Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) SVIP
1. Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn
a) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Chính sách cai trị của nhà Minh:
+ Đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.
+ Thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt.
+ Đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, bắt người Việt đổi theo phong tục người Minh.
- Bất bình trước chính sách cai trị của nhà Minh, người Việt đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi song đều thất bại.
* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
+ Lê Lợi tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh. Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ các nơi về hội tụ, trong đó có Nguyễn Trãi.
+ Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đã tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
+ Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
b) Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418-1423)
- Trong những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân phải đối mặt với nhiều khó khăn:
+ Nhiều lần bị giặc Minh bao vây
+ Nghĩa quân phải ba lần rút lên vùng núi Chí Linh (huyện Lang Chánh, Thanh Hóa), có lúc chỉ còn hơn 100 người.
- Để khắc phục khó khăn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương tạm hòa với quân Minh, tranh thủ thời gian tìm phương hướng mới, củng cố lực lượng,...
c) Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424-1425)
- Kế hoạch: để gỡ thế bị bao vây, Nguyễn Chích hiến kế tiến váo đánh chiếm Nghệ An làm căn cứ, từ đó mở rộng giải phóng Tây Đô (Thanh Hoá) và Đông Quan.
- Diễn biến: cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
- Ý nghĩa: những thắng lợi này đã làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân.
d) Khởi nghĩa toàn thắng (1426-1427)
- Tiến quân ra Bắc:
+ Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc.
+ Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hô, thắng nhiều trận lớn
+ Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động:
+ Tháng 10/1426, Vương Thông dẫn viện binh đến thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào quân chủ lực của nghĩa quân ở quanh thành.
+ Ngày 7/11/1426, quân ta mai phục và chặn đánh địch ở Tốt Động-Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay).
+ Quân Minh thất bại nặng nề, nghĩa quân giải phóng nhiều đất đai và siết chặt vây hãm thành Đông Quan.
- Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang
+ Tháng 10/1427, Liễu Thăng vá Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào nước ta.
+ Nghĩa quân tổ chức phục kích tại ải Chi Lăng (Lạng Sơn). Liễu Thăng tử trận.
+ Sau đó, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang).
+ Lê Lợi sai người mang ấn tín và thư báo tin Liễu Thăng tử trận cho Mộc Thạnh. Quân Minh vô cùng khiếp sợ,vội vàng rút quân về nước.
- Hội thề Đông Quan:
+ Nghĩa quân Lam Sơn vừa tăng cường xiết chặt vòng vây các thành còn lại vừa khéo léo dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh.
+ Ngày 10/12/1427, bên bờ sông Hồng, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh.
- Đầu tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
- Lê Lợi giao Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo, chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh, mở nền hoà bình và dựng xây đất nước.
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Hán, khẳng định nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ và văn hóa Đại Việt, vạch trần tội ác quân Minh; mô tả quá trình chiến đấu gian khổ và những chiến thắng oanh liệt, tinh thần nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Đây được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Đại Việt đầu thế kỉ XV.
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Vận dụng: Từ khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây