Giới thiệu

SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BUÔN MA THUỘT

Thành phố Buôn Ma Thuột có bề dày lịch sử lâu đời, nhiều tư liệu có giá trị
đã cho thấy vùng đất này tồn tại rất sớm. Qua tư liệu văn hóa, khảo cổ và sử học,
đến nay Buôn Ma Thuột đã hơn 110 năm hình thành và không ngừng phát triển, lớn
mạnh về mọi mặt từng bước trở thành một đô thị trung tâm của tỉnh Đắk Lắk và có
vai trò quan trọng về nhiều mặt đối với cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên
nói riêng. Đầu năm 2010, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I trực thuộc
tỉnh Đắk Lắk. Đó là thành quả của sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và đồng
bào các dân tộc Buôn Ma Thuột trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong mạch nguồn lịch sử, trường Trung học phổ thông Tổng hợp Ban Mê
Thuột xưa-Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột nay là nơi đào tạo nhân tài, ươm
mầm nhân cách và trí tuệ cho nhiều thế hệ học sinh, trở thành niềm tự hào, niềm
vinh dự to lớn của nhiều thầy giáo, cô giáo và học sinh đã và đang gắn bó, trưởng
thành từ ngôi trường thân yên này trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.
Theo các tư liệu, hồi ký và các Đặc san, Kỷ yếu của nhà trường, trường
Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột được thành lập từ năm 1955. Đó là kết quả
của việc hợp nhất hai trường: Trung học Nguyễn Trường Tộ và Trung học Y Jut.
Những thầy giáo hiệu trưởng đầu tiên: thầy Đỗ Trọng Thạc, thầy Đỗ Đức Riệu và
Thầy Phạm Văn Đồng đã dành nhiều tâm sức xây dựng cơ sở vật chất tại vị trí hiện
nay (57 Bà Triệu, thành phố Buôn Ma Thuột)
Đầu năm học 1959-1960, trường đổi tên thành Trung học Ban Mê Thuột. Từ
một trường trung học bình thường đã tiến tới kiện toàn mọi lĩnh vực giáo dục, chỉnh
trang các điều kiện về cơ sở vật chất để trở thành trường Trung học tổng hợp.
Năm 1968, trường đổi tên thành trường trung học Tổng hợp Ban Mê Thuột
với chức năng đào tạo không những các môn văn hóa mà còn cả nghề nghiệp: canh
nông, kế toán, đánh máy, mỹ thuật…
Sau đại thắng mùa xuân 1975 đến nay, trường mang tên Trung học phổ thông
Buôn Ma Thuột. Trong những năm đầu giải phóng, trường có khoảng 3.000 học
sinh, trên 70 lớp, trở thành trường trung học phổ thông lớn nhất cao nguyên. Các
nhiệm kỳ hiệu trưởng đầu tiên sau khi đất nước thống nhất là: thầy Nguyễn Văn
Huệ (1975-1976), thầy Trần Xuân Vĩnh (1976-1981)…
Nhà trường đã được công nhận danh hiệu “đạt chuẩn quốc gia” vào năm
2010, được Sở giáo dục và đào tạo kiểm định chất lượng giáo dục và UBND tỉnh
đánh giá đạt mức độ cao nhất trong quá trình giáo dục và đào tạo.
Trên 60 năm không ngừng phát triển, trường Trung học phổ thông Buôn Ma
Thuột đã góp phần đào tạo những nhà khoa học, nhà giáo dục, văn nghệ sỹ nổi
tiếng…cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc trên các lĩnh vực: chính trị, xã hội, kinh
tế, khoa học, văn hóa, nghệ thuật ở khắp mọi miền đất nước và nước ngoài. Bên
cạnh đó, cũng có những người sống một cuộc đời giản dị giữa đời thường.
Trường Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột trong quá trình hình thành và
phát triển đã tạo ra những giá trị, những nét văn hóa làm nền tảng tinh thần và được
lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác:
-Trường tạo được uy tín, danh tiếng và có vị thế cao trong tỉnh Đắk Lắk và
các tỉnh Tây Nguyên.
-Trường được biết đến là cái nôi của các phong trào thi giáo viên dạy giỏi, thi
học sinh giỏi các cấp: tỉnh và quốc gia.

-Nhiều thế hệ thầy giáo, nhiều người đã được đào tạo đạt trình độ chuẩn, có
khả năng sư phạm tốt, dạy giỏi, trên 30% giáo viên đạt trình độ cao học và sau đại
học. Đa số học sinh chăm chỉ, nỗ lực học tập và trở thành người có ích cho xã hội,
gia đình.
-Thầy và trò trường Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột đã phấn đấu không
biết mệt mỏi, vượt mọi gian khổ, đoàn kết, vững chí vươn lên.
Trường Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột với bao dấu son lịch sử đã tạo
dựng được các thế hệ cán bộ quản lí, giáo viên, công nhân viên và học sinh; Trường
Trung học phổ thông Buôn Ma Thuột quyết tâm mãi mãi xứng đáng là một trong
những ngọn cờ tiêu biểu, không chỉ của tỉnh Đắk Lắk mà còn cả vùng đất cao
nguyên thân yêu.

