Nguyễn Hữu Tuấn

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Hữu Tuấn
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Quảng Ninh là nơi em sinh ra và lớn lên. Đây là một thành phố nằm ven biển. Không chỉ vậy quê em còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Một trong số đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh gồm rất nhiều hòn đảo nhỏ với hình dáng kì lại. Các hòn đảo được đặt tên theo hình dáng của đảo như: hòn Trống Mái, đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ… Gần Vịnh Hạ Long, nhiều khách sạn nhà hàng rất đẹp được xây dựng để phục vụ phát triển du lịch. Hiện nay, Vịnh Hạ Long chính là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của cả nước. Điều đó đã giúp cho quê em ngày càng phát triển. Em cảm thấy rất yêu mến và tự hào về quê hương của mình.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM

    Kính gửi: Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Em tên là: Địt Má Bay

    Sinh ngày: 10/10/6358465

    Nơi sinh: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

    Hiện em là học sinh lớp 5A của trường.

    Em được biết Hội Chữ thập đỏ của trường sẽ tổ chức Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam với nhiều nội dung hoạt động phong phú. Sau khi tìm hiểu nội dung hoạt động của Đội tình nguyện, em nhận thấy đây là một hoạt động nhân đạo, thiết thực nhằm giúp đỡ những nạn nhân của cuộc chiến chiến tranh tàn bạo mà đế quốc Mĩ đã gây ra. Mặt khác, em cũng muốn thể hiện sự thông cảm với những nạn nhân, mà trong đó có các bạn nhỏ đã phải chịu đau khổ do chất độc này gây ra.

   Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng của mình được tham gia vào Đội tình nguyện để góp phần nhỏ của mình nhằm xoa dịu và làm vơi đi nỗi đau về thể xác lẫn tâm hồn của các nạn nhân.

   Nếu được gia nhập Đội tình nguyện, em sẽ tham gia tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

   Em xin chân thành cảm ơn.

                                                        Người viết đơn                                                                Bay

Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những liên tưởng thú vị. Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em bé đẹp như hoa vậy. Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó là một ngôi trường hoa trong lòng đất. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng. Trong những dòng thơ kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này. 

Ý nghĩa tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng có nghĩa là khi ta tiếp xúc với những cái xấu thì ta sẽ bị ảnh hưởng cái thói hư tật xấu đó ngược lại khi gần đèn tỏa ra ánh sáng tượng trưng cho những điều tốt đẹp, do đó con người nên chọn cho mình những thứ tốt đẹp để phát triển phù hợp với bản thân mình.

Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo… Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.

Nhìn từ xa, ngôi trường của em ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tôn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.

Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cổ thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ.

Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp. Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khẩu hiệu nổi tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung cửa sổ mở rộng.

Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thống, em rất xúc động trước sự bài trí ở đây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.

Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi để xứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.

                    Vấn vương cô thầy

                  Thu tàn trời đã sang đông
           Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy
                   Người trao khát vọng hôm nay
            Chắp cho đôi cánh em bay vào đời


                    Bao chuyến đò lặng không lời
             Ươm mầm xanh tốt rạng ngời tương lai

1. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh

2. Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội

3. Núi Ngũ Hành Sơn ở Dà Nẵng

4. Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang

5. Nhà thờ Đức Bà ở TP. Hồ Chí Minh

6. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình

7. Phố cổ Hội An ở Quảng Nam

8. Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà

9. Sapa thuộc tỉnh Lào Cai

10. Biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng

Sông Châu Giang làm cho cảnh sắc quê em thêm hữu tình, thơ mộng. Bốn mùa dòng sông trong xanh, về mùa xuân, nước sông dâng đầy, trong xanh hơn, hiền hòa hơn. Nước xanh trong, xanh biếc lững lờ trôi. Qua các dòng kênh tỏa khắp các cánh đồng, nước sông Châu Giang xanh màu xanh của lúa, cứ êm đềm trôi đi. Cỏ xanh mơn mởn, hương lúa ngạt ngào. Sông cứ chảy cứ trôi, mát mẻ, thanh bình. Ngắm dòng sông trôi mà lòng lâng lâng kì lạ.

Bên tả ngạn là dãy núi Chúa, núi Vàng, núi Yên Ngựa nhấp nhô ẩn hiện trong sương mờ mùa xuân, tím thẫm lúc hoàng hôn mùa hè, huyền ảo trong đêm trăng. Sông Châu Giang uốn mình theo dãy núi, có đoạn thắt lại, nước chảy ào ào. Bóng núi soi xuống dòng sông cùng những dải mây trắng, đi thuyền qua mới thấy vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của quê hương.

Hữu ngạn sông Châu Giang có chùa Thần Lằn, một cảnh đẹp nổi tiếng. Năm cây muỗm cổ thụ như bọc lấy ngôi chùa cổ kính, như che chở những tượng Phật La Hán sơn son thiếp vàng. Cạnh đấy là bãi pháo với bia đá khắc tên bảy liệt sĩ anh hùng bắn rơi máy bay và bắt sống giặc lái Mĩ như một chiến tích.

Sông Châu Giang là nguồn nước cho cả một vùng quê lúa bao la. Con sông như chở nặng bao ân tình đã bao đời nay. Chúng em đang lớn lên cùng dòng sông. Mỗi sáng mỗi chiều đi học về soi bóng xuống dòng sông xanh mà cảm thấy lòng mình dạt dào yêu thương đối với dòng sông thơ ấu.

Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.