Nguyễn Ngọc Linh 28-5

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Ngọc Linh 28-5
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Chắc mỗi người trong chúng ta đều có một người thầy giáo, cô giáo để yêu quý, kính phục. Em cũng vậy, người cô giáo đã và đang để lại trong em nhiều sự yêu mến và kính phục nhất là cô giáo chủ nhiệm, không ai khác đó chính là cô Hải-cô giáo chủ nhiệm cấp 1 của em.
Cô đến với chúng em thật dịu dàng, ân cần từ đầu năm lớp 4.Em vẫn nhớ như in dáng vể của cô khi bước lớp, giọng nói ấm áp: “Cô sẽ là chủ nhiệm lớp chúng ta” đã làm cho chúng em cảm thấy ấm lòng và đỡ xa lạ trong môi trường mới mẻ này.
Cô Hair là cô giáo chủ nhiệm của em– một cô giáo vất vả hơn các cô giáo khác. Đối với chúng em cô là người mẹ hiền thứ hai của mình, cô luôn lo lắng, quan tâm đến những đứa con- những đứa học trò bé bỏng của mình. Chẳng phải chúng em sinh tuổi meof hay không mà đứa nào đứa nấy cũng nghịch ngợm mất trật tự kinh khủng. Nói chuyện như chợ vỡ làm cô phải nhức đầu vì kỉ luật của lớp.
Cô cũng gần 40 tuổi rồi – ở độ tuổi này cũng đâu còn khỏe mạnh gì nữa, vậy mà ngày nào cũng như ngày nào cô cũng đều lên lớp dù có tiết hay không có tiết để theo dõi tình hình của lớp. Để rồi khi lớp có bạn đi học muộn, có bạn chưa học bài hay bị ghi sổ đầu bài thì cô rất là lo lắng, cô lo lắng vì một phần là ảnh hưởng đến thi đua của lớp nhưng quan trọng hơn cả là ảnh hưởng đến xếp loại hạnh kiểm cuối năm của các bạn.
Cô lo lắng, cô buồn, và có lúc cô giận cô mắng cả lớp làm em thấy sợ nhưng rồi lại thấy thương cô nhiều hơn. Nhiều bạn bảo cô khó tính và ghê gớm, cô rất nghiêm khắc với học sinh nhưng các bạn đâu biết những lúc đó cô buồn như thế nào..Các bạn cứ tưởng chỉ ảnh hưởng đến thi đua của lớp nhưng cáo ai biết rằng đằng sau đó là cô đang xấu hổ như thế nào khi lớp mình chủ nhiệm bị các cô giáo khác phê bình. Có lần cô nói với cả lớp em cũng thấy xấu hổ thay cô.
Lớp chúng em rất nghịch và lười thế mà cô luôn sẵn lòng vì lớp. Lớp hư cô muốn đưa ra các hình phạt nhưng cô thương học sinh nên những hình phạt của cô tưởng là nặng nhưng hóa ra là nhẹ, nhưng cũng vì sự nhân nhượng và lòng độ lượng của cô đã khiến lớp em hiểu ra và tất cả đều cố gắng hơn để đưa lớp đi lên.
Không chỉ có thế mà em lại càng yêu quí cô hơn qua những tiết học của cô. Cô là một giáo viên ngữ văn giỏi. Cô truyền cho chúng em những bài học bổ ích, những bài văn hay lí thú, những kiến thức nâng cao đặc biệt hay. Có lẽ tình thương học trò càng làm tôi yêu quý cô hơn và càng kính trọng cô nhiều hơn. Cô cho bài tập về nhà rõ một núi như vậy nhưng hôm sau cô tạo cơ hội cho các bạn trung bình làm bài dễ còn các bạn khá giỏi thì làm bài khó hơn một chút. Có thể giờ văn của cô hơi nặng nhọc một chút, nó không được vui vẻ như giờ anh, giờ toán nhưng với em nó thật nhiều ý nghĩa.
Có thể cô Hair chưa phải là một cô giáo chủ nhiệm tâm lí nhất nhưng em chỉ dám chắc một điều rằng không cô giáo nào thương  yêu học sinh của mình nhiều như cô. Cô ơi chúng em hứa sẽ ngoan hơn, sẽ biết hiểu cô hơn để cô bớt lo lắng để cô được vui vẻ,sao cho sau này khi nhắc đến chúng em cô sẽ cảm thấy tự hào.Và chúng em cảm thấy may mắn khi có thêm một người mẹ thứ 2 như cô.

Cuộc sống hòa bình được đánh đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ. Rất nhiều tác phẩm viết về hậu quả mà chiến tranh để lại, trong đó có “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật dì Bảy. Dượng Bảy và dì Bảy cưới nhau được một tháng, thì dượng phải lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Thỉnh thoảng, một bức thư mang tin tức của dượng đến đã đáp lại nỗi mong chờ của dì. Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin trú quân. Những ngày sau đó, gia đình “tôi” háo hức trong niềm vui chờ đợi. Hai cậu của “tôi” lần lượt trở về, mà dượng Bảy vẫn không có tin tức. Mãi sau này mới nhận được giấy báo tử, Dượng Bảy đã ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Đến khi hòa bình lặp lại, dì Bảy đã qua tuổi bốn mươi. Có người vẫn để ý đến, nhưng lòng dì đã không còn rung động. Năm nay, dì Bảy đã tròn tám mươi tuổi, vẫn một mình ngồi đợi Tết.

Dì Bảy được khắc họa đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam có chồng, có con tham gia vào chiến trường. Hình ảnh dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì đã in sâu vào tâm trí người đọc, từ đó càng thêm xót xa, thương cảm sâu sắc với nhân vật. Hình ảnh dì Bảy ngồi đợi chồng trước hiên nhà khá giống với hình tượng hòn Vọng Phu trong các câu chuyện xưa, thể hiện được tấm lòng thủy chung, sự chờ đợi của người phụ nữ.

Có thể thấy rằng, dì Bảy cũng như biết bao người phụ nữ Việt Nam đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mình vì sự nghiệp chung của đất nước. Nhân vật dì Bảy nổi bật lên với phẩm chất đẹp đẽ, đáng trân trọng và tự hào. Hình ảnh dì Bảy cũng chính là tấm gương để thế hệ hôm nay ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước.

Cuộc sống hòa bình được đánh đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ con người Việt Nam. Họ không chỉ hy sinh tuổi thanh xuân, mà còn cả tính mạng để đổi lấy độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân. Bởi vậy, khi được sống trong hòa bình, chúng ta cần biết trân trọng cuộc sống này, sống một cuộc đời tích cực và ý nghĩa. Đồng thời, mỗi người cần phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước, giữ gìn và xây dựng đất nước ngày càng phát triển, giàu đẹp hơn.