K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2021

a: Xét tứ giác AMNB có 

BN//AM

BN=AM

Do đó: AMNB là hình bình hành

mà BN=AB

nên AMNB là hình thoi

20 tháng 12 2022

Hình Tự Vẽ Nhe

a)

Áp dụng định lí PItago vào tam giác ABC ta có:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Rightarrow AC^2=BC^2-AB^2=13^2-5^2=12\left(cm\right)\)

b)

Tứ Giác ABCE có:

D là trung điểm của AC (gt)

D là trung điểm của BE ( E đối xứng B qua A )

=> Tứ Giác ABCE là Hình Bình Hành

c)

Ta có:

Vì tứ giác ABCE là hình bình hành => CE=AB; CE//AB ( tính chất hình bình hành ) (1)

Mà M đối xứng với B qua A => AM=AB (2)

CE//AB (cmt) => CE//AM (3)

Từ (1) và (2) (3) => CE//AM và CE=AM

Tứ Giác AMEC có:

CE=AM (cmt)

CE//AM (cmt)

Góc A = 90 độ (gt)

=> Tứ giác AMEC là Hình Chữ Nhật

21 tháng 2 2021

Đáp án:

AD+BC

=ED-EA+EC-EB

=(ED+EC)-(EA+EB) (1)

Mà E là trung điểm của AB=> EA+EB=0

(1)=2EF (F là trung điểm DC)

Một lần nữa em xin nhờ các anh chị giải giúp ạ! 1.Cho tam giác ABC vuông ở A có đường cao AH . Kẻ HD vuông góc với AB ở D và HE vuông góc với AC ở E: a, Tứ giác ADHE là hình đặc biệt nào? Vì sao? b, Gọi O là giao điểm của AH và DE . Chứng minh OA=OH=OD=OE. 2.Cho tam giác ABC vuông ở A có đường trung tuyến AD . Kẻ DH //AC và DK //AB (H ∈ AB, K ∈ AC). Chứng minh: a, H là trung điểm của AB và K là trung điểm của AC b, Tứ...
Đọc tiếp

Một lần nữa em xin nhờ các anh chị giải giúp ạ!

1.Cho tam giác ABC vuông ở A có đường cao AH . Kẻ HD vuông góc với AB ở D và HE vuông góc với AC ở E:

a, Tứ giác ADHE là hình đặc biệt nào? Vì sao?

b, Gọi O là giao điểm của AH và DE . Chứng minh OA=OH=OD=OE.

2.Cho tam giác ABC vuông ở A có đường trung tuyến AD . Kẻ DH //AC và DK //AB (H ∈ AB, K ∈ AC). Chứng minh:

a, H là trung điểm của AB và K là trung điểm của AC

b, Tứ giác AHDK là hình chữ nhật

3. Cho tam giác ABC cân ở A có M và N lần lượt là trung điểm của BC và AC .Đường thẳng MN cắt đường thẳng song song với BC kẻ từ A tại D

a, Chứng minh tứ giác ABMD là hình bình hành

b, So sánh MD với AC

c, Tứ giác ADCM là tứ giác đặc biệt nào? Vì sao ?

4. Cho tam giác ABC cân ở A có M là trung điểm của BC và N là trung điểm của AC . Trên tia MN lấy điểm I sao cho N là trung điểm của đoạn thẳng MI

a, So sánh MI với AB và AC

b, Chứng minh tứ giác AICM là hình chữ nhật

5. Cho tam giác đều ABC có M, N là trung điểm của BC và AC . Vẽ tia Ax // BC sao cho Ax cắt đường thẳng MN ở E

a, So sánh ME với AC

b, Chứng minh tứ giác AMCE là hcn

6. Cho tam giác đều ABC có M và N lần lượt là trung điểm của BC và CA . trên tia NM lấy điểm D sao cho M là trung điểm của ND

a, So sánh ND với AB và BC

b, Chứng minh tứ giác BDCN là hcn

7. Vẽ hình bình hành ABCD , kẻ AH vuông góc với CD ở H và CK vuông góc với AB ở K

a, Tính số đo ∠ HAK

b, So sánh AC và HK rồi suy ra AC, HK và BD có cùng một trung điểm

8. Cho hình thang vuông abcd có ∠A =∠D =\(90^o\); AB=10cm; AD=12cm; CD=15cm.lấy điểm E trên cạnh CD sao cho BE song song với AD

a, Chứng minh tứ giác ABED là hcn

b, Tính độ dài các đoạn thẳng BE, DE, EC, BC

3
31 tháng 10 2018

Câu 1

A B C H D E O a, Vì ΔABC vuông tại A

\(\widehat{BAC}=90^0\)

