Tiến Vỹ

Giới thiệu về bản thân

Quảng Ngãi – Quê tôi, miền địa linh nhân kiệt, nơi đã sinh ra rất nhiều danh nhân, tướng lĩnh lừng danh, trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, niềm tự hào của quê hương tôi. /Tuy Bác Phạm Văn Đồng đã mãi mãi đi xa hơn mười năm rồi, nhưng tên tuổi của Bác vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Có lẽ ai đi trên những con đường rộng lớn mang tên Phạm văn Đồng ở Thủ đô Hà Nội, ở Tp Đà Nẵng, ở Tp Hồ Chí Minh v.v đều nghĩ tới một con người tài hoa, một Thủ tướng huyền thoại, một nhà ngoại giao thiên tài, một nhà văn hoá lớn, một con người mà không chỉ có nhân dân Việt Nam biết ơn và ngợi ca như một tên tuổi lớn trong TK 20, như một nhà báo nước ngoài đã viết trên tạp chí Asia week ngày 19/12/2000: “Cố Thủ tướng Phạm văn Đồng là một trong những người kiến tạo hàng đầu nền độc lập của nước Việt Nam. Ông đã đưa đất nước vượt qua những thời điểm then chốt trong lịch sử Việt Nam với vai trò Thủ tướng hơn ba thập niên chiến tranh và thống nhất, người mà Hồ Chí Minh xem là “Con người khác của tôi” vẫn giữ lời thề XHCN”. Là thế hệ cháu, con của Bác Phạm Văn Đồng, lại được ở xã cận kề với xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, nên mỗi lần về quê tôi thường ghé thăm ngôi nhà tưởng niệm Phạm Văn Đồng ở xã Đức Tân (làng Cây gạo cũ) và nhớ mãi những câu thơ ai đó đã viết lên đầy cảm xúc: Nơi này Bác đã ra đi Nơi này Bác cũng lại về với dân Tên làng Cây gạo quen thân Như tên gọi Bác một gần, một thương... Tìm hiểu về gia phả Bác Phạm Văn Đồng, tôi thấy đây là một hiện tượng lạ, một gia đình quan lại của triều đình phong kiến, thế hệ nào cũng có những người yêu dân, yêu nước, thậm chí có tới 5 người làm tướng trong đội quân của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Không biết có phải vì thế mà ở Quảng Ngãi có tới ba con đường mang tên Quang Trung (Đường Quang Trung – Trà Khúc, Đường Quang Trung - Quảng Ngãi, Đường Quang Trung - Cống Kiều) và sinh thời Bác Phạm Văn Đồng rất thích đọc sách về Quang Trung và thích xem những vở tuồng về Quang Trung, như GS Hoàng Chương đã từng viết trên báo và trình bày tại Hội thảo này... Người ta nói Quảng Ngãi là đất địa linh nhân kiệt, nơi có rất nhiều danh nhân như Trần Quang Diệu, Nguyễn Bá Loan, Trương Đăng Quế, Trương Định, Võ Duy Ninh, Nguyễn Trung Định. Văn nghệ sĩ có Bích Khê, Nguyễn Viết Lãm, Lệ Thi... Bác Đồng thấm nhiễm văn hoá của quê hương núi Ấn, sông Trà nhưng lại chịu ảnh hưởng văn hoá Huế (ở Quốc học Huế) và tiếp biến văn hoá Đông –Tây, đặc biệt là tiếp cận văn hoá Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc, thời kỳ ở Trung Quốc và mãi sau này khi rất nhiều năm sống gần Bác Hồ. Bác Đồng còn chịu ảnh hưởng văn hoá miền Trung, ở đây Bác đã tặng giải thưởng Phạm văn Đồng cho nhiều văn nghệ sĩ. Từ thời thơ ấu và thời kỳ đại diện Chính phủ ở Nam Trung bộ, ông cũng chịu ảnh hưởng văn hoá Nam bộ trong thời kỳ hoạt động ở Sài Gòn (lúc làm thầy giáo). Bác phạm Văn Đồng là nhà chính trị, nhà ngoại giao lỗi lạc và còn là nhà văn hoá kiệt xuất. Từ thời trẻ ông đã sáng tác và diễn kịch trong tù Côn Đảo cho đến sau này ông vẫn mê say xem hát Bội, Bài chòi và các loại hình sân khấu khác. Vốn yêu văn học nghệ thuật nên Bác Đồng đọc nhiều sách của các nhà văn, nhà triết học Pháp, Anh, Nga. Truyền thống họ Phạm (Phạm tộc Thế Phổ) kể: Ông tổ là Tiến sĩ Phạm như Tăng theo Lê Thánh Tông Nam chinh, đến đời ông Phạm Văn Nga (bố Phạm Văn Đồng) là 14 đời, trong đó có 6 người đỗ đại khoa, TS Phó bảng, 22 cử nhân, hàng chục võ tướng theo vua Quang Trung chống giặc ngoại xâm. Phạm Văn Đồng quan tâm tới văn nghệ sĩ, từ việc xem vở diễn và đọc tác phẩm đến những việc làm cảm động như: Gửi rượu cho Nguyễn Tuấn Gửi thuốc cho Tế Hanh Viết thơ cho nhiều văn nghệ sĩ khi họ gặp khó khăn.
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)
Bạn chưa có hoạt động nào !!!