Đặng Nguyệt Phương

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đặng Nguyệt Phương
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

     Từ bao giờ, những câu hát du dương cứ ngân vang mãi trong lòng tôi, đó là những câu hát về người thầy, người cô vẫn “lặng lẽ đi về sớm khuya, từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy”. Đúng thế, những con người vĩ đại đã hi sinh, đã cống hiến để khi tóc thầy bạc chúng ta vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng, chúng ta đã khôn lớn rồi, chính thanh xuân của họ đã nuôi dưỡng thanh xuân nhỏ bé của ta, và giúp nó trở nên ý nghĩa gấp bội phần.

     Thầy cô là những người đưa đò cần mẫn, chúng ta là những khách đi đò, nhưng mấy ai qua sông còn nhớ người lái đò năm ấy, nhớ những giọt mồ hôi thầm lặng rơi, nhớ những nụ cười hay những giọt nước mắt rỏ xuống biết bao lần cùng thanh xuân nhỏ bé này. Trong hành trình dài rộng của cuộc đời, trong những bài học cuộc sống dạy ta sau mỗi lần vấp ngã, trong những yên vui có khi lớn lao có khi bình dị luôn có bóng dáng người lái đò nhỏ bé thiêng liêng. Họ tạc vào núi sông những tên tuổi làm rạng danh non sông, họ đã cống hiến và hi sinh hết mình cho tương lai của dân tộc, vì sự nghiệp chung một cách nhiệt thành và máu lửa nhất. phải chăng vì vậy mà có câu hát cứ mãi bồi hồi “trái tim em đỏ rực như hoa phượng thắm”.

     Người cha, người mẹ có công ơn sinh thành dưỡng dục, và người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Đến trường, ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô. Những đêm ngày “giáo án gối đầu giường” ấy luôn nung nấu và cũng chỉ bồn chồn một tâm niệm làm sao cho chúng ta cập bến thành công, cho xứng với công cha nghĩa mẹ, với hi vọng của dân tộc. Họ đến và đi thầm lặng, họ yêu và thương chúng ta vô điều kiện, họ chỉ đơn giản là những người làm vườn, cặm cụi vun trồng, bón, xới để ta là những mầm xanh được phát triển khỏe mạnh ra hoa kết trái tốt lành.

     Chúng ta là những người được dìu dắt, bảo ban yêu thương và nâng đỡ, hơn ai hết chúng ta cần thấm nhuần truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của dân tộc để có thể phát triển bền vững, không quên đi cội nguồn, gốc rễ của mình. Trong dòng đời vội vàng tấp nập, đôi lúc cần sống chậm lại để chiêm nghiệm về những người đồng hành xung quanh, đừng chỉ biết lao đi như những con thiêu thân mà quên đi những giá trị vĩnh hằng đang tồn tại, quên đi những người thiêng liêng cho ta một nền tảng vững chãi, tuyệt vời.

Thầy cô, thiêng liêng và ý nghĩa hơn cả hai tiếng ấy, đó là tình yêu, là sự biết ơn và kính trọng. Đó là bông hoa cứ mãi ngát hương, cứ mãi tỏa sáng với cái tâm và cái tài của mình.

 

     Dân tộc Việt Nam, một dân tộc sinh ra với rất nhiều người con yêu nước. Trong số đó, Người mà nhân dân cả nước yêu quý, kính trọng và biết ơn chính là Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

     Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước năm 1911 người đã xuống tàu buôn của Pháp với hai bàn tay trắng làm rất nhiều việc nặng nhọc. Nhưng cũng bởi tình yêu nước, ý chí và lòng quyết tâm Bác đã không từ bỏ mà đến với nước Pháp xa xôi đã tìm đến với những con người cùng khổ tham gia Đảng cộng sản Pháp. Với người Việt Nam không ai có thể quên được hình ảnh Bác sưởi ấm dưới mùa đông giá rét bằng một viên gạch, Bác đã phải làm nghề quét tuyết vô cùng nặng nhọc. Người đã đến với nước Nga được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác Lê-nin. Và rồi Người đưa ánh sáng Mác Lê-nin đến với nước mình vào ngày 3-2-1930 thành lập Đảng cộng sản Đông Dương ở Hương Cảng Trung Quốc. Sau ba mươi năm bôn ba hải ngoại ở nước ngoài Bác đã trở về đặt chân lên quê hương, đất nước tại biên giới Cao Bằng bằng sự bồi hồi xúc động bởi đã lâu lắm rồi Bác mới cảm nhận được hương vị quê nhà, tình yêu sự tin tưởng của đồng bào dành cho Bác, dành cho Đảng. Bác đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng toàn dân trong cuộc kháng chiến. Năm 1945 bằng tất cả sự nỗ lực, hi sinh của cả dân tộc thì nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam vào ngày 2-9 và là chủ tịch nước đầu tiên. Lúc đó Người phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vẫn phải lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm tiêu biểu là chiến thắng Điện Biên Phủ lững lẫy năm châu trấn động địa cầu. Với bao công lao mà Bác đã dành cho đất nước Bác xứng đáng là vị lãnh tụ vĩ đại ghi tên mình vào trang sử vàng của dân tộc.

     Bác Hồ, người là ánh sáng của lý tưởng và niềm tin trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Bác đã đi xa nhưng sao dường như vẫn đang dõi theo từng bước tiến của dân tộc. Ai hiến dâng đời mình cho nhân dân, cho loài người thì người ấy trở thành bất tử. Và Bác Hồ của chúng ta sẽ sống mãi cùng non sông đất nước.

Có thể nói rằng Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Là học sinh chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt và làm theo năm điều Bác Hồ dạy để trở thành người công dân có ích cho xã hội.

 

 

     Những năm tháng chiến tranh đã gây ra quá nhiều mất mát, đau thương. Đến với tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà, Huỳnh Như Phương đã khắc họa điều đó một cách chân thực qua nhân vật dì Bảy.

     Cuộc đời của nhân vật dì Bảy đã trải qua sự bất hạnh. Dì lấy chồng khi mới hai mươi tuổi. Vừa kết hôn, dượng Bảy đã phải đi tập kết và chiến đấu. Hai vợ chồng dì chỉ trao đổi qua những lá thư. Chiến tranh sắp kết thúc, dượng Bảy hy sinh, dì trở thành người phụ nữ góa chồng. Những năm tháng mòn mỏi chờ đợi trở nên vô nghĩa. Tuổi thanh xuân của dì cứ thế trôi đi.

     Chắc hẳn, người đọc không thể quên được hình ảnh dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Qua hình ảnh này, chúng ta có thể thấy được dì Bảy đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mình vì sự nghiệp chung của đất nước. Rõ ràng, dì cũng chỉ là một trong vô số người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng đồng cảnh ngộ. Sự hy sinh của họ thầm lặng mà cao cả, đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

     Hình ảnh dì Bảy cũng chính là tấm gương để thế hệ hôm nay ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Chúng ta cần biết trân trọng, sống ý nghĩa hơn cho xứng đáng với sự hy sinh đó.