NHỮNG THÀNH QUẢ TIÊU BIỂU
CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BUÔN MA THUỘT

I-Dạy và học
-Hàng năm có khoảng từ 550 đến 700 học sinh tốt nghiệp ra trường
-Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 hàng năm từ 95% đến 100%
-Tỉ lệ lên lớp thẳng hàng năm từ 95% đến 97%
-Tỉ lệ đỗ vào đại học hàng năm từ trên 65% - 85%
-3 năm liền (2011-2012, 2012-2013, 2013-2014) nằm trong top
200 trường
THPT có điểm thi vào Đại học cao nhất toàn quốc.
-Đã có trên 140 học sinh đạt giải học sinh giỏi văn hóa toàn quốc, những năm
gần đây còn có học sinh giỏi IOE, Violympic, sáng tạo khoa học-kĩ thuật, liên môn.
-Nhiều học sinh thành đạt, có nhiều học sinh là thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và
quốc tế.
-Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh:
18 lượt
-Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở:
24 giáo viên/năm
-Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh:
54
-Giáo viên dạy giỏi môn GDQP cấp quốc gia: 01
-Giáo viên đạt giải thi chủ đề tích hợp cấp quốc gia: 03
-Đề tài sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học hàng năm: 30
- 02 nhà giáo ưu tú.
-Tổ Ngữ văn. tổ Địa lí, tổ Sinh học, tổ Ngoại ngữ, tổ Thể dục-Quốc phòng
nhiều năm đạt tổ
Lao động giỏicấp tỉnh.
-Nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu
“Tập thể lao động tiên tiến và xuất
sắc”,“Lá cờ đầu ngành phổ thông trung học”

II-Khen thưởng
1) Nhà nước tặng thưởng:
-
Huân chương lao động hạng ba năm 1995.
-
Huân chương lao động hạng hai năm 2003.
2) Thủ tướng chính phủ tặng:

-Cờ thi đua xuất sắc năm 2002.
-Bằng khen về thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục từ năm học 2008-
2009 đến năm học 2010-2011.
3) Bộ giáo dục và đào tạo tặng:

- Bằng khen cho tập thể sư phạm nhà trường năm học 1990-1991.
- Bằng khen cho tập thể sư phạm nhà trường năm học 2007-2008.
- Bằng khen cho tập thể sư phạm nhà trường năm học 2008-2009.
- Bằng khen cho tập thể sư phạm nhà trường năm học 2013-2014.
- Bằng khen cho 15 giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục.
- Bằng khen cho thành tích xuất sắc trong phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực

-Kỉ niệm chương
“Vì sự nghiệp giáo dục” cho trên 80 cán bộ, giáo viên.
-Giải nhì
“Hội thi văn nghệ ngành giáo dục toàn quốc năm 1985”.
4) Bộ Văn hóa thông tin và Tổng cục Thể dục thể thao tặng:
06
Bằng khen cho đơn vị có phong trào hoạt động tốt về văn hóa và thể dục
thể thao.
5) Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng:
-03
Bằng khen cho công đoàn nhà trường đã có thành tích xuất sắc trong hoạt
động công đoàn.
6) Trung ương đoàn TNCSHCM tặng:
-02 huy chương
“Danh dự” và 03 huy chương Vì thế hệ trẻ”.
-Cờ thi đua cho “Đơn vị đoàn cơ sở xuất sắc 5 năm”.
-05 cờ luân lưu “Cơ sở đoàn xuất sắc” và “ Đơn vị khá nhất”.
7) Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng:
-01 Bằng khen cho Nhà trường đã có nhiều thành tích góp phần trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
1975-2015.
- 08 bằng khen cho tập thể và nhiều bằng khen cho cá nhân.
- 09 cờ
Đơn vị dẫn đầu khối THPTvà 09 cờ nhất toàn đoàn “Hội khỏe Phù
Đổng cấp tỉnh”.

8) Công đoàn lao động Tỉnh tặng:
-05
bằng khen cho công đoàn nhà trường đã có thành tích xuất sắc trong hoạt
động công đoàn.
-05 cờ “
Cơ sở Công đoàn trường học vững mạnh”.
-Công đoàn nhà trường nhiều năm được công nhận
“Cơ sở Công đoàn vững
mạnh”.

9) Tỉnh đoàn Đắk Lắk tặng:
-18 cờ
“Cơ sở Đoàn vững mạnh”.
-Đoàn trường nhiều năm được công nhận “Cơ sở đoàn vững mạnh”.
10) Chi bộ Đảng:
-Tỉnh ủy Đắk Lắk khen thưởng và tặng cờ cho Chi bộ trường THPT Buôn Ma
Thuột đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm năm liền (2009-2013)
-Chi bộ Đảng nhiều năm đạt
“Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh”.
11) Ngoài ra các cấp tỉnh, thành phố, ngành giáo dục tặng nhiều bằng khen,
giấy khen trên nhiều lĩnh vực hoạt động cho các cá nhân và tập thể nhà trường.

Chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường, tỉnh Đắk Lắk nhằm xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn mới. Hệ thống cơ sở vật chất của nhà
trường ngày càng được nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện: phòng học khang trang,
thoáng mát, môi trường học tập thân thiện; các phòng bộ môn lý, hóa, sinh, phòng
dạy ngoại ngữ, tin học và thư viện được trang bị hiện đại theo chuẩn quốc gia, đáp
ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
nhằm phát triển năng lực học sinh.
Kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của Nhà trường trong những năm
qua. Trong thời gian tới, tập thể giáo viên và học sinh của nhà trường sẽ nổ lực hơn

nữa để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong tỉnh nhà nói riêng và toàn quốc
nói chung. Trường THPT Buôn Ma Thuột mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ
giáo viên và học sinh trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế./.
(Ban biên tập