Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 13. Nhân giống cây trồng SVIP
I. CÁC CẤP GIỐNG CÂY TRỒNG
- Giống tác giả:
+ Là giống do tác giả chọn tạo ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Giống tác giả được dùng để sản xuất giống siêu nguyên chủng.
- Giống siêu nguyên chủng:
+ Là giống được nhân ra từ giống tác giả:
-
Theo đúng quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng.
-
Đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định.
+ Giống siêu nguyên chủng được dùng để sản xuất giống nguyên chủng.
- Giống nguyên chủng:
+ Là giống được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng:
-
Theo quy trình sản xuất hạt giống nguyên chủng.
-
Đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Giống nguyên chủng được dùng để sản xuất giống xác nhận.
- Giống xác nhận (hay còn gọi là giống thương mại):
+ Là giống được nhân ra từ giống nguyên chủng:
-
Theo quy trình sản xuất hạt giống xác nhận.
-
Đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Giống xác nhận là cấp cuối cùng của giống và được dùng để sản xuất đại trà.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Phương pháp nhân giống hữu tính
- Nhân giống hữu tính là:
+ Phương pháp nhân giống bằng hạt.
+ Phương pháp này áp dụng chủ yếu ở lúa, ngô, các loại đậu và một số loại rau.
- Sản xuất giống bằng hạt gồm các bước cơ bản sau:
+ Vụ 1: Nhân hạt giống tác giả.
-
Gieo hạt giống tác giả ở:
-
Khu cách li.
-
Mật độ thưa.
-
Gieo mỗi hạt một khóm.
-
Chọn cây ưu tú và đúng với mô tả của giống (cây G₀).
-
+ Vụ 2: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.
-
Hạt của các cây G₀ được gieo riêng thành từng hàng.
-
Đánh giá và chọn hàng tốt, đúng giống.
-
Thu hoạch hỗn hợp hạt.
-
Hạt thu được là hạt giống siêu nguyên chủng.
+ Vụ 3: Sản xuất hạt giống nguyên chủng.
-
Gieo hạt siêu nguyên chủng ở khu riêng.
-
Chọn lọc, loại bỏ cây khác dạng và cây bị sâu, bệnh.
-
Thu hoạch hỗn hợp hạt.
-
Hạt thu được là hạt giống nguyên chủng.
+ Vụ 4: Sản xuất hạt giống xác nhận.
-
Gieo hạt nguyên chủng.
-
Chọn lọc loại bỏ cây khác dạng, cây bị sâu, bệnh.
-
Thu hoạch hỗn hợp hạt.
-
Hạt thu được là hạt giống xác nhận.
2. Phương pháp nhân giống vô tính
- Nhân giống vô tính cây trồng là:
+ Phương pháp nhân giống mà cây con được hình thành từ một bộ phận cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, rễ) của cây mẹ.
- Có nhiều phương pháp nhân giống vô tính như:
+ Giâm cành.
+ Chiết cành.
+ Ghép.
+ Nuôi cấy mô tế bào,...
a. Phương pháp giâm cành
Cách tiến hành:
- Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có từ 2 đến 3 mắt ngủ:
+ Nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ.
+ Sau đó cắm xuống nền giâm (đất ẩm, cát ẩm,...) cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới.
- Các bước giâm cành:
+ Bước 1: Chọn cành giâm.
+ Bước 2: Cắt cành giâm, cắt bỏ bớt lá.
+ Bước 3: Nhúng cành giâm vào chất kích thích ra rễ.
+ Bước 4: Cắm cành giâm vào nền giâm.
+ Bước 5: Chăm sóc cành giâm (tưới nước, giữ ẩm,...).
- Ưu điểm:
+ Đơn giản.
+ Dễ thực hiện.
+ Hệ số nhân giống tương đối cao.
- Nhược điểm:
+ Bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt.
+ Cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.
b. Phương pháp chiết cành
Cách tiến hành:
- Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ.
- Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết:
+ Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ.
+ Bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu.
- Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi mang trồng.
- Ưu điểm:
+ Cây con khoẻ mạnh hơn so với cây giâm cành.
- Nhược điểm:
+ Bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt.
+ Cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.
+ Hệ số nhân giống thấp.
c. Phương pháp ghép
Cách tiến hành
- Dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây:
+ Mắt ghép.
+ Chồi ghép.
+ Cành ghép.
→ Ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại.
- Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ gốc ghép sang phần được ghép:
+ Mắt ghép.
+ Chồi ghép.
+ Cành ghép.
→ Giúp cho phần được ghép tiếp tục phát triển.
Bước 1: Gieo trồng cây gốc ghép.
Bước 2: Chọn cành ghép, mắt ghép.
Bước 3: Xử lí gốc ghép, cành ghép, mắt ghép phù hợp.
Bước 4: Ghép cành ghép, mắt ghép vào gốc ghép.
Bước 5: Xử lí sau ghép.
- Ưu điểm:
+ Cây ghép có bộ rễ:
-
Khoẻ mạnh.
-
Thích nghi tốt.
-
Sinh trưởng.
-
Phát triển khoẻ.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi kĩ thuật cao.
d. Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào
Cách tiến hành
- Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy.
+ Vật liệu chọn để nuôi cấy mô thường là các bộ phận còn non (đỉnh chồi, lá non, cây con, củ giống, phôi hạt,...).
+ Chọn các vật liệu ưu tú, khoẻ mạnh, không bị nhiễm bệnh (đặc biệt là các bệnh do virus gây ra).
- Bước 2: Khử trùng mẫu.
+ Vật liệu nuôi cấy được xử lí làm sạch bụi bẩn bằng nước:
-
Sau đó khử trùng bằng chất tẩy rửa để loại bỏ các nguồn bệnh.
+ Cuối cùng, mẫu được làm sạch bằng nước cất vô trùng trước khi được cấy vào môi trường tạo chồi.
- Bước 3: Tạo chồi trong môi trường thích hợp.
+ Mẫu được cấy vào môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo chồi.
+ Để tăng hệ số nhân chồi và chất lượng chồi:
-
Cần bổ sung vào môi trường nuôi cấy các chất kích thích sinh trưởng phù hợp với từng loại cây.
- Bước 4: Ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh.
+ Khi chồi đã đạt tiêu chuẩn về kích thước (chiều cao, số lá):
-
Chồi được cấy chuyển sang môi trường ra rễ, tạo cây hoàn chỉnh.
+ Để tăng số lượng và chất lượng rễ, môi trường tạo rễ có thể bổ sung chất kích thích ra rễ.
- Bước 5: Đưa cây ra vườn ươm.
+ Cây hoàn chỉnh (ở bước 4) được cấy chuyển sang bầu chứa giá thể phù hợp và đưa cây ra vườn ươm có các điều kiện tiểu khí hậu thích hợp.
+ Cây tiếp tục được nuôi dưỡng đến khi đạt tiêu chuẩn cây giống thì:
+ Xuất bán.
+ Mang trồng trong sản xuất.
- Ưu điểm:
+ Có thể nhân nhanh số lượng cây giống, không phụ thuộc mùa vụ.
+ Cây giống đồng nhất về di truyền và sạch bệnh.
+ Hệ số nhân giống cao.
- Nhược điểm:
+ Tốn kinh phí.
+ Công sức.
+ Đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây