Đào Nguyễn Trà Vy

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đào Nguyễn Trà Vy
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

“Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng duỗi con tàu đưa tiễn Bác…”

(Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)

     Bác Hồ- vị lãnh tụ tuyệt vời, kính của dân tộc Việt Nam hình bóng của Bác chắc hẳn luôn in đậm trong trái tim mỗi đồng bào. Bác là một nhân vật lịch sử vĩ đại của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Và sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc đời của Bác có lẽ chính là sự ra đi tìm đường cứu nước. Chính câu chuyện ấy đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc, suy nghĩ và ấn tượng vô cùng sâu sắc.

 

     Câu chuyện về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh em được biết vào tiết Ngữ văn, khi chúng em được học bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Em cảm thấy vô cùng yêu thương và cảm phục trước tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên và dành cho nhân dân. Chính vì điều đó em đã về nhà tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời Bác và tình cờ đọc được câu chuyện chi tiết về sự ra đi tìm đường cứu nước của Người. Khi đọc được câu chuyện đó lòng em trào dâng niềm tự hào khâm phục và biết ơn Bác vô hạn.

      Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/5/1969. Quê Bác ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Người được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước với bố mẹ đều là nông dân, chị và anh trai của Bác đều tham gia kháng chiến và bị tù đày. Là một người thanh niên dũng cảm mang trong mình tình yêu nước Bác đã quyết tâm đứng lên giành lại độc lập dân tộc.

     Chính vào ngày 5/6/ 1911, người thanh niên yêu nước tên Nguyễn Tất Thành đã từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Tuy đi đến đâu và đi đến những nước nào bản thân Người cũng không biết trước được nhưng Bác vẫn quyết tâm ra đi và cuộc hành trình tìm đường cứu nước kéo dài trong hơn 30 năm ấy đã bắt đầu. Với sự nhạy cảm đặc biệt Người đã không sang nước Nhật mà sang nước Pháp đến tận nơi nước đăng cai trị mình, đến tận Châu Âu nơi có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, chính trị để tìm hiểu cách làm thế nào để trở về cứu giúp đồng bào.

     Sau một thời gian ở Pháp người thanh niên yêu nước ấy đã tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba tuy cuộc sống nhiều gian khổ nhưng không làm Người chùn bước trái lại càng tôi luyện và hun đúc thêm lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Bác tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Với những tháng ngày tìm tòi, học hỏi không mệt mỏi về lý luận hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam đã bất chấp mọi nguy hiểm tìm đến với chủ nghĩa Mác Lênin và trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc. Nhận thức được xu thế phát triển của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà cách mạng tháng Mười mở ra Người đã khám phá ra chân lý: Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức.

     Năm 1917, Bác trở về Pháp tham gia những hoạt động của đảng xã hội Pháp và tham gia những hoạt động của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp. Khi tiếp cận được với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì cái đích người cần tìm đã đạt được. Chính là chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta. Sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài ngày 28 1/1941 Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa Xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin. Đó cũng chính là quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử cuối cùng đã chứng minh sự lựa chọn đó là sự lựa chọn đúng đắn và duy nhất không thể có sự lựa chọn thứ hai - đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng

      Câu chuyện về Bác đã để lại trong lòng em những dư âm sâu sắc, em càng yêu mến, biết ơn công lao to lớn của Người. Nếu không có Bác ra đi ngày ấy liệu rằng đất nước chúng ta có thể tồn tại được đến ngày hôm nay hay không? Chúng ta- thế hệ học sinh ngày nay cần cố gắng học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải rèn luyện cho mình một tấm lòng yêu nước và sự quyết tâm. Luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng quê hương bảo vệ đất nước. Cố gắng học tập tu dưỡng đạo đức để không phụ sự mong mỏi của Bác lúc sinh thời: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không…, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”

     Hỡi các bạn học sinh thân mến! Các bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ nhớ về một người thầy cô nào từng dạy mình không, chắc chắc sẽ có ít nhất một người làm bạn nhớ suốt cuộc đời, với mình cũng vậy người mình muốn nhắc đến chính là cô Yến 

