Phạm Thị Anh Thư

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Phạm Thị Anh Thư
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.

Đó là cô An, một cô giáo còn rất trẻ, cô dạy môn văn cho tôi lúc cấp 1. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên, cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác, một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.

Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối kì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đứa trẻ non nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.

Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Thư ơi đợi cô với”. Quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.

Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi còn phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.

Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.

  Trải qua bao sóng gió của cuộc đời, lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn luôn là niềm tự hào của hơn một triệu người Việt Nam. Bác không chỉ là một người lãnh đạo vĩ đại mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương và dân tộc.

  Sự việc dời quê hương để ra đi tìm đường cứu nước của Bác chính là một trong những chặng đường vinh quang của cuộc đời ông. Bác đã từ bỏ cuộc sống ấm êm, bên gia đình và bạn bè thân thiết ở quê nhà để tìm kiếm đường cứu nước cho dân tộc. Đó là quyết định không hề dễ dàng, nhưng với tình yêu thương và sự hi sinh, Bác đã vượt qua khó khăn, nuôi hy vọng và hướng tới tương lai tươi sáng cho dân tộc.

  Bác đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, làm cho Việt Nam trở thành đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc. Bác đã khẳng định tầm quan trọng của sự đoàn kết và thống nhất dân tộc, hướng dẫn con cháu ta vững mạnh, kiên trì và không ngừng đấu tranh cho mục tiêu lớn lao.

   Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, kiên trì và hi sinh vì tổ quốc. Bác đã để lại cho chúng ta nguồn động viên, nguồn sức mạnh vô hình để tiếp tục con đường xây dựng và phát triển đất nước, để thắp sáng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi con người Việt Nam.

   Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

   Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

   Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

   Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

   Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

   Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

   Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

   Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.