\(\widehat{EAD}=90^0\)

Vì HD ⊥ AB

\(\widehat{ADH}=90^0\)

Vì HE ⊥ AC

\(\widehat{AEH}=90^0\)

Tứ giác ADHE có \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{EAD}=90^0\\\widehat{ADH}=90^0\\\widehat{AEH}=90^0\end{matrix}\right.\)

⇒ Tứ giác ADHE là hình chữ nhật (đpcm)

b, Vì tứ giác ADHE là hình chữ nhật có O là giao điểm của 2 đường chéo AH và DE

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{AH = DE}\\\text{O là trung điểm của AH }\\\text{O là trung điểm của DE}\end{matrix}\right.\)

Vì AH = DE

\(\dfrac{1}{2}\)AH = \(\dfrac{1}{2}\)DE (1)

Vì O là trung điểm của AH

⇒ OA = OH = \(\dfrac{1}{2}\)AH (2)

Vì O là trung điểm của DE

⇒ OD = OE = \(\dfrac{1}{2}\)DE (3)

Từ (1), (2), (3) ⇒ OA = OH = OD = OE (đpcm)

31 tháng 10 2018

Bài 1:

Hình chữ nhật

a, Tứ giác ADHE có 3 góc vuông (em tự viết ra nhé) nên là hình chữ nhật

b, Hình chữ nhật ADHE có 2 đường chéo AH và DE cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường nên OD = OE = OA = OH

Bài 2:

Hình chữ nhật

a, Ta có: \(DH \parallel AC, AB \perp AC \Rightarrow DH \perp AB\), tương tự ta có: \(DK \perp AC\)

\(\Delta ABC\) có: AD là trung tuyến \(\Rightarrow AD=BD=DC=\dfrac{1}{2}BC\)

\(\Rightarrow\Delta ADB\) cân tại D có DH là đường cao nên DH là trung tuyến nên H là trung điểm của AB

Chứng minh tương tự với \(\Delta DAC\) ta có K là trung điểm của AC

b, Tứ giác AHDK có 3 góc vuông nên là hình chữ nhật

Bài 3:

Hình chữ nhật

a, \(\Delta ABC\) có: AN = NC, BM = MC nên MN là đường trung bình nên \(MN \parallel AB\) , \(MN=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}AC\)(vì \(\Delta ABC\) cân tại A)

Tứ giác ABMD có \(MD \parallel AB, AD \parallel BM\) nên là hình bình hành\(\Rightarrow AB=MD\)

b, Ta có: \(MN=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}AC,AB=MD\Rightarrow MN=\dfrac{1}{2}AC=\dfrac{1}{2}MD\Rightarrow AC=MD\)c, \(\Delta ABC\) có: AM là trung tuyến nên AM là đường cao

Tứ giác ADCM có 2 đường chéo AC và MD bằng nhau cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình bình hành có \(\hat{AMC}=90^o\)nên là hình chữ nhật

Bài 4, bài 5, bài 6: Chứng minh giống như bài 3

21 tháng 12 2021

\(a,\) Vì AM là trung tuyến tam giác cân tại A nên AM cũng là đường cao

Vì D là trung điểm AC và MN nên AMCN là hình bình hành

Mà \(AM\bot BC\Rightarrow AM\bot MC\)

Do đó: AMCN là hình chữ nhật

\(b,\) Vì AMCN là hcn nên \(AM=AC;AN=MC\)

Mà \(AB=AC;MB=MC\Rightarrow AM=AB;AN=MB\)

Vậy ABMN là hình bình hành

\(c,\) Ta có \(BM=MC=\dfrac{1}{2}BC=3(cm)\)

Áp dụng PTG vào tam giác ABM vuông M

\(AM=\sqrt{AB^2-BM^2}=4\left(cm\right)\)

Do đó \(S_{AMCN}=AM\cdot MC=4\cdot3=12\left(cm^2\right)\)

21 tháng 12 2021

a) Xét tam giác ABC cân tại A: AM là trung tuyến (gt).

