Đặng Việt Thắng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đặng Việt Thắng
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong mỗi bước đi trên con đường học tập của em, sự cố gắng, nỗ lực của bản thân chỉ là một phần, phần lớn còn lại đều nhờ vào sự dẫn dắt của thầy cô giáo. Cô Hương chính là một trong những người lái đò cần mẫn đã đưa em đến với những miền tri thức mới.

Cô Hương năm nay 45 tuổi. Độ tuổi này của cô nhiều người đã có nếp nhăn trên khuôn mặt thế nhưng cô trông vẫn trẻ trung và rạng ngời. Cô có dáng người “chuẩn” vừa cao lại cân đối, những bước đi duyên dáng, uyển chuyển. Cô đi giày cao gót khoảng 5-7 xăng-ti-mét nhưng đi rất nhanh và vững chãi. Em cảm thấy cô Hương đẹp và duyên dáng nhất chính là khi mặc tà áo dài. Dáng cô thon thả, chiếc áo dài lại càng tô thêm nét đẹp của người nhà giáo nhân dân.

Cô có nước da trắng hồng hào, đôi lông mày thanh tú, sống mũi cao, nụ cười tươi rạng rỡ như tỏa nắng. Mái tóc cô dài đến hết lưng, là mái tóc dài nhất trong số các cô giáo của trường em. Mái tóc đen và thẳng, đã mấy năm rồi cô chẳng nhuộm tóc hay làm xoăn gì cả nhưng chúng em vẫn thấy mái tóc tự nhiên đó là đẹp và hợp với cô nhất. Bởi tính cách của cô cũng rất giản dị và hiền dịu. Cô là người vui vẻ, hòa đồng với mọi người, rất mực thương yêu và lo lắng cho học sinh của mình. Mỗi giờ giảng bài của cô chúng em đều chú ý say xưa, giọng của cô trong trẻo, đầy sức cuốn hút.

Em tin rằng dù sau này em có lớn lên và đi học ở bất cứ nơi đâu em vẫn sẽ nhớ mãi đến hình bóng người cô giáo của em. Em luôn thầm mong cô Hương- người cô em yêu quý nhất sẽ ngày càng dạy tốt, thành công trong sự nghiệp trồng người.

     Em cảm thấy thật sự cảm với Bác Hồ với sự kiện Bác dời quê hương để ra đi tìm đường cứu nước 

     Bác ra đi tìm đường cứu nước lúc còn rất trẻ (21 tuổi), vào ngày 5.6.1911, Sài Gòn đã tiễn Bác đi từ Bến cảng Nhà Rồng. Trong thời khắc đó, có một chi tiết rất cảm động và thiêng liêng, người tiễn Bác đi chính là cô Lê Thị Huệ, người bạn gái của Bác từ lúc còn nhỏ và cũng coi là mối tình đầu thủy chung và duy nhất của đời Bác. Trước khi đi, Bác đến tìm cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc, lúc bấy giờ đã từ bỏ hết quan trường về quê sống như người dân bình thường, dạy học và bốc thuốc cứu người, để từ biệt. Cha của Bác nói một câu cảm động: Con hãy đi đi, nước mất mà không đi tìm, mà tìm cha làm gì? Sự nghiệp cứu dân, cứu nước là trông chờ ở các con. Con hãy đi đi, hãy tìm chân lý dưới chân mình.

     Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác hội tụ sự lao động khổ cực, sự đấu tranh, học tập và tình thương. Ngày ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã mồ côi mẹ 10 năm và lấy tên là Văn Ba. Theo nghĩa đen, Văn Ba là tên gọi giản dị của người Nam Bộ. Theo nghĩa bóng, Văn là văn hóa, còn Ba là làn sóng. Văn Ba nghĩa là làn sóng văn hóa. Bác không đến Nhật Bản và phương Đông như Phan Bội Châu và các bậc tiền bối để tìm đường cứu nước, mà Bác đến phương Tây, đến Pháp - sào huyệt của kẻ thù đang xâm lược nước ta. Chủ kiến này của Bác đã được hình thành từ rất trẻ. Nên người ta gọi Văn Ba là một làn sóng văn hóa mới và quả nhiên làn sóng đó đã khởi đầu cho thành công của cách mạng Việt Nam.

     Qủa thực, Bác Hồ của chúng ta là một con người vô cùng là vĩ đại, một con người yêu nước đã hiến cả thanh xuân vì độc lập dân tộc.

Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.

