K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

Bài thơ “Mây và sóng” được viết bằng chữ Ben-gan in trong tập thơ “Si-su” (trẻ thơ) xuất bản năm 1909 và được chính Ta go dịch sang bằng tiếng anh trong bản “trăng non” xuất bản năm 1909. Bài thơ là những câu chuyện với mẹ ở trên “mây” và trong “sóng” cùng những trò chơi của cậu bé. Bài thơ nói lên vẻ đẹp mộng mơ lên tiên cảnh trên mây và dập dềnh nơi sóng lớn biển khơi. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ.

Ta go để lại một kho tàng văn hóa đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn và nhiều tác phẩm tranh thơ nổi tiếng, ông là nhà thơ đầu tiên nhận giải Nô ben về văn học.

Bài thơ là lời mời gọi của những người sống trên mây trong sóng. Trước hết là thông qua lời mời gọi của những người sống trên mây: “bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa, ví mây giống như người bạn, mây có thể giao tiếp được với cậu bé, tác giả đang tưởng tượng ra rằng, cậu đang ngồi và ngước mặt nhìn lên trời, ở đó có 9 tầng mây đẹp đẽ, đang cùng trò chuyện với cậu. Lời mời gọi nghe quá ư là hấp dẫn, nào là “lên đây thì được chơi từ sáng sớm đến chiều tối” nhưng có điều là làm sao cậu có thể lên đó được, cậu là người phạm mắt trần da thịt mà. Như hiểu được ý cậu bé, trời bày cho cậu hãy đi tới nơi cuối của thế giới, ở đó cậu sẽ được trời nhấc bổng lên 9 tầng mây. Một bức tranh thơ mộng như xứ thần tiên được hiện ra trước mắt ta, ở đó có mây vàng bạc, không gian trời đất bao la, lời rủ rê của em có phải chăng là ước muốn được khám phá, được tìm tòi những gì bí ẩn và thú vị của trời đất hay không. Tago là một nhà thơ vừa yêu thiên nhiên vừa yêu trẻ thơ vì thế bài thơ này Tago dành cả tình yêu của mình để sáng tác, đưa những ước mơ hồn nhiên nhưng rất đỗi tuyệt đẹp thành hiện thực. Thơ của Tago thể hiện tình yêu, tình nhân ái, khát vọng được tự do, hạnh phúc. Ước mơ không chỉ dừng lại ở việc vi vu khắp cả trái đất này mà còn muốn thám hiểm hết thảy đại dương bao la này.

Do vậy mà cậu bé đã hỏi đại dương rằng làm sao để ra ngoài ấy được. Đại dương bèn trả lời cho cậu bé rằng: “hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi”. Một cảnh vật hấp dẫn diễn ra trước mắt chúng ta giống như truyện cổ tích vậy, chỉ cần đến đứng ngoài biển nhắm mắt lại và “sóng” sẽ mang bạn đi, thiên nhiên như hòa vào giấc mơ của tâm hồn trẻ thơ. Bầu trời thì rộn ràng, đẹp đẽ, đại dương thì mênh mông, bao la. Nhưng tất cả điều đó không thể khiến em rời bỏ mẹ mà đi được, mẹ đã níu chân em “buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được”. đối với cậu bé thế giới thiên nhiên thật tuyệt vời và hấp dẫn, nhưng còn thứ cậu thấy hấp dẫn và thú vị hơn đó mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng cậu từ lúc cậu còn ở trong bụng của mẹ vậy, thế giới thiên nhiên dù có hấp dẫn tới đâu đi chăng nữa thì đối với cậu bé hay mỗi người chúng ta mẹ mới là điều chúng ta cần níu giữ và kính trọng nhất.

Ta-go dẫn chúng ta đi từ câu chuyện trẻ thơ này đến câu chuyện trẻ thơ khác bằng chính tâm hồn của một đứa bé. Cậu sáng tạo ra những trò chơi mà ở đấy vừa có mây, sóng mà quan trong là có mẹ: con là mây thì mẹ sẽ là trăng, con là sóng thì mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ bên kia, mây và trăng sẽ cùng chung một bầu trời, sóng và bờ biển sẽ không bao giờ tách rời nhau. Sóng vỗ về xô vào bờ giống như mẹ luôn vỗ về con vậy. Đây là trò chơi nhưng trò chơi này đã vượt lên giới hạn của nó, nó chính là tình cảm thiêng liêng về tình mẫu tử, luôn muốn được mẹ ôm ấp và vỗ về, không bao giờ muốn xa rời mẹ dù chỉ giây phút thôi.

Bài thơ chính là sự hòa hợp đến lạ lùng của thiên nhiên tuyệt đẹp và cậu bé đáng yêu này. Bài thơ nói về tình yêu da diết, nồng thắm đã chiến thắng được ham muốn chơi bời, sự cám dỗ. Sự níu kéo này chính là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ. Bài thơ nói về một cậu bé thông minh, giàu tính tưởng tượng khát khao khám phá thế giới và được gần bên mẹ.

Qua bài thơ ta hiểu ra rằng con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ, quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần phải một bờ tựa vững chãi mà tình mẹ là một trong những điểm tựa ấy.

Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ thơ song cũng nhắc nhở mọi người rằng: Hạnh phúc không phải điều gì quá xa xôi, không ai ban cho mà do trần thế và con người nơi đó tạo ra.

