Lê Gia Hân

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Gia Hân
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)
  • Mô phân sinh đỉnh :
  •  
  •  
  • Vị trí

    Có ở ngọn cây, đỉnh cành và chóp rễ của cả cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

    Vai trò

    Làm tăng chiều cao của cây, chiều dài của cành; tăng chiều dài của rễ.

  • Mô phân sinh bên :
  • - Vị trí :Nằm ở phần vỏ và trụ của thân, rễ; chỉ có ở cây hai lá mầm.
  • - Vai trò :Làm tăng đường kính của thân.
  •  
  • Mô phân sinh đỉnh: ở đỉnh rễ và các chồi, giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều dài.
  • Mô phân sinh bên: ở giữa mạch gỗ và mạch rây, giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều ngang.
  • - Nhờ có mô phân sinh đỉnh ở các chồi thân phân chia liên tục trong suốt vòng đời của nó giúp cây dài ra, nhờ đó cây cao lên. 
                          Biện pháp tăng năng suất cây trồng             Dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng
Làm đất tơi xốp, thoáng khí Tính hướng đất của rễ
Tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho đất Tính hướng đất của rễ
Trồng xen canh nhiều loại cây trồng Tính hướng sáng 
Làm giàn, cọc cho các cây thân leo Tính hướng tiếp xúc
Tăng cường ánh sáng nhân tạo Sinh trưởng và phát triển theo chu kì ngày đêm 

 

a,

 - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đựcgiao tử cái ,cơ thể con được tạo thành từ một phần của cơ thể mẹ .

b, Có 3 hình thức sinh sản vô tính ở động vật :

  • Nảy chồi 
  • Phân mảnh 
  • Trinh sản 

VD : Sinh sản bằng cách phân mảnh ở sao biển 

 

a, 

  1. Trứng 
  2. Ấu trùng 
  3. Nhộng
  4. Con trưởng thành .

b,Ở giai đoạn ấu trùng thì bướm sẽ gây hại cho mùa màng .

 

 

Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.

Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam.

Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết.

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Na,

Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người

Mặc dù xã hội phát triển và xuất hiện nhiều hình thức giải trí hơn nhưng trò chơi pháo đất vẫn được nhiều người yêu thích, ưa chuộng. Đặc biệt, trò chơi này còn thường xuyên xuất hiện trong các dịp hội làng, lễ Tết ở những vùng quê, nông thôn Việt Nam.

Pháo đất là trò chơi tập thể, có nhiều người tham dự và được chia thành các đội khác nhau. Người chơi pháo đất không chỉ có trẻ con mà còn có cả người lớn. Tùy vào từng đối tượng và lứa tuổi mà kĩ năng và yêu cầu làm pháo sẽ khác nhau. Ở một số lễ hội, pháo đất đa phần có kích thước lớn, chủ yếu dành cho những thanh niên trai tráng, có sức khỏe và thân hình vạm vỡ trong làng.

Để chơi được pháo đất cần có không gian rộng rãi như sân đình, sân làng. Đúng như tên gọi, pháo đất được làm từ loại đất có độ dẻo cao là đất sét. Người dân làm pháo đất bằng cách phơi khô đất sét thô, đập nhỏ và rồi lọc qua nước cho thật dẻo. Cuối cùng, đất được nhặt hết xơ, sạn. Đất được làm kĩ càng thì cho tiếng nổ càng to và vang.

Sau khi hiệu lệnh bắt đầu vang lên, mỗi đội hoặc người chơi sẽ được giao một phần đất để làm pháo. Để làm pháo, người chơi cần nặn lòng pháo hình bầu dục, vuốt nhẵn mép cho thật phẳng. Vành của pháo đất phải được nặn sao cho nó có thể úp khít xuống mặt sân chơi. Vành pháo nếu đạt đến độ chỉnh xác và tỉ mỉ sẽ cho ra được tiếng nổ to, vang. Kết thúc thời gian chuẩn bị, người chơi sẽ tiến hành nổ pháo bằng cách lấy tay cầm đáy và gieo xuống đất sao cho vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi. Nếu tiếng pháo của ai nổ to nhất thì người đó sẽ giành chiến thắng.

Pháo đất ra đời đã lâu song đến nay, trò chơi này vẫn được lưu truyền trong văn hóa dân gian và trở thành nét đẹp văn hóa. Thú vui ấy không chỉ rèn luyện cho mỗi người tính tỉ mẩn, cẩn thận mà còn tạo nên bầu không khí tươi vui, rộn ràng. Mọi người sẽ được đắm chìm trong những tiếng cười rộn rã và cùng nhau thưởng thức những tràng pháo "đinh tai nhức óc". Đây quả là một trò chơi đặc sắc trong kho tàng văn hóa Việt Nam.

Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam. Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hay đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé vùng nông thôn. Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó đem lại cho mọi người.

Cướp cờ là trò chơi tập thể. Số lượng chơi từ 8 đến 10 người. Dụng cụ cần thiết cho trò chơi là một hay nhiều chiếc cờ nhỏ. Do cướp cờ là trò chơi vận động nên người chơi cần chọn không gian rộng rãi, bằng phẳng, không nên gồ ghề, mấp mô để tránh trơn trượt, nguy hiểm.

Trước khi chơi, chúng ta cần phải chuẩn bị mặt sân cũng như đảm bảo về số lượng người tham dự. Tùy thuộc vào số lượng người thực tế để chia đội cho bằng nhau. Ngoài ra, chúng ta cần chọn ra một người làm quản trò. Sau khi đã sắp xếp xong người chơi, chúng ta sẽ tiến hành kẻ mặt sân. Chúng ta chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ. Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát.

Kẻ mặt sân xong xuôi, quản trò yêu cầu hai đội đứng sau vạch xuất phát. Người chơi mỗi đội sẽ đếm lần lượt theo số thứ tự cho đến hết. Trong khi đếm, người chơi cần nhớ số thứ tự của mình. Tiếp đến, quản trò ra hiệu lệnh cho trận đấu bắt đầu. Khi quản trò gọi đến số nào thì người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ. Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào. Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định. Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.

Có thể thấy, trò chơi này tuy đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều tác dụng và lợi ích cho các bạn nhỏ. Khi tham gia trò chơi, trẻ có thể rèn luyện được khả năng phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo. Ngoài ra, các em cũng tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó nhờ quá trình trao đổi, giao tiếp với nhau.

Mặc dù ra đời đã lâu nhưng trò chơi cướp cờ vẫn là trò chơi bổ ích cho mọi lứa tuổi cũng như học sinh. Chúng ta cần tích cực tổ chức trò chơi này trong các buổi sinh hoạt, vui chơi tập thể, vừa tạo không khí sôi nổi, vừa gìn giữ nét đẹp văn hóa cha ông.

B.Nhỏ nhắn ,nhỏ nhoi ,nháo nhác . đáp án đây nha