MA THU HUYỀN

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của MA THU HUYỀN
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

     Trong xã hội hiện nay, quan điểm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong hôn nhân vẫn là một chủ đề có nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng, quan điểm này hoàn toàn đúng, nhưng vẫn có một số khác lại cho rằng điều này gây mất đi sự tự do và riêng tư của con cái. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của quan điểm này trong hôn nhân cũng như trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

     Trước hết, ta cần phải hiểu "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" là như thế nào. Quan điểm này sẽ được hiểu theo hai chiều hướng tùy mỗi người. Thứ nhất, đó chính là sự quan tâm của cha mẹ dành cho con cái. Cha mẹ chúng ta là những người đi trước, những người từng trải. Họ đúc kết được vô vàn bài học kinh nghiệm đắt giá và truyền đạt lại cho con cái của họ. Sự can thiệp của cha mẹ có thể giúp chúng ta tránh được những sai lầm lớn trong quá trình lớn lên và phát triển cuộc sống sau này. Ngoài việc thể hiện sự quan tâm, quan điểm này còn phản ánh sự tôn trọng lẫn nhau trong một gia đình. Việc con cái nghe theo cha mẹ của mình là lẽ đương nhiên. Qua đó, thể hiện vai trò quan trọng của cha mẹ đối với con cái trong gia đình. Điều này có thể khiến con cái cảm thấy được yêu thương, chăm sóc.

     Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng cần đến sự can thiệp của cha mẹ. Con cái cũng có thể biết mình nên "ngồi" ở đâu mà không cần cha mẹ phải "đặt". Trong quá trình phát triển của con trẻ, đôi khi "sự quan tâm" của cha mẹ lại khiến chúng cảm thấy ngột ngạt và mất đi sự tự do của mình. Với mỗi độ tuổi nhất định, con cái sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau. Ví dụ như khi còn bé, hay trong độ tuổi dưới hoặc bằng mười hai, việc nghe theo sự sắp xếp và những lời khuyên bảo của cha mẹ ta sẽ thấy mình được yêu thương săn sóc. Nhưng khi bước vào độ tuổi thanh thiếu niên, ta lại cảm thấy không cần thiết hay thậm chí là thấy áp lực. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải tôn trọng và thấu hiểu con cái của mình. 

 

"Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,

Bằng con chẫu chuộc thôi."

Bằng cách so sánh "thân em" với "thân con bọ ngựa" và "con chẫu chuộc", tác giả đã tạo ra một hình ảnh sâu sắc về sự nhỏ bé, tầm thường của con người so với thế giới rộng lớn. Con bọ ngựa hay con chẫu chuộc đều là những sinh vật nhỏ bé. Qua đó, thể hiện sự đồng cảm của con người với chúng. Không chỉ nhấn mạnh sự nhỏ bé ấy, qua hai câu thơ trên, tác giả còn gợi nên được ý nghĩa về sự tồn tại của mỗi sinh vật trong cuộc sống. Dù chỉ là một phần nhỏ bé nhưng con người chúng ta vẫn mang trong mình sự sống, giống như con bọ ngựa và con chẫu chuộc, vẫn là một phần của thế giới tự nhiên. Các dòng thơ này đã khiến chúng ta phải suy ngẫm về sự hiện hữu và trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống. Có nhỏ bé thế nào đi chăng nữa, ta vẫn góp phần quan trọng trong thế giới rộng lớn. 

 

Trong câu thơ sau, nỗi nhớ được thể hiện qua hình ảnh "nát cả ruột gan" làm tăng cảm giác nhớ nhung. Hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường này đã tạo ra hình ảnh mạnh mẽ, đầy cảm xúc, giúp tác giả truyền đạt được cảm xúc mạnh mẽ hơn và gợi cho độc giả một hình ảnh đầy ấn tượng.

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.