17 tháng 3 2017

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ Mây và sóng của Ta-go

- Nêu khái quát vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ

Thân bài

- Hình ảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát mở ra trong tâm hồn em bé những câu chuyện lí thú, ly kì

- Em bé ngây thơ mơ mộng được đi đây đó ngao du, khám phá những điều mới lạ.

- Vẻ đẹp mộng mơ của bài Mây và sóng

- lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng trong lời kể của người con

     + Tiếng gợi mời thân thương, dịu dàng, đầy mộng mơ

     + Những lời ca cất lên du dương, bất tận

     + Lời mời gọi hấp dẫn, lôi cuốn

- Em bé từ chối lời mời gọi

     + Em bé không muốn rời xa mẹ, qua đó thể hiện tình yêu thương tha thiết của người con dành cho mẹ

Kết bài

Bài thơ Mây và sóng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Cậu bé sẵn sàng từ chối những lời mời gọi hấp dẫn, cuốn hút để ở lại bên mẹ

Vào một ngày hè ở bãi biển, em đang dạo bước thì nghe có tiếng gọi ở trên cao. Em nhìn lên thì nhận ra đó là các bạn mây. Họ nói với em rằng đang có một cuộc dạo chơi. Họ thức dậy cho đến khi chiều tà, làm bạn với bình minh và ánh trăng. Em tò mò hỏi mây làm thế nào để đến đó được. Các bạn đã nói rằng hãy đến nơi tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời thì sẽ được nhấc bổng lên tầng mây. Nhưng em đã từ chối họ vì mẹ đang đợi ở nhà. Các bạn mây mỉm cười rồi bay đi. Một lúc sau, em lại nghe thấy trong sóng có tiếng gọi. Họ nói rằng mình được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn, ngao du khắp mọi nơi. Em lại hỏi làm sao để đến được đó. Sóng lại chỉ cho tôi rằng hãy đến rìa biển, nhắm mắt lại sẽ được làn sóng nâng đi. Nhưng mẹ vẫn còn ở nhà đợi nên em lại từ chối họ. Điều tuyệt vời nhất là được ở bên mẹ của mình.

Xin lỗi vì chép mạng nhưng mik muốn tốt cho bạn :<

28 tháng 10 2021

Vào một buổi chiều mùa hè, em đang dạo chơi trên bãi biển thì bắt gặp mây và sóng. Chúng em đã có một cuộc nói chuyện rất vui vẻ. Mây nói rằng các bạn được dạo chơi từ lúc thức dậy đến lúc chiều tà. Mây đã chơi với bình minh vàng và ánh trăng bạc. Còn sóng thì được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn, ngao du khắp mọi nơi. Cả hai đều rủ em đến chơi cùng. Thế nhưng em đã từ chối bởi đã đến lúc phải trở về nhà và không có điều gì hạnh phúc hơn được ở bên mẹ.

Vào một ngày hè ở bãi biển, em đang dạo bước thì nghe có tiếng gọi ở trên cao. Em nhìn lên thì nhận ra đó là các bạn mây. Mây nói với em rằng các bạn có một cuộc dạo chơi từ lúc thức dậy đến lúc chiều tà .Em tò mò hỏi mây làm thế nào để đến đó được. Các bạn đã nói rằng hãy đến nơi tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời thì sẽ được nhấc bổng lên tầng mây. Nhưng em đã từ chối họ vì mẹ đang đợi ở nhà. Các bạn mây mỉm cười rồi bay đi. Một lúc sau, lại nghe có tiếng sóng gọi. Họ nói rằng mình được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn, ngao du khắp mọi nơi. Rồi sóng lại rủ em đi chơi. Nhưng làm sao em có thể bỏ mẹ lại một mình. Và rồi em trở về nhà, nhận ra rằng không có gì hạnh phúc khi được ở bên cạnh mẹ.

27 tháng 2 2021

Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước. Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng  đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

27 tháng 2 2021

Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích.

Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật kí trong tù”; tập nhật kí bằng thợ được viết trong một hoàn cảnh đọa đày đau khổ, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lí, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần ở ngoài lao”.

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, "… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng lên…”. Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi; trăng thề nguyền, trăng chia li, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều; “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ…

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

27 tháng 2 2022

Mẹ phải mấy 9 tháng 10 ngày khổ đau để sinh ra hình hài to lớn của chúng ta. Mẹ cũng là người chăm sóc chúng ta nhiều nhất, những lúc mất điện mẹ bắt đầu quạt cho chúng em được mát. Để thể hiện được lòng biết ơn, chúng ta đã tỏ lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn đối với mẹ, cho mẹ cảm thấy rằng chúng ta đã trưởng thành, không còn là con nít nữa. Thời xưa là mẹ chăm sóc bản thân chúng ta nhưng bây giờ chúng ta sẽ chăm sóc ngược lại . 

16 tháng 11 2021

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca. Trong bài đọc, ta cảm nhận đc sự tình cảm thiêng liêng, cao quý không gì sánh bằng. Tôi yêu quê hương, yêu đất nước, bài thơ gợi lên những tình cảm thắm đậm của người Việt.
 

16 tháng 11 2021

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

31 tháng 3 2021

Nghi laijnhuwngx?

31 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

"Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

“Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”

“ Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng”      

Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.