\(\Rightarrow\) AM là đường cao (Tính chất các đường trong tam giác cân).

\(\Rightarrow\) AM \(\perp\) BC. \(\Rightarrow\) \(\widehat{AMC}\) = 90o.

Xét tứ giác AMCN có:

+ D là trung điểm của MN (N đối xứng với M qua D).

+ D là trung điểm của AC (gt).

\(\Rightarrow\) Tứ giác AMCN là hình bình hành (dhnb).

Lại có:  \(\widehat{AMC}\) = 90o (cmt).

 \(\Rightarrow\) Tứ giác AMCN là hình chữ nhật (dhnb).

b) Tứ giác AMCN là hình chữ nhật (cmt).

\(\Rightarrow\) AN // MC (Tính chất hình chữ nhật).

\(\Rightarrow\) AN // BM.

Vì AM là trung tuyến của tam giác ABC (gt). \(\Rightarrow\) M là trung điểm của BC.

\(\Rightarrow\) BM = MC = \(\dfrac{1}{2}\)BC.

Mà AN = MC (Tứ giác AMCN là hình chữ nhật).

\(\Rightarrow\) BM = MC = AN.

Xét tứ giác ABMN có:

+ BM = AN (cmt).

+ BM // AN (cmt).

\(\Rightarrow\) Tứ giác ABMN là hình bình hành (dhnb).

c) Ta có: BM = MC = \(\dfrac{1}{2}\)BC = \(\dfrac{1}{2}\).6 = 3 (cm).

Xét tam giác AMB vuông tại M có:

AB2 = AM2 + BM2 (Định lý Pytago).

Thay số: 52 = AM2 + 32.

\(\Leftrightarrow\) 25 = AM2 + 9. \(\Leftrightarrow\) AM2 = 16. \(\Leftrightarrow\) AM = 4 (cm).

Diện tích hình chữ nhật AMCN là: 3 . 4 = 12 (cm2).

3 tháng 3 2020

a/AD là ph/giác nên \(\frac{AB}{AC}=\frac{BD}{CD}=\frac{2a}{3a}=\frac{2}{3}\Rightarrow CD=\frac{3}{2}BD\)

BD+CD=\(BD+\frac{3}{2}BD=\frac{5}{2}BD=4a\) suy ra BD=....

b/ AB,BE là các tia ph/giác nên ta có

\(\frac{AB}{AE}=\frac{BI}{IE}\)

Tương tự như tính BD theo a, ta cũng tính AE theo a, rồi suy ra AB/AE=? suy ra BI/IE=? (2/1)

Mà BG/GM=2 nên IG//AC

3 tháng 3 2020

c/Có \(\frac{AE}{EC}=\frac{S_{ABE}}{S_{BEC}}=\frac{AB}{BC}=\frac{1}{2}\Rightarrow\frac{S_{BEC}}{S_{ABE}}+1=2+1\Leftrightarrow\frac{S_{ABC}}{S_{ABE}}=3\Rightarrow S_{ABE}=\frac{1}{3}S_{ABC}\left(1\right)\)

Lại có AM=MC nên \(S_{AMB}=\frac{1}{2}ABC\left(2\right)\)

Lấy (2) trừ (1) được \(S_{AMB}-S_{ABE}=\left(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}\right)S_{ABC}\Leftrightarrow S_{BEM}=\frac{1}{6}S_{ABC}\)

IG//ME nên \(\frac{S_{BIG}}{S_{BEM}}=\left(\frac{2}{3}\right)^2=\frac{4}{9}\Rightarrow S_{BIG}=\frac{4}{9}S_{BEM}=\frac{4}{9}.\frac{1}{6}S_{ABC}=\frac{2}{27}S_{ABC}\)

\(S_{EIGM}=S_{BEM}-S_{BIG}=\left(\frac{1}{6}-\frac{2}{27}\right)S_{ABC}=...\)