Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ghép các nguồn điện thành bộ SVIP
1. Đoạn mạch chứa nguồn điện
Đối với đoạn mạch chứa nguồn điện, dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi tới cực âm.
\(U_{AB}=E-I(R_N+r)\)
\(I=\dfrac{E-U_{AB}}{R_N+r}=\dfrac{E-U_{AB}}{R_{AB}}\)
Lưu ý chiều tính hiệu điện thế UAB là từ A tới B: Nếu đi theo chiều này mà gặp cực dương của nguồn trước thì suất điện động E được lấy với giá trị dương, dòng điện có chiều từ B tới A ngược với chiều tính hiệu điện thế thì tổng độ giảm điện thế I(R+r) được lấy với giá trị âm.
2. Ghép các nguồn điện thành bộ
Bộ nguồn nối tiếp
Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ
\(E_b=E_1+E_2+...+E_n\)
Điện trở trong của bộ nguồn bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ
\(r_b=r_1+r_2+..+r_n\)
Nếu bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau thì
\(E_b=nE;r_b=nr\)
Bộ nguồn song song
Suất điện động của bộ nguồn bằng suất điện động mỗi nguồn
\(E_b=E\)
Điện trở trong của bộ nguồn gồm n nguồn giống nhau mắc song song là
\(r_b=\dfrac{r}{n}\)
Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng
Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy gồm m nguồn giống nhau mắc nối tiếp.
Suất điện động của bộ nguồn là
\(E_b=mE\)
Điện trở trong của bộ nguồn là
\(r_b=\dfrac{mr}{n}\)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây