Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ khai thác tài nguyên rừng bền vững SVIP
1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC RỪNG BỀN VỮNG
Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững giúp:
- Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường:
+ Bảo vệ nguồn nước.
+ Bảo vệ đất.
+ Chống xói mòn.
+ Điều hoà khí hậu.
- Bảo tồn đa dạng sinh học:
+ Bảo tồn nguồn gene các loài động.
+ Thực vật rừng quý hiếm.
+ Các hệ sinh thái rừng tự nhiên.
- Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng (gỗ và lâm sản ngoài gỗ).
+ Đảm bảo kinh doanh, sản xuất những sản phẩm và dịch vụ của rừng lâu dài, liên tục.
- Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.
2. NHIỆM VỤ CỦA BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC RỪNG BỀN VỮNG
2.1. Nhiệm vụ của bảo vệ rừng
a. Nhiệm vụ của chủ rừng
- Có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật và theo dõi diễn biến rừng.
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Phòng trừ sâu bệnh gây hại rừng.
- Chấp hành sự quản lí, thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các quy định khác của pháp luật.
b. Nhiệm vụ của toàn dân
- Cần có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cần có trách nhiệm thông báo kịp thời cho:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chủ rừng về các hành vi vi phạm quy định về quản lí, bảo vệ rừng.
- Chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
c. Nhiệm vụ của các cấp quản lí
- Cần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lí, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng.
- Bảo tồn đa dạng sinh học rừng.
- Phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật:
+ Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quản lí, bảo vệ rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững
Khai thác tài nguyên rừng bền vững cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng:
+ Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp, theo đúng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng và trồng rừng.
- Khai thác không làm vào vốn rừng:
+ Sản lượng gỗ của loài được khai thác không lớn hơn lượng gỗ tăng trưởng của loài đó.
- Áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác lâm sản phù hợp nhằm:
+ Hạn chế tác động xấu tới môi trường rừng và đa dạng sinh học.
+ Duy trì được chức năng phòng hộ của rừng.
- Chỉ tiêu thụ và sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật đối với:
+ Lâm sản khai thác các loài động.
+ Thực vật rừng quý, hiếm.
+ Các loài được ưu tiên bảo vệ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây