Ngô Anh Thư

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Ngô Anh Thư
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Đồi Ngũ Hổ là một địa danh truyền thuyết đánh Hổ của Hà Tiên, hiện nay Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hà Tiên đóng trên đồi, bên cạnh doanh trại có một ngôi miếu và tượng của 5 con hổ (4 con bằng gốm, một con bằng xi măng). Vào thời Pháp thuộc, viên chánh chủ tỉnh cất công thự ở trên đồi này nên có câu ca dao:

Truyền thuyết kể lại rằng:

Ngày xưa, Hà Tiên còn khá hoang sơ, nhưng cửa biển Hà Tiên là nơi tránh sóng gió rất tốt nên thuyền buôn từ Trung Hoa và các nước Đông Nam Á qua lại thường ghé vào neo đậu tránh gió, đồng thời để lấy thêm nước ngọt.

Vào mùa khô, khi nước biển lấn vào Đông Hồ, nước ngọt từ sông Giang Thành không thể chảy xuống át nước mặn được, người dân địa phương phải dùng nước ao, nước giếng đào. Gần bên Đông Hồ có một ngọn đồi nhỏ và một ao nước ngọt cung cấp nước cho người dân tại chỗ khi đã hết mùa mưa. Từ đó có những người chuyên làm nghề gánh nước mướn đổi cho các ghe thuyền qua lại và dân mua bán.

Hôm nọ có một ông lão gánh nước mướn quảy đôi thùng với cây đòn gánh bằng gỗ mun đen bóng đến bên đồi lấy nước. Đang mùa khô nên thú rừng cũng phải tìm nước uống (lúc ấy rừng còn đến khu vực này) và chúng cũng hay đến đây uống nước. Khi ông lão đến gần ao nước thì có 4 con cọp vừa đến uống nước. Tấn thối lưỡng nan, ông lão không thể bỏ về mà không có nước cho người cần dùng; cũng không thể nhường cho lũ cọp nguồn nước quí giá này, ông quyết định đi tới ao nước trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nếu lũ cọp định làm hại ông.

Bốn con cọp thấy có người tranh giành nguồn nước, chúng gầm gừ dọa nạt. Thấy ông lão cứ đến, chúng bèn dàn trận đánh ông.

Ông lão để cặp thùng xuống, thủ cây đòn gánh trên tay, con cọp đầu tiên vừa nhào đến, ông liền ra đòn rất mạnh và rất hiểm đánh hất con cọp văng ra. Ông cũng định dọa cho chúng lui thôi, nhưng bầy cọp hung hãn quyết ăn thua đủ với ông, chúng cùng nhào vô đánh với ông. Biết không thể nhịn được, ông dùng những thế võ cực hiểm đánh trả làm cho chúng bị thương rất nặng nhưng chúng cũng không chịu rút lui, sau gần một buổi chiến đấu, buộc lòng ông phải hạ dần từng con cho đến khi chúng kiệt sức và chết hết.

Ông lão chống cây đòn gánh nhìn xác 4 con cọp rồi ông cũng trút hơi thở sau cùng vì quá kiệt sức.

Những người cần nước chờ ông lâu quá nên kéo nhau đến đồi thúc hối. Khi đến nơi, họ mới phát hiện ông lão đã chết giữa 4 con cọp, dáng dấp rất uy nghi.

Người ta cất một ngôi miếu nhỏ thờ ông và 4 con cọp, cũng từ đó ngọn đồi nhỏ này mang tên là đồi Ngũ Hổ.

Truyền thuyết về đồi Ngũ Hổ gắn liền với thời mở đất Hà Tiên của người xưa, nói lên sự gian khổ, lòng dũng cảm đấu tranh với thiên nhiên giành sự sống. Về Hà Tiên, lên đồi Ngũ Hổ thắp nén nhang tưởng nhớ người xưa cũng là một việc làm thú vị.

Hiện nay, vì cơ quan quân sự đóng trên đồi nên Ban chỉ huy có làm một con đường phía sau cho dân lên chiêm bái.

Kí ức của con người luôn ghi dấu những điều đẹp nhất về quê hương, gia đình, xứ sở của họ, nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Lớn lên, đi xa vào đời, đi đến đâu cũng đều mang trong mình màu sắc của nơi ta đã lớn lên, chả phong cảnh nơi đó. Như những người con quê tôi, phóng khoáng và dịu dàng như nước, như trời nơi Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Đông Bắc Bộ, thuộc bờ biển Đông Bắc Việt Nam. Phải mất hàng triệu năm, đá xô sóng, sóng xô gió, vận động không ngừng nghỉ mới tạo nên một tác phẩm địa lí hoàn mỹ như thế, rộng lớn như thế, xanh rờn như thế. Toàn bộ vịnh có diện tích khoảng 1553 km vuông, có tới 1960 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, phần lớn trong đó là các đảo đá vôi.

Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...

.âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hóa khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.

a ,Số thứ 50 là : 5 x 50 = 250 

b, Nếu số thứ 50 là 250 thì số thứ 100 là 500

Số các số hạng là : ( 500 - 5 ) : 5 + 1 = 100 

Tổng dãy số đó là : ( 500 + 5 ) x 100 : 2 = 25250

 

năm sinh của em là:

 23-5=18

 năm sinh của mẹ là:

23+18=41

Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp ba.

Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may măn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa. Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.

Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá. Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thong báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiêp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại dành them thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó. Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.