     Với mình thì không phải là cô dạy văn chẳng phải thầy dậy toán mà lại là cô giáo mầm non, nhắc đến bặc mầm non hẳn ai cũng nghĩ mình còn bé lắm không nhớ được gì còn em lại nhớ như in hình ảnh một cô giáo nhỏ nhắn với mái tóc ngang vai và nụ cười toả sáng. Em nhớ lần đầu tiên mẹ dắt em đến trường em khóc rất nhiều ai cũng không dỗ em được thế nhưng cô không bỏ cuộc mà vẫn nhẹ nhàng ôm chặt em vào lòng cứ thế sáng đến trưa rồi đến chiều em cũng dần quen không khóc nữa. Lúc này cô lại chỉ em làm quen với bạn mới, những món đồ chơi mới, khi ấy trong em cái cảm thấy an toàn như có mẹ bên cạnh vậy. Tình yêu thương mà cô dành cho những em nhỏ có thể nói phải chứa đựng rất nhiều tình cảm, chỉ những người thực sự yêu trẻ thì mới làm được giáo viên mầm non bởi công việc hàng ngày không chỉ dạy kiến thức mà còn lo bữa ăn ngon để đảm bảo dinh dưỡng rồi lo cho giấc ngủ say nồng của những em nhỏ. Ngay lúc này, trong tâm trí em vẫn đang hiện lên hình ảnh cô giáo trẻ với cả đám học trò bao xung quanh, đứa thì đòi cô chơi cùng, đứa thì đòi cô kể chuyện, đứa lại đòi cô bế,… nhưng xen vào đó luôn là nụ cười của cô với các em. Không thể không nhớ đến giọng hát của cô, có thể nói lễ hội nào em cũng được nghe cô hát trên toàn trường, mỗi lần nghe cô hát cả đám học trò tíu tít hát theo lúc ấy với tụi em cô như một thiên thần trong mơ, lúc nào cũng muốn mơ được gặp cô.

     Giấc mơ nào rồi cũng qua đi, tuổi thơ nào cũng là kỉ niệm thế nhưng hình ảnh của cô luôn trong tâm trí em, em luôn gìn giữ để làm hành trang mang theo suốt cuộc đời.

        Từ xưa đến này, người phụ nữ Việt Nam được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp. Điều đó được thể hiện qua nhiều tác phẩm văn học, trong đó có “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

        Nội dung của tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật chính - dì Bảy. Dượng Bảy và dì Bảy cưới nhau được một tháng, thì dượng phải lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì Bảy đã qua tuổi bốn mươi. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. Dì Bảy năm nay tròn tám mươi tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.

       Có thể thấy rằng, nhân vật dì Bảy mang những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam - giàu đức hy sinh, tấm lòng thủy chung son sắc. Dượng Bảy và dì Bảy chỉ mới kết hôn được một tháng, đây là giai đoạn tình cảm vợ chồng vẫn còn mặn nồng, gắn bó. Dù vậy, dì Bảy vẫn chấp nhận để chồng tập kết ra bắc, đôi người đôi ngả. Ở đây, có thể thấy được sự hy sinh của dì xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, đất nước. Dì đã đặt lợi ích của đất nước lên trên hạnh phúc của cá nhân. Điều đó khiến người đọc thêm cảm phục trước tấm lòng của nhân vật này.

       Không chỉ vậy, dì Bảy còn là một người phụ nữ hết mực thủy chung. Trong những năm xa cách, dì Bảy luôn giữ liên lạc với dượng Bảy, đợi chờ chồng trở về. Mỗi khi nhận được thư của chồng, dì lại cảm thấy hạnh phúc, hy vọng đến ngày được đoàn tụ. Hình ảnh khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng nhất đó chính là mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin trú quân. Dượng Bảy đã hy sinh, ngày hòa bình lặp lại, dì đã bốn mươi tuổi, nhưng vẫn có người đàn ông để ý đến dì. Dù vậy, lòng dì Bảy đã không còn rung động. Dì đã giữ tấm lòng thủy chung như vậy cho đến hết đời.

       Có thể thấy rằng, dì Bảy chỉ là một trong rất nhiều người phụ nữ Việt Nam thuở còn chiến tranh. Từ đó, chúng ta thấy rằng sự hy sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Từ đó, mỗi người cần có thái độ tôn trọng, biết ơn những người phụ nữ như dì Bảy.

       Qua nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà, tôi đã học được thêm bài học quý giá về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt, tôi cũng cảm thấy vô cùng yêu mến và cảm phục nhân vật dì Bảy.

 

Có \(\widehat{xOm}\) và  \(\widehat{xOn}\)  là 2 góc kề bù 

nên    \(\widehat{xOm}+\widehat{xOn}=180^o\)

             \(30^o+\widehat{xOn}=180^o\)

                      \(\widehat{xOn}=180^o-30^o\)

                      \(\widehat{xOn}=150^o\)

a) Có Ot là tia phân giác của \(\widehat{nOx}\)

nên       \(\widehat{nOt}=\widehat{tOx}=\dfrac{nOt}{2}\)

             \(\widehat{nOt}=\widehat{tOx}=\dfrac{150}{2}=75^o\)

b) Có \(\widehat{A_4}\) và \(\widehat{A_3}\) là 2 góc kề bù 

nên     \(\widehat{A_4}+\widehat{A_3}=180^o\)

           \(65^o+\widehat{A_3}=180^o\)

                     \(\widehat{A_3}=180^o-65^o\)

                     \(\widehat{A_3}=115^o\)

Có a // b ( theo đề bài )

mà \(\widehat{A_3}\) và \(\widehat{B_3}\) là 2 góc đồng vị 

nên \(\widehat{A_3}=\widehat{B_3}\) = \(115^o\) ( theo t/chất 2 đ/thẳng song song )

a) \(\dfrac{4}{9}+\dfrac{1}{4}=\dfrac{16}{36}+\dfrac{9}{36}=\dfrac{25}{36}\)

b) \(\dfrac{1}{3}.\left(\dfrac{-4}{5}\right)+\dfrac{1}{3}.\dfrac{-1}{5}\)

=\(\dfrac{1}{3}.\left(\dfrac{-4}{5}+\dfrac{-1}{5}\right)\)

=\(\dfrac{1}{3}.\left(-1\right)=\dfrac{-1}{3}\)

c)\(\dfrac{1}{5}-\left[\dfrac{1}{4}-\left(1-\dfrac{1}{2}\right)^2\right]\)

=\(\dfrac{1}{5}-\left[\dfrac{1}{4}-\left(\dfrac{1}{2}\right)^2\right]\)

=\(\dfrac{1}{5}-\left(\dfrac{1}{4}-\dfrac{1}{4}\right)\)

\(=\dfrac{1}{5}-0=\dfrac{1}{5}\)

Ngày thứ nhất bán được số đường là : 

120 x 25% = 30 (kg)

Sau ngày thứ nhất còn số kg đường là : 

120 - 30 = 90 (kg) 

Ngày thứ hai bán được số kg đường là : 

90 x \(\dfrac{4}{9}=40\left(kg\right)\)

Ngày thứ 3 bán được số kg đường là :

120 - ( 30 + 40 ) = 50 ( kg )

a) \(x+\dfrac{2}{5}=\dfrac{-4}{3}\)

\(x=\dfrac{-4}{3}-\dfrac{2}{5}\)

\(x=\dfrac{-26}{15}\)

b) \(\dfrac{-5}{6}+\dfrac{1}{3}.x=\left(\dfrac{-1}{2}\right)^2\)

\(\dfrac{-5}{6}+\dfrac{1}{3}.x=\dfrac{1}{4}\)

\(\dfrac{1}{3}.x=\dfrac{1}{4}-\dfrac{-5}{6}\)

\(\dfrac{1}{3}.x=\dfrac{13}{12}\)

\(x=\dfrac{13}{12}:\dfrac{1}{3}\)

\(x=\dfrac{13}{4}\)

c) \(\dfrac{7}{12}-\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\left(\dfrac{-1}{2}\right)^3\)

     \(\dfrac{7}{12}-\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\dfrac{-1}{8}\)

                \(\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\dfrac{7}{12}-\dfrac{-1}{8}\)

                \(\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\dfrac{17}{24}\)

                           \(x+\dfrac{7}{6}=\dfrac{17}{24}:\dfrac{6}{5}\)

                           \(x+\dfrac{7}{6}=\dfrac{85}{144}\)

                                   \(x=\dfrac{85}{144}-\dfrac{7}{6}\)

                                   \(x=\dfrac{-83}{144}\)