K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Truyện Kiều – Nguyễn Du

- Tóm tắt: Câu chuyện kể về cuộc đời mười lăm năm đoạn trường của Thúy Kiều với ba phần: Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ.

- Một số câu thơ:

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca câm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

- Tóm tắt: Tác phẩm kể về cuộc đời đầy bất hạnh của chàng Lục Vân Tiên và nổi bật trên đó là câu chuyện tình yêu đầy nước mắt giữa chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga – người con gái xinh đẹp với tấm lòng thủy chung son sắt.

- Một số câu thơ:

    Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,

    Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

    Thưa rằng: “Tôi thiệt người ngay,

    “Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ.

[…]

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 12Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất3 những truyện dân gian của quê...
Đọc tiếp

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

2Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất

3 những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với truyện dân gian đã học trong sách Ngữ Văn 6 tập 1

4ngoài các câu chuyện dân gian quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian( chọi gà ,chọi trâu, chơi đu ,đấu vật, hội thi bánh giầy ,hội quận hội hát quan họ nào độc đáo nhất)

5tập kể lại một truyện dân gian Hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em thích

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),...

- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),...

- Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

STT

Nội dung thực hành

Ý nghĩa của hoạt động thực hành

1

Sử dụng từ Hán Việt

- Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt đồng nghĩa , từ Hán Việt có sắc thái trừ tường, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ.

+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa

2

Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

Để khắc phục các lỗi chính tả trong diễn đạt 

3

Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

Để nhận biết lỗi và khắc phục các lỗi mắc khi viết các đoạn văn

4

Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

- Để tránh các lỗi thường gặp khi trích dẫn và tôn trọng quyền sở hữu của tác giả

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A

15 tháng 5 2018

- Bộ phận văn học chữ Hán:

Tên tác phẩm Tác giả Thể loại
Con hổ có nghĩa Vũ Trinh sưu tầm  
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Hồ Nguyên Trừng  
Sông núi nước Nam Lí Thường Kiệt Thơ
Phò giá về kinh Trần Quang Khải Thơ
Thiên Trường vãn vọng Trần Nhân Tông Thơ
Côn Sơn ca Nguyễn Trãi Thơ
Chiếu dời đô Lí Công Uẩn Chiếu
Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch
Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi Thơ
Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp Tấu
Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Trãi Truyện
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác Tùy bút
Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Tiểu thuyết chương hồi

- Các văn bản bằng chữ Nôm:

Tên tác phẩm Tác giả Thể loại
Sau phút chia li Đoàn Thị Điểm Thơ song thất lục bát
Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt
Qua đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan Thất ngôn bát cú
Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu Thất ngôn bát cú
Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh Thơ thất ngôn bát cú
Muốn làm thằng Cuội Tản Đà Thơ thất ngôn bát cú
Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải Song thất lục bát
Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du Truyện thơ
Cảnh ngày xuân Nguyễn Du Truyện thơ
Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du Truyện thơ
Mã Giám Sinh mua Kiều Nguyễn Du Truyện thơ
Kiều báo ân báo oán Nguyễn Du Truyện thơ
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu Truyện thơ
Lục Vân Tiên gặp nạn Nguyễn Đình Chiểu Truyện thơ
15 tháng 5 2019

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

- Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

- Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

1 tháng 6 2018

a,

- Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Truyện kí: Chuyện người con gái Nam Xương (truyền kì mạn lục)

- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí

- Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( vũ trung tùy bút)

b, Thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh

- Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội

- Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê, Hai chữ nước nhà, Sau phút chia li

- Lục bát: Côn Sơn ca

- Thơ Nôm: Bánh trôi nước

c, Truyện thơ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên

d, Văn nghị luận

- Chiếu: chiếu dời đô

- Hịch: Hịch tướng sĩ

- Cáo: Bình Ngô đại cáo

- Tấu: bàn luận về phép học