Nhân vật Dì Bảy là một người phụ nữ để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục khó nói thành lời. Khi mới 20 tuổi, độ tuổi xuân thì nhất, dì đã được gả đi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.

Đến khi nghe tin bản thân trở thành góa phụ, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

a) *Có \(\widehat{mOx}+\widehat{nOx}=180^0\)(hai góc kề bù)

             \(30^0+\widehat{nOx}=180^0\)

                       \(\widehat{nOx}=180^0-30^0=150^0\)

*Có Ot là tia phân giác của \(\widehat{nOx}\) nên \(\widehat{nOt}=\dfrac{1}{2}.\widehat{nOx}=\dfrac{1}{2}.150^0=75^0\)

b) *Có a//b suy ra \(\widehat{A}\)\(_4=\widehat{B}_4=65^0\)(hai góc so le trong)(1)

    *Có \(\widehat{B}_2+\widehat{B}_3=180^0\)(hai góc kề bù)(2)

Từ (1) và(2) suy ra \(\widehat{B_3}=180^0-\widehat{B_2}=115^0\).

    

a) x+\(\dfrac{2}{5}=\dfrac{-4}{3}\)

           x=\(\dfrac{-4}{3}-\dfrac{2}{5}\)

           x=\(\dfrac{-20}{15}-\dfrac{6}{15}\)

           x=\(\dfrac{-26}{15}\)

Vậy, x=\(\dfrac{-26}{15}\)

b)\(\dfrac{-5}{6}+\dfrac{1}{3}.x=\)\(\left(\dfrac{-1}{2}\right)^2\)

    \(\dfrac{-5}{6}+\dfrac{1}{3}.x=\left(\dfrac{1}{2}\right)^2\)

               \(\dfrac{1}{3}.x=\dfrac{1}{4}-\dfrac{-5}{6}\)

               \(\dfrac{1}{3}.x=\dfrac{3}{12}+\dfrac{10}{12}\)

               \(\dfrac{1}{3}.x=\dfrac{13}{12}\)

                    \(x=\dfrac{13}{12}:\dfrac{1}{3}\)

                    \(x=\dfrac{13}{12}.3\)

                    x  = \(\dfrac{13}{4}\)

Vậy, x=\(\dfrac{13}{4}\)

c)\(\dfrac{7}{12}-\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\)\(\left(\dfrac{-1}{2}\right)^3\)

    \(\dfrac{7}{12}-\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\dfrac{-1}{8}\)

              \(\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\dfrac{7}{12}-\dfrac{-1}{8}\)

              \(\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\dfrac{7}{12}+\dfrac{1}{8}\)

              \(\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\dfrac{14}{24}+\dfrac{3}{24}\)

              \(\left(x+\dfrac{7}{6}\right).\dfrac{6}{5}=\dfrac{17}{24}\)

                         \(x+\dfrac{7}{6}=\dfrac{17}{24}:\dfrac{6}{5}\)

                            x+\(\dfrac{7}{6}=\dfrac{17}{24}.\dfrac{5}{6}\)

                            x+\(\dfrac{7}{6}=\dfrac{85}{144}\)

                                  x =\(\dfrac{85}{144}-\dfrac{7}{6}\)

                                  x =\(\dfrac{-83}{144}\)

   

.

a)\(\dfrac{4}{9}\)+\(\dfrac{1}{4}\)=\(\dfrac{16}{36}\)+\(\dfrac{9}{36}\)=\(\dfrac{16+9}{36}\)=\(\dfrac{25}{36}\)

b)\(\dfrac{1}{3}\).\(\left(\dfrac{-4}{5}\right)\)+\(\dfrac{1}{3}.\dfrac{-1}{5}\)

=\(\dfrac{1}{3}.\left(\dfrac{-4}{5}+\dfrac{-1}{5}\right)\)

=\(\dfrac{1}{3}.\left(-1\right)\)

=\(\dfrac{-1}{3}\)

c)\(\dfrac{1}{5}-\left[\begin{matrix}1\\4\end{matrix}-\left(1-\dfrac{1}{2}\right)^2\right]\)

=\(\dfrac{1}{5}-\left[\dfrac{1}{4}-\left(\dfrac{2}{2}-\dfrac{1}{2}\right)^2\right]\)

=\(\dfrac{1}{5}-\left[\dfrac{1}{4}-\left(\dfrac{1}{2}\right)^2\right]\)

=\(\dfrac{1}{5}-\left(\dfrac{1}{4}-\dfrac{1}{4}\right)\)

=\(\dfrac{1}{5}-0=\dfrac{1}{5}\)