Nguyễn Thị An Nhi

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị An Nhi
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

                              “Mặt thì vuông vức chữ điền
                              Bụng no đậu đỗ lại nghiền thịt heo
                              Hùng Vương xưa chấm Lang Liêu
                              Cũng vì tấm bánh quý yêu phân trần.”

          Nhắc đến Tết là không thể thiếu món bánh chưng cổ truyền của người Việt. Trong dịp vừa qua, tôi cùng gia đình về thăm quê hương và đã đã có một trải nghiệm đáng nhớ với món bánh này. Đó chính là được tự tay gói bánh chưng cùng ông bà.

          Sáng sớm ngày 28 Tết, trời ở quê trong xanh, thời tiết có hơi chút se se lạnh, tôi cùng bà và mẹ ra vườn hái lá dong. Ba người chúng tôi cắt được một rổ lớn đầy những chiếc lá to và đẹp mắt. Sau đó, tôi và em trai rửa sạch lá bánh rồi để cho ráo nước. Ông nội cùng bố tôi vo gạo và đỗ xanh đã ngâm từ hôm qua. Hai xoong gạo nếp trắng muốt và đỗ xanh đã chuẩn bị xong. Trong bếp, bà tôi thái thịt lợn, rồi ướp thịt với muối và hạt tiêu. Mẹ tôi trải chiếu ra sân, tôi nhanh tay bê rổ lá dong đã được rửa sạch ra.

          Sau khi chuẩn bị xong hết, mọi người bắt tay vào việc gói bánh. Để cho chiếc bánh chưng khi gói không bị méo mó, ông tôi sử dụng những chiếc khuôn vuông vắn. Thế rồi tôi được chỉ cách gói bánh. Đầu tiên là chọn những chiếc lá vừa vặn và xếp ngay ngắn chúng vào bốn góc của khuôn. Bước thứ hai là cho nhân bánh. Tôi theo hướng dẫn của ông đong một bát gạo nếp đổ vào, sau đó dàn đều ra. Tiếp đó đổ một lớp đỗ, rồi một lớp thịt lợn đã ướp, tiếp tục một lớp đỗ và cuối cùng là lớp gạo. Sau khi xong phần nhân, tôi lấy một chiếc lá đậy lên trên mặt bánh. Tôi thấy ông cuộn những lớp lá dong gói thành một chiếc bánh xinh xắn. Tôi ngầm thán phục trước sự khéo léo của ông. Để cố định cho bánh, ông dùng dây lạt để buộc lại. Tôi nhìn ông rồi bắt chước theo.

Sau một lúc hì hục, tôi cũng đã gói xong một chiếc bánh cho riêng mình. Nhưng để tạo nên một chiếc bánh chưng đẹp mắt đòi hỏi người gói phải cẩn thận tỉ mỉ, hơn hết còn phải thành thục. Thế nên khi so sánh bánh tôi gói với của ông thì đúng là một trời một vực. Ông thấy tôi như vậy liền cười rồi bảo: “Cháu mới thử tập gói thôi mà đã gói được như vậy là tốt lắm rồi.” Bà tôi cũng khen theo. Tôi vui vẻ khoe với em trai về chiếc bánh của mình.

Mọi người gói xong thì liền chuẩn bị đem đi luộc. Một nồi nước lớn được bắc lên bếp, sau đó mẹ và bà tôi xếp bánh chưng vào trong nồi. Khi ngồi xung quanh bếp lửa, tôi và em trai thích thú nghe ông bà kể về những ngày Tết xưa và kỉ niệm hồi còn nhỏ. Mọi người cười nói rất vui vẻ, không khí thật ấm cúng làm sao.

Đến tối, bánh cũng đã chín. Khi ông tôi mở nồi bánh chưng ra, làn khói bốc lên nghi ngút mang theo hương thơm của lá dong, hòa quyện với mùi của gạo nếp. Tôi háo hức nhìn bà bỏ bánh ra. Nhưng tôi không thể thấy được chiếc bánh mình gói. Một lúc sau, cả nhà cùng quây quần thưởng thức công sức cả một ngày trời của bản thân. Những chiếc bánh vuông vức, mềm dẻo. Nhân thịt mặn mà ngon vô cùng ăn cùng đỗ xanh bùi bùi béo béo. Tôi phải cảm thán trước hương vị tuyệt vời này của bánh chưng.

Trải nghiệm gói bánh lần này đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Tôi không ngờ rằng từ những nguyện liệu dân giã, vô cũng mộc mạc lại có thể tạo nên một món ngon như thế. Tôi đã biết thêm nhiều thứ về bánh chưng cũng như Tết cổ truyền của Việt Nam. Tôi còn được trải nghiệm tự tay chuẩn bị, gói bánh và luộc bánh. Ngoài ra những phút giây hạnh phúc khi gia đình quây quần bên nhau này tôi sẽ không bao giờ quên được.

Câu 9:
 Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, thể hiện qua các từ ngữ: tạt qua, tránh mặt mọi người, biết hối hận, nhớ quê hương lắm.
 Tác dụng của sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa là:
- Khiến cho câu văn thêm sinh động, gần gũi.
- Thể hiện sự hối hận, nỗi nhớ quê nhà của Sáo Sậu.
Câu 10:
 Văn bản "Chào Mào và Sáo Sậu" trích từ "Xóm bờ giậu" của tác giả Trần Đức Tiến đã cho em nhiều bài học. Bài học đầu tiên là không nên ích kỉ, nhỏ nhen, không làm nhưng muốn có ăn như Sáo Sậu. Lúc Chào Mào nhờ Sáo giúp đỡ thì ích kỉ không giúp, khi người ta mời đi ăn tân gia lại đến ngay. Bài học thứ hai là nên giúp đỡ bạn bè, hàng xóm láng giềng. Bài học thứ ba là nếu gây ra hành động, việc làm sai trái thì phải biết hối lỗi, rút kinh nghiệm lần sau không tái phạm nữa. Em mong chính mình và mọi người hãy như Chào Mào, chứ đừng học theo Sáo Sậu.
 

3 số tự nhiên liên tiếp có tổng bằng 1437 đó là: 478,479,480.
Số nhỏ nhất là: 478.