Mai Yến Trang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Mai Yến Trang
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

  Bài làm:

 Chắc mỗi người trong chúng ta đều có một người thầy giáo, cô giáo để yêu quý, kính phục. Tôi cũng vậy, người cô giáo đã và đang để lại trong tôi nhiều sự yêu mến và kính phục nhất là cô giáo chủ nhiệm, không ai khác đó chính là cô giáo Nguyễn Thị Bình cô giáo chủ nhiệm lớp tôi.

Cô đến với chúng tôi thật dịu dàng, ân cần từ đầu năm lớp 6. Tôi vẫn nhớ như in dáng vể của cô khi bước lớp, giọng nói ấm áp: “Cô sẽ là chủ nhiệm lớp chúng ta” đã làm cho chúng tôi cảm thấy ấm lòng và đỡ xa lạ trong môi trường mới mẻ này.

   Cô Bình là cô giáo chủ nhiệm của tôi – một cô giáo vất vả hơn các cô giáo khác. Đối với chúng tôi cô là người mẹ hiền thứ hai của mình, cô luôn lo lắng, quan tâm đến những đứa con- những đứa học trò bé bỏng của mình. Nhưng trong lớp, đứa nào đứa nấy cũng nghịch ngợm mất trật tự kinh khủng. Có vẻ như đứa nào cũng muốn khẳng định tiếng gầm dũng mãnh của mình nên nói chuyện như chợ vỡ làm cô phải nhức đầu vì kỉ luật của lớp.

   Cô cũng gần 50 tuổi rồi – ở độ tuổi này cũng đâu còn khỏe mạnh gì nữa, vậy mà ngày nào cũng như ngày nào cô cũng đều lên lớp dù có tiết hay không có tiết để theo dõi tình hình của lớp. Để rồi khi lớp có bạn đi học muộn, có bạn chưa học bài hay bị ghi sổ đầu bài thì cô rất là lo lắng, cô lo lắng vì một phần là ảnh hưởng đến thi đua của lớp nhưng quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến xếp loại hạnh kiểm cuối năm của các bạn.

   Cô lo lắng, cô buồn, và có lúc cô giận cô mắng cả lớp làm tôi thấy sợ nhưng rồi lại thấy thương cô nhiều hơn. Nhiều bạn bảo cô khó tính và ghê gớm, cô rất nghiêm khắc với học sinh nhưng các bạn đâu biết những lúc đó cô buồn như thế nào! Các bạn cứ tưởng chỉ ảnh hưởng đến thi đua của lớp nhưng cáo ai biết rằng đằng sau đó là cô đang xấu hổ như thế nào khi lớp mình chủ nhiệm bị các cô giáo khác phê bình. Có lần cô nói với cả lớp tôi cũng thấy xấu hổ thay cô.

   Lớp chúng tôi rất nghịch và lười thế mà cô luôn sẵn lòng vì lớp. Lớp hư cô muốn đưa ra các hình phạt nhưng cô thương học sinh nên những hình phạt của cô tưởng là nặng nhưng hóa ra là nhẹ, nhưng cũng vì sự nhân nhượng và lòng độ lượng của cô đã khiến lớp tôi hiểu ra và tất cả đều cố gắng hơn để đưa lớp đi lên.

   Không chỉ có thế mà tôi lại càng yêu quí cô hơn qua những tiết học của cô. Cô là một giáo viên ngữ văn giỏi. Cô truyền cho chúng tôi những bài học bổ ích, những bài văn hay lí thú, những kiến thức nâng cao đặc biệt hay. Có lẽ tình thương học trò càng làm tôi yêu quí cô hơn và càng kính trọng cô nhiều hơn. Cô cho bài tập về nhà rõ một núi như vậy nhưng hôm sau cô tạo cơ hội cho các bạn trung bình làm bài dễ còn các bạn khá giỏi thì làm bài khó hơn một chút. Có thể giờ văn của cô hơi nặng nhọc một chút, nó không được vui vẻ như giờ anh, giờ toán nhưng với tôi nó thật nhiều ý nghĩa.

   Có thể cô Bình chưa phải là một cô giáo chủ nhiệm tâm lí nhất nhưng tôi chỉ dám chắc một điều rằng không cô giáo nào thương  yêu học sinh của mình nhiều như cô. Cô ơi chúng em hứa sẽ ngoan hơn, sẽ biết hiểu cô hơn để cô bớt lo lắng để cô được vui vẻ, sao cho sau này khi nhắc đến chúng em cô sẽ cảm thấy và tự hào. Và chúng em cũng vậy sau này chắc ai cũng cảm thấy tự hào khi có một người mẹ thứ 2 của mình như cô.

Bài làm:

   Ngày 5-6-1911 tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral Latouche-Tréville bắt đầu cuộc hành trình đi ra thế giới tìm con đư­ờng mới để cứu nư­ớc, cứu dân. Trong hành trình của tuổi thanh xuân, Người đã tìm ra "con đường giải phóng" cho đồng bào, cho dân tộc Việt Nam. 

   Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành từ thuở nhỏ đã gắn bó và kế thừa truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, của quê hương, đất nước, của gia đình. Trực tiếp chứng kiến, cảm nhận những nỗi đau của đồng bào đang phải chịu ách nô lệ, thực dân, cảnh nước mất nhà tan đã hun đúc trong Người tình yêu quê hương, đất nước và nhân dân với khát vọng cháy bỏng độc lập dân tộc. Chính tình yêu quê hương, đất nước, nhân dân đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành lòng quyết tâm tìm con đường cứu nước, cứu dân. Trong quá trình tìm đường cứu nước, khi đã tìm thấy chân lý cách mạng và con đường giải phóng cho dân tộc mình, Người đã làm tất cả để tập hợp lực lượng, gây dựng phong trào, đấu tranh cách mạng để mang lại nền độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.    

 Trước những thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Bác Hồ tuy rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới, một lối đi mới, đó là sang Pháp “xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”; Người còn sang nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa khác. Bằng lao động và hòa vào dòng chảy của các sự kiện trên thế giới, với trí tuệ thiên tài của mình, Người đã tiếp nhận những giá trị chung và mới của nhân loại để tìm ra con đ­ường cứu nư­ớc, cứu dân thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước nhà và tương thích với sự vận động, xu thế phát triển mới trong quá trình tiến hóa của loài ngư­ời.  

 Trong sự kết hợp đó cần kiên định để tìm ra cái tốt và phù hợp nhất cho mình. Đi ra n­ước ngoài để “xem xét họ làm thế nào” nhằm “trở về giúp đồng bào chúng ta”, trong suốt 30 năm rời xa Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đi khắp các châu lục, học tập, nghiên cứu, khảo sát, chọn lọc, tiếp thu những giá trị văn hoá, văn minh của nhân loại và thực tiễn các cuộc đấu tranh cách mạng ở nhiều nước để nâng cao trí tuệ, mở rộng tầm nhìn, làm giàu các giá trị văn hóa, tìm ra con đ­ường giải phóng dân tộc, hư­ớng tới mục tiêu vì sự giải phóng con người. Kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, với thế giới quan khoa học và cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng vào thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, thực tiễn cách mạng Việt Nam phù hợp với quy luật, xu thế phát triển trong tiến trình đi lên của lịch sử nhân loại, đó là: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đ­ường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tiến trình cách mạng Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của nhiều nước, nhiều lực lượng trên thế giới nhưng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.  

 Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đi đến khắp năm châu. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học, tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp, quét tuyết, bốc thuốc, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Bác đã tự học rất nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Thái Lan, Tây Ban Nha, Ả Rập... Nhờ đó, Người đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ra ngày 16 và 17-7-1920 và tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học tập, học tập suốt đời, vừa học tập vừa hoạt động cách mạng. Học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân.  

  Trong quá trình tìm đường cứu nước, khi đã tìm thấy chân lý cách mạng và con đường giải phóng cho dân tộc mình, Bác Hồ đã lựa chọn đối tượng đầu tiên để truyền bá tư tưởng cách mạng vào Việt Nam là thanh niên, thức tỉnh họ, làm cho họ nhận ra con đường và đi trên con đường cách mạng, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình trước dân tộc. Và chính Người đã thức tỉnh được lực lượng quan trọng này; sáng lập các tổ chức thanh niên yêu nước để giáo dục, đoàn kết tập hợp thanh niên; sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Khi có lý tưởng cách mạng soi đường, thanh niên đã hăng hái tham gia các phong trào đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, cùng với Đảng, với dân tộc hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Không chỉ với thanh niên, Bác Hồ còn đặc biệt quan tâm chăm lo tới thiếu niên, nhi đồng - lực lượng mầm non, tương lai của đất nước. Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, về nước ngày 28-1-1941 và ngay ngày 15-5-1941, Bác đã thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc, là tiền thân của Đội Thiếu niên tiền phong bây giờ. Thanh niên ngày nay cần học tập Bác, biết chăm lo cho thế hệ tương lai ngay từ hiện tại để đưa đất nước phát triển đi lên.  

 Nhờ Bác, học Bác để mỗi bạn trẻ nỗ lực hơn trong tự rèn luyện, không ngừng sáng tạo, phấn đấu vì một Việt Nam hùng cường như tâm nguyện và khát vọng cháy bỏng của Người

   Bài làm:

Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.

   Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.

   Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

   Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.