ đó làm cho sự diễn đạt thêm sâu sắc tình cảm mẹ con hấp dẫn, xúc động đọc giả/ người nghe.

BPNT: Câu hỏi tu từ(Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy?, Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm?, Sai lầm đầu tiên là nhờ ai sửa?, Vấp ngã đầu tiên là được ai nâng?)

Phân tích tác dụng: nhấn mạnh rõ công lao mẹ nuôi nấng con luôn là đầu tiên, trên hết, luôn bên cạnh yêu thương sửa sai đỡ đần chở che con khôn lớn. Từ đó làm tăng giá trị diễn đạt thêm giàu sự gợi hình thiết thực, tình cảm sâu sắc ý nghĩa.
Câu 3: Là một người con, em sẽ đem về sự tự hào hạnh phúc cho mẹ khi bản thân cố gắng giỏi giang, tự lập kiếm tiền để mẹ sống hạnh phúc thoải